Trang Chủ > Giáo Lý > Tài Liệu Khác

Kính thưa quý độc giả,

Do nhu cầu học hỏi về phương pháp “Cầu nguyện bằng Lời Chúa”, trang web chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả các bài có liên quan tới chủ đề này, để quý độc giả có thể sử dụng cho bản thân hoặc dùng làm tài liệu để hướng dẫn các nhóm nhỏ, cho cộng thể hoặc cộng đoàn giáo xứ…  

BBT

 

 

Bài 0

THAO TÁC TỐI CẦN ĐỂ DÙNG TÂN ƯỚC

1. Tối cần:

Vì không biết không dùng được.

§ Không biết mở sách không biết đâu mà đọc.

§ Mở sách chậm sẽ mất giờ, bơi lội, không theo kịp.

2. Tân  ước cần cho đời sống Kitô hữu thế nào?

§ Biết Đức Kitô là một mối lợi tuyệt vời và mọi Kitô hữu ước ao có được trong đời (Pl 3,8).

§ Thánh Giêrônimô khẳng định: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô”.

* Tầm quan trọng của Kinh Thánh trong đời sống Giáo Hội và đời sống của từng Kitô hữu:

ü  Công đồng khẳng định việc dân Chúa được nuôi dưỡng bằng bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Mình Chúa Kitô (Mk 21).

ü  Công đồng muốn mọi Kitô hữu đọc Lời Chúa thường xuyên:

Khi chúng ta đọc nghe Lời Chúa trong phụng vụ thì Chúa Kitô “hiện diện trong Lời của Người, vì chính Người nói khi ta đọc Kinh  Thánh trong Giáo Hội” (P.V7).

ü  Công đồng còn muốn tín hữu đọc Kinh Thánh một cách riêng tư: vì việc đọc Kinh Thánh có một vị trí trổi vựơt trong số các việc đạo đức.

ü  Kinh Thánh là một tập sách cổ, ngay Tân ước đã cách  xa nền  văn hóa của ta gần 20 thế kỷ, không lạ khi gặp những đoạn văn khó.

“Lòng yêu mến nồng nàn và sống động đối với Kinh Thánh” (P.V24) thể hiện qua việc học hỏi không ngừng. Các bài dẫn nhập, các ghi chú, các sách chú giải và những khóa học về Lời Chúa sẽ giúp ta rất nhiều để hiểu đúng và sâu về Lời Chúa  trong truyền thống Giáo Hội.

§ Thái độ của người đọc Lời Chúa:

ü  Thái độ đức tin: Tin rằng chính qua đọan Kinh Thánh tôi đang suy niệm hay chiêm niệm Thiên Chúa muốn ngỏ lời với tôi.

“Trong sách thánh, Cha trên trời dịu dàng đến với con cái Người và đi vào cuộc đối thoại với họ” (Mk 21).

ü  Mở lòng lắng nghe cách ân cần và khiêm tốn:

Để có thể đối thoại cần mở lòng lắng nghe tiếng Chúa có thể khác với dự định của tôi, đòi tôi bước vào cuộc mạo hiểm của lòng tin, phó thác. Nhưng Lời Chúa sẽ soi sáng cho mọi người trước những quyết định và lựa chọn trong hoàn cảnh cụ thể hôm nay.

Đọc Lời Chúa với thái độ tin tưởng và lắng nghe là đã bắt đầu cầu nguyện: “Cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Kinh Thánh, để cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người được thiết lập” (Mk 25).

ü  Cầu nguyện không nhất thiết phải nói ra lời, có thể chỉ là sự yên lặng thẳm sâu của người thấy mình sống trong tình yêu Chúa.

ü  Kinh Thánh chỉ là mớ chữ vô hồn nếu Chúa Thánh Thần không đến tác động trên người đọc.  Nhờ Người (Chúa Thánh Thần) mà:

§ Bản văn cổ trở thành lương thực nuôi dưỡng các tín hữu mãi mãi cho đến tận thế.

§ Đức Giêsu lịch sử trở nên gần gũi với ta.

§ Ta được dẫn đến, chân lý trọn vẹn, được soi sáng, thúc đẩy, do đó:

“Đối với Giáo hội, Kinh Thánh là sức mạnh cho đức tin của họ, là lương thực cho linh hồn họ, là nguồn suối trong ngần và thường hằng cho đời sống thiêng liêng của họ” (MK 21).

1.      Số lượng – Thể loại – Tên – Thứ tự các sách Ký hiệu trong Tân ước.

Tân ước gồm 27 quyển, chia làm 4 thể loại.

§ Thể loại Tin Mừng: 4 sách Tin Mừng:

§ Mátthêu, Máccô, Luca, Gioan.

§ Thể loại lịch sử tôn giáo: Sách Công vụ tông đồ.

§ Thể loại thư tôn giáo chính thức: 14 thư Phaolô, 7 thư khác.

§ Thể loại Khải Huyền: Sách Khải huyền.

Tên-thứ tự sách, ký hiệu theo giờ kinh phụng vụ:

Tên Sách

Ký hiệu

1.      Mátthêu

2.      Máccô

3.      Luca

4.      Gioan

5.      Công vụ tông đồ

6.      Rôma

7.      1 Côrintô

8.      2 Côrintô

9.      Galát

10. Êphêxô

11. Philípphê

12. Côlôxê

13. 1 Thêxalônica

14. 2 Thêxalônica

15. 1 Timôthê

16. 2 Timôthê

17. Titô

18. Philêmôn

19. Dothái

20. Giacôbê

21. 1 Phêrô

22. 2 Phêrô

23. 1 Gioan

24. 2 Gioan

25. 3 Gioan

26. Giuđa

27. Khải huyền

Mt

Mc

Lc

Ga

Cv

Rm

1 Cr

2 Cr

Gl

Ep

Pl

Cl

1 Tx

2 Tx

1 Tm

2 Tm

Tt

Plm

Dt

Gc

1 Pr

2 Pr

1 Ga

2 Ga

3 Ga

     Kh

 

 Quy ước ký hiệu (theo giờ Kinh Phụng vụ)

ü  Lấy hai con chữ đầu của 2 âm tiết đầu

      Vd: Máccô  - > Mc  (1)

ü  Trường hợp để tránh trùng nhau:

    Sách ở trước vẫn theo nguyên tắc (1),

        Sách ở sau: Lấy 3 con chữ đầu của 3 âm tiết đầu.

                   Vd: Philípphê  - > Pl

                   Philêmôn  - > Plm (2)

ü  Khi có 2 hoặc 3 sách hay thư cùng tên thì số sách luôn được ghi trước sách.

      Vd: 1 Timôthê     1 Tm

            2 Timôthê     2 Tm (3)

            1 Gioan        1 Ga

4. Cách viết và đọc xuất xứ

Xuất xứ cho biết đoạn/câu đó ở sách nào, chương mấy, câu mấy.

Xuất xứ

Đọc là

Mt 8

Mc 8,2

Lc 8,2 - 9,10

Ga 8,2 -20.24

Cv 8 – 19

Rm 8,10.13.15

// Mc 15,2–15

 

Mátthêu chương 8

Máccô chương 8 câu 2

Luca chương 8 câu 2 đến chương 9 câu 10

Gioan chương 8 câu 2 đến câu 20 và câu 24

Công vụ từ chương 8 đến hết chương 19

Rôma chương 8 câu 10 và câu 13 và câu 15

Song song với Mc chương 15 câu 2 đến 15

 

 

§ Xuất xứ đầu trang

Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngọn núi caor

   r: xin đọc chú thích r ở cuối trang để hiểu rõ hơn.

§ Ngoài lề bên trái hoặc bên phải sách có những xuất xứ: Điều đó có nghĩa: Những gì nói ở hàng ấy hoặc tương tự như thế cũng được nói ở xuất xứ này (xuất xứ bên lề).

Quy ước viết xuất xứ:

,

.

;

//

r

trước dấu phẩy là chương sau dấu phẩy là câu.

đến

những xuất xứ cách nhau bằng dấu chấm phẩy.

song song

chú thích r

 

§ Đầu tiên là thứ tự sách, tên sách viết tắt, chương câu rồi – .  đến và câu.

  Vd: 1 Cr 2,7-10.13-15.

Xin lưu ý:

Quy ước trên là của Pháp, Đức còn 1 quy ước nữa Anh hay dùng Vd: Mc 6:10 (thay vì phẩy thì Anh dùng hai chấm).

§ Cách mở: nói một cách xuất xứ phải xác định được nằm ở vị trí nào trong sách.

Vd: giữa sách (Cv), định vị giữa sách trở về trước là 4 Tin Mừng, các thứ tự ở phía sau của ½ sách, rồi ¼  sách có những sách nào, ¾ sách có những thư nào v. v.

§ Thao luyện để biết mở lẹ.

 

 


Các bài viết mới hơn
     SIÊNG NĂNG RƯỚC LỄ ĐỂ ĐỒNG HÓA VÀ SỐNG NHƯ CHÚA GIÊSU
     Bài 2 TẬP DÙNG
     Bài 3+ Bài 4: Phương pháp NHÌN – NGHE – SỐNG; NHẬN ĐỊNH CẦU NGUYỆN
     BÀI 6: ĐÁP TRẢ BẰNG HÀNH ĐỘNG
     Bài 5: NHẬN ĐỊNH HẰNG NGÀY
     Bài 3: CHIA SẺ THIÊNG LIÊNG
     Bài 2: SUY CHIÊM THEO TÁC ĐỘNG.
     Bài 1: SUY CHIÊM THẾ NÀO?

Các bài viết cũ hơn
     ĐIỀU RĂN THỨ BẢY: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP.
     ĐIỀU RĂN THỨ NĂM: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ TƯ: THẢO KÍNH CHA MẸ. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ BA: GIỮ NGÀY CHÚA NHẬT. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ HAI. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT: THỜ PHƯỢNG MỘT THIÊN CHÚA VÀ KÍNH MẾN NGƯỜI TRÊN HẾT MỌI SỰ. Nt. Têrêsa NL, ĐMTT