Trang Chủ > Giáo Lý > Tài Liệu Khác

ĐIỀU RĂN THỨ BA[1]

GIỮ NGÀY CHÚA NHẬT

tin mung 2.jpg“ Ngươi hãy nhớ ngày sa-bát, mà coi là ngày thánh. Trong sáu ngày, người sẽ lao động và làm công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sa-bát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi sẽ không được làm công việc gì.”

( Xh 20,8-10)

“Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sa-bát. Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát.”

( Mc 2, 27-28)

NGÀY SA-BÁT

Trong Mười giới răn Thiên Chúa ký kết với dân Is-ra-el, sự thánh thiện của ngày sa-bát và buộc dân phải giữ luật ngày sa-bát được nói trong giới răn thứ ba “ Ngày thứ bẩy là ngày sa-bát; phải hoàn toàn nghỉ ngơi để thánh hiến cho Chúa” ( Xh 31,15).

Trong Kinh Thánh, khi nói đến ngày thứ bẩy, ngày sa-bát- nhắc nhớ cho chúng ta công cuộc tạo dựng của Thiên Chúa “ Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ ngơi. Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hóa ngày đó” (St  2,2-3). Bên cạnh đó, ngày thứ bảy cũng được nói đến để tưởng nhớ sự giải phóng, thoát ra khỏi cảnh nô lệ của dân Is-ra-el ( x. Đnl 5,15). Và như vậy, Thiên Chúa đã trao ngày sa-bát cho dân Is-ra-el như dấu chỉ của Giao ước không gì bẻ gãy được.

Khi Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết vào “ ngày thứ nhất trong tuần” ( Mt 28,1;Mc 16,2; Lc 24,1; Ga 20,1), thì “  ngày thứ nhất” đó nhắc chúng ta nhớ đến cuộc sáng tạo thứ nhất và “  ngày thứ nhất” –tiếp theo ngày sa-bát- nói lên một cuộc sáng tạo mới, được khai mạc bằng sự Phục sinh của Chúa Ki-tô. Và ngày này trở thành ngày thứ nhất của mọi ngày đối với các Ki-tô hữu, ngày lễ số một của các ngày lễ, ngày của Chúa, ngày Chúa Nhật.

NGÀY CHÚA NHẬT

Với sự phục sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, ngày Chúa Nhật hoàn tất sự thật tinh thần của ngày sa-bát Do thái và loan báo sự an nghỉ muôn đời của con người nơi Thiên Chúa. Khi chúng ta cử hành ngày Chúa Nhật, là chúng ta đã tuân giữ qui tắc luân lý đã tự nhiên được ghi tạc vào lòng con người : phải dâng lên Thiên Chúa một sự phụng thờ bên ngoài, dễ thấy, công cộng và đều đặn để rỏ ra nhận biết ân huệ phổ quát của Ngài đối với mọi người[2].

Vì ngày Chúa Nhật là ngày của Chúa, nên Giáo lý Giáo Hội Công Giáo qui định việc giữ ngày Chúa Nhật của mọi tín hữu như sau:

Ngày Chúa Nhật phải được tuân giữ trong toàn Giáo Hội như là ngày lễ buộc chính yếu. Vì thế, mọi tín hữu phải có nghĩa vụ tham dự Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc khác.

Trong ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc, người tín hữu sẽ kiêng công việc làm ăn và những việc ngăn cản việc phụng tự Chúa, ngăn cản niềm vui riêng của ngày của Chúa, hoặc ngăn cản sự thư giãn đáng lẽ phải có cho tâm trí và cho thân thể.

Không chỉ giữ luật cho chính bản thân người tín hữu, Giáo Hội còn muốn mỗi người phải nhớ đến những anh em khác, khi mà họ cũng có quyền được nghỉ ngơi và thi hành bổn phận làm con cái Chúa của họ. Do đó, mỗi người phải để ý và tạo điều kiện cho anh em mình có thể giữ giới răn này bằng cách tránh áp đặt cho tha nhân những công việc khiến họ không thể giữ được ngày của Chúa.

Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT



[1] x.Sách GLCG số 2168-2195

[2] Th. Tô-ma S.th 2-2,122,4.


Các bài viết mới hơn
     SIÊNG NĂNG RƯỚC LỄ ĐỂ ĐỒNG HÓA VÀ SỐNG NHƯ CHÚA GIÊSU
     Bài 2 TẬP DÙNG
     Bài 3+ Bài 4: Phương pháp NHÌN – NGHE – SỐNG; NHẬN ĐỊNH CẦU NGUYỆN
     BÀI 6: ĐÁP TRẢ BẰNG HÀNH ĐỘNG
     Bài 5: NHẬN ĐỊNH HẰNG NGÀY
     Bài 3: CHIA SẺ THIÊNG LIÊNG
     Bài 2: SUY CHIÊM THEO TÁC ĐỘNG.
     Bài 1: SUY CHIÊM THẾ NÀO?
     Bài 0: THAO TÁC TỐI CẦN ĐỂ DÙNG TÂN ƯỚC
     ĐIỀU RĂN THỨ BẢY: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP.

Các bài viết cũ hơn
     ĐIỀU RĂN THỨ HAI. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT: THỜ PHƯỢNG MỘT THIÊN CHÚA VÀ KÍNH MẾN NGƯỜI TRÊN HẾT MỌI SỰ. Nt. Têrêsa NL, ĐMTT