Trang Chủ > Giáo Lý > Tài Liệu Khác

GIÁO LÝ

ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

THỜ PHƯỢNG MỘT THIÊN CHÚA

VÀ KÍNH MẾN NGƯỜI TRÊN HẾT MỌI SỰ.[1]

 Ngươi sẽ thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi và ngươi chỉ phụng sự một mình Ngài mà thôi” ( Mt 4,10).

THỜ LẠY THIÊN CHÚA VÀ PHỤNG SỰ NGÀI.

ap_20090819123451618.jpgThiên Chúa đã mạc khải cho dân Is-ra-el nhận biết Ngài chính là Thiên Chúa của cha ông và của họ. Qua việc nhắc lại những công trình kỳ diệu, tuyệt vời và yêu thương mà Thiên Chúa đã làm cho dân trong biến cố, hành trình giải phóng dân Is-ra-el ra khỏi Ai Cập, Ngài cho họ nhận ra Thiên Chúa của dân Is-ra-el là một Thiên Chúa Toàn Năng, Siêu Việt,đầy Uy Quyền. Sau đó, Ngài đưa ra khoản luật bắt buộc dân Is-ra-el, một đòi hỏi công bằng đối với dân Ngài tuyển chọn “ Ngươi sẽ thờ lạy Chúa, Thiên Chúa của ngươi và sẽ phụng sự Ngài…Các ngươi sẽ không đi theo bất cứ thần linh nào khác “ ( Đnl 6,13-14).  

Như thế, việc thờ phượng chỉ mình Thiên Chúa mà thôi là lệnh truyền và bắt buộc đối với những ai đón nhận Thiên Chúa, tin và tôn thờ Ngài. Sự tôn thờ Thiên Chúa mà Ngài muốn chúng ta sống bao gồm ba nhân đức Tin – Cậy – Mến.  Do đó, người Ki-tô hữu được mời gọi sống cả ba nhân đức Tin- Cậy- Mến và đặt trọn cuộc đời của họ vào môt Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Tri, Thánh Thiện, Siêu việt, đầy tình yêu thương và sẵn sàng làm điều thiện. Và cũng từ ba nhân đức này, con người chúng ta được thúc giục đáp trả lại Thiên Chúa những gì chúng ta chưa sống trọn vẹn với Ngài.

 CHỈ PHỤNG THỜ MỘT MÌNH THIÊN CHÚA

Không chỉ dừng lại ở việc tin nhận một mình Ngài là Thiên Chúa, nhưng Ngài còn muốn dân phải thật sự hết lòng phụng thờ và kính mến Ngài một cách toàn vẹn “ Ngươi sẽ yêu mến Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết sức lực và hết trí khôn ngươi”.

Sự thờ lạy là hành vi đầu tiên của nhân đức tôn thờ khi chúng ta được Thiên Chúa mạc khải và ban ơn để nhận biết Ngài là Thiên Chúa, là Đấng Sáng Tạo, là Chúa Cứu độ, là Đức Chúa và là Chủ của mọi loài hiện hữu. Chúng ta tuyên xưng và tin nhận Ngài là Chúa của cuộc đời mình, ngoài Ngài ra “ chẳng có Chúa nào khác nữa, chẳng một ai khác ngoại trừ Ngài” ( Is 45,5) . Khi tuyên xưng và thờ lạy một Thiên Chúa duy nhất, thì nơi con người,  chúng ta cũng nhin nhận được “ sự hư vô của loài tạo vật” của chính mình, của vũ trụ trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. Chúng ta tuyên xưng Ngài là Chúa của mọi loài và như thế, việc tôn thờ chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi sẽ giúp chúng ta thoát ra khỏi được những bế tắc, đóng kín, nô lệ của tội lỗi khi chúng ta tạo ra và tôn thờ các thần tượng khác.

Vì thế, người Ki-tô hữu đòi buộc phải chú tâm và đặt hết trí khôn, sức lực, trái tim của họ vào việc phụng tự xứng đáng, xây dựng mối tương quan thân mật với Thiên Chúa một cách sâu xa và chu toàn các nghĩa vụ của mình đối với Thiên Chúa. Việc phụng thờ một mình Thiên Chúa của con người phải gắn liền với việc cầu nguyện, dâng hy tế cuộc đời của mỗi người. Những hy tế này chúng ta dâng lên Chúa để bày tỏ lòng tôn thờ tri ân, khẩn cầu và hiệp thông lên Thiên Chúa. Hy tế Thiên Chúa muốn chúng ta dâng lên Ngài phải được phát xuất từ một tấm long chân thành “  Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là tâm thần tan nát, một tấm long tan nát giày vò, Ngài cũng chẳng khinh chê” ( v 51,19).  Hy tế dâng lên Thiên Chúa chính là những hy sinh hằng ngày trong tương quan yêu thương với tha nhân, trong ơn gọi của mỗi người, để trở nên một  hy tế đẹp lòng Thiên Chúa như Chúa Ki-tô đã tự hiến trên Thập giá vì nhân loại.

SẼ KHÔNG CÓ THẦN LINH NÀO KHÁC NGOÀI THIÊN CHÚA.

Khi mạc khải và thiết lập giao ước với dân Ngài tuyển chọn, Thiên Chúa đã cho dân Is-ra-el biết chỉ một mình là Thiên Chúa, và như thế, dân được Ngài tuyển chọn không được phép tôn kính bất cứ một thần linh nào khác vì Ngài là Thiên Chúa độc nhất ( x. Đnl 5, 6-9) . Những kiểu dị đoan, tôn thờ các thần linh tự tay con người làm ra là một hiện tượng được xem nhu là tình trạng quá đồi bại của tôn giáo, và vô tôn giáo, lại là một sự thiếu nhân đức tôn thờ.

Do đó, dị đoan, tôn thờ các ngẫu tượng, bói toán ma thuật, vô tôn giáo là những lỗi phạm nghịch với điều răn này.

Khi nói về hiện tượng dị đoan, sách Giáo lý Công Giáo số 2111 định nghĩa và chỉ ra hình thức của hiện tượng dị đoan như sau : “Dị đoan là sự sai lệch tâm tình tôn giáonhững cách thể hiện tâm tình này. Dị đoan cũng là điều có thể có ở trong sự phụng thờ mà chúng ta dâng lên Thiên Chúa chân thật: như khi người ta đặt một tầm quan trọng gần như ma thuật vào một số việc đạo đức nguyên chúng là hợp pháp và có thể cần thiết. Cho rằng hiệu quả của các bí tích là hoàn toàn do lời kinh và các dấu hiệu của bí tích , không cần gì các tâm tạng bên trong của tâm hồn: đó là rơi vào dị đoan

Một hành vi khác mà con người sẽ vi phạm giới răn khi người Ki-tô hữu tôn thờ các ngẫu tượng khác. Đó là một sự cám dỗ của đức tin, một sự thần linh hóa những gì không phải là Thiên Chúa. Tội tôn thờ ngẫu tượng khi chúng ta suy tôn và trọng kính một tạo vật thay vào chỗ Thiên Chúa, dù đó là thần linh hay ma quỷ, dù là quyền hành, khoái lạc, chủng tộc, tiền tài...Sự tôn thờ chính là việc khước từ, từ chối quyền làm Chúa của Thiên Chúa, và điều này dẫn đến việc không thể dung hòa sự hiệp thông với Thiên Chúa được. Sự tôn thờ ngầu tưởng là một suy thoái của cảm thức tôn giáo bẩm sinh của con người. Khi tôn thờ ngẫu tượng có nghĩa là chúng ta “ đem ý niệm bất diệt về Thiên Chúa gán cho bất cứ cái gì, ngoại trừ Thiên Chúa”.

 Một hành vi khác nữa bị coi là nghịch với điều răn thứ nhất là bói toán và ma thuật. Sách GLCG số 2116 nêu rõ “  Tất cả mọi hình thức bói toán đều phải bị gạt bỏ: nhờ đến Satan hoặc ma quỷ, gọi hồn người chết, hoặc các thực hành khác mà có người tin rằng “ vén màn” thấy được tương lai. Tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, phân tích các điềm trời và các quẻ, những hiện tượng nhìn thấy quá khứ và tương lai, những vụ đồng cốt... tất cả đều hàm ý muốn thống trị và vượt trên thời gian, vượt trên lịch sự và vược trên con người, đồng thời muốn chiếm được sự đồng tình của những quyền lực bí ẩn” Và còn đáng lên án hơn nữa khi những thực hành ma thuật hoặc phù thủy có ý định hãm hại tha nhân, hoặc cậy dựa và sự can thiện của ma quỷ.[2] Các kiểu mê tín khác như tin kiêng cữ những con số 9, 10,13, đeo bùa ngải, tránh gặp người này người kia vì sợ xui xẻo... cũng không được phép thực hành.

Những hành vi khác bị coi là vô tôn giáo, lỗi phạm điều răn như khi dùng lời nói hoặc hành vi để thử phép Thiên Chúa, tội phạm thánh và tội mua thần bán thánh. Tội thử thách Thiên Chúa là dùng lời nói hoặc hành động để thử lòng nhân hậu và Quyền Năng của Thiên Chúa. Sự thử thách Chúa như thế luôn hàm chứa một sự nghị ngờ đối với tình thương, sự quan phòng và quyền năng của Thiên Chúa.[3] Tội phạm thánh là khi chúng ta coi khinh các bí tích và những hành vi phụng vụ khác, cũng như phạm đến người, các sự vật và các nơi đã được thánh hiến cho Thiên Chúa. Phạm thánh là một tội trọng nhất khi người ta phạm đến Thánh Thể, vì trong Thánh Thể, Chúa Ki-tô hiện diện cách bản thể.[4] Và tội buôn thần bán thánh có nghĩa là người ta mua hoặc bán các thực tại thiêng liêng. Chúng ta không thể chiếm lấy, sở hữu hay tùy ý sử dụng những lợi ích thiêng liêng cho riêng bản thân như một ông chủ vì các ơn ích thiêng liêng đó bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa, và vì chúng ta nhận được các ân huệ đó một cách nhưng không.[5]

Thuyết vô thần, xét như là một thứ chủ nghĩa mà nó gạt bỏ hoặc phủ nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa và như thế là một tội nghịch nhân đức tôn thờ[6]. Khi chúng ta bỏ bê việc giáo dục đức tin, do những sai quấy về giáo lý, cũng như do những sai phạm của chúng ta về đời sống tôn giáo, đời sống luân lý và xã hội, thì lúc đó, chúng ta cũng đang  có lỗi,  có một phần trách nhiệm không nhỏ trong việc phát sinh và phổ biến thuyết vô thần. Bởi lẽ, khi chúng ta có những kiểu cách sống như vậy, chúng ta đã che kín khuôn mặt đích thực của Thiên Chúa và của tôn giáo, thay vì chúng ta phải tỏ bày cho người khác được biết.[7]

TÔN KÍNH ẢNH TƯỢNG.

Khi Thiên Chúa không muốn con người làm ra bất cứ hình ảnh nào để tượng trưng cho Thiên Chúa, nên Ngài cấm đoán con người không được làm bất cứ ảnh tượng, điêu khắc , tượng trưng cho bất cứ vật gì để tôn thờ, vì “ Ngài là tất cả ” nhưng đồng thời “ Ngài vượt lên trên mọi công trình Người thực hiện” vì “ Người là Đấng Cao Cả” ( x.Hc 43,27-28). Tuy vậy, ngay trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã dạy hoặc cho phép làm ra những hình ảnh được coi là những biểu tượng dẫn tới ơn cứu độ nhờ Ngôi Lời Nhập thể: con rắn làm bằng đồng[8], Khám Chứng thư và các thiên thần sốt mến[9]. Do vậy, sự tôn kính ảnh tượng của Ki-tô giáo không lỗi phạm điều răn thứ nhất cấm các ảnh tượng, vì sự tôn kính các ảnh tượng thánh được đặt nền trên mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập thể. Sự tôn kính ảnh tượng chỉ là “ một sự cung kính”, không phải là sự tôn thờ, vì sự tôn thờ chỉ được dành cho một mình Thiên Chúa mà thôi[10].

Nt. Têrêsa NL, ĐMTT



[1] x. GLCG số 2083-2141

[2] x.Sách GLCG số 2117

[3] x.Sách GLCG số 2119

[4] x.Sách GLCG số 2120

[5] x.Sách GLCG số 2121

[6] x.Sách GLCG số 2125; Rm 1,18

[7] x.Sách GLCG số 2125

[8] x. Ds 21,4-9;Kn 16,5-14; Gả,14-15

[9] x. Xh 25,10-12,1 V 6, 23-28;7,23-26

[10] x.Sách GLCG số 2132


Các bài viết mới hơn
     SIÊNG NĂNG RƯỚC LỄ ĐỂ ĐỒNG HÓA VÀ SỐNG NHƯ CHÚA GIÊSU
     Bài 2 TẬP DÙNG
     Bài 3+ Bài 4: Phương pháp NHÌN – NGHE – SỐNG; NHẬN ĐỊNH CẦU NGUYỆN
     BÀI 6: ĐÁP TRẢ BẰNG HÀNH ĐỘNG
     Bài 5: NHẬN ĐỊNH HẰNG NGÀY
     Bài 3: CHIA SẺ THIÊNG LIÊNG
     Bài 2: SUY CHIÊM THEO TÁC ĐỘNG.
     Bài 1: SUY CHIÊM THẾ NÀO?
     Bài 0: THAO TÁC TỐI CẦN ĐỂ DÙNG TÂN ƯỚC
     ĐIỀU RĂN THỨ BẢY: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP.

Các bài viết cũ hơn