Trang Chủ > Giáo Lý > Tài Liệu Khác

Bài 2 TẬP DÙNG

1. Tìm hiểu phương pháp cho đúng và rõ

sach.jpgMuốn thế, chúng ta nghiên cứu bản tóm “Phương pháp Nhìn – Nghe – Sống. Trước hết chúng ta đọc suốt bản tóm. Tiếp đến chúng ta phân tích từng chặng. Muốn phân tích chặng nào thì chúng ta đọc chặng ấy, rồi giải thích những chỗ chưa hiểu đúng, sâu và rõ. Cuối cùng chúng ta thử dùng chặng ấy ngang qua một số thí dụ.

2. Tập dùng phương pháp cho nhuần nhuyễn

Sau khi đã thực sự hiểu đúng, sâu và rõ, chúng ta mới thử dùng cả phương pháp. Muốn tập dùng, chúng ta chia nhóm thành tổ từ 5 đến 9 người. Tổ không đủ 5 người thì nhập vào tổ chưa đủ 9 người. Tổ nào đông hơn 9 người thì chia ra. Chia tổ xong cần đăt hay bầu ngay một tổ trưởng. Sau đó tiến hành việc luyện tập. Các thành viên thay phiên luyện tập bằng cách hướng dẫn tổ sử dụng phương pháp. Mỗi người tập điều động xong, thì tổ lượng giá để nhận ra những gì làm đã đúng phương pháp, những gì còn chưa đúng phương pháp, những gì còn phải cải thiện.

3. Giải quyết khó khăn cho thỏa mãn

Chúng ta lường trước các khó khăn

*          Khi nêu lên và phân tích vấn đề có thể đụng chạm đến những người có mặt cũng như người vắng mặt. Làm sao chia sẻ theo tinh thần Tin Mừng?

*                   Nên kể ra bao nhiêu câu chuyện về cuộc sống?

*          Chúng ta chọn một kinh nghiệm như thế nào để suy nghĩ sâu hơn?

*          Điều gì xảy ra nếu chúng ta không thống nhất với nhau về việc “Chúa cảm xúc như thế nào về cảnh huống chúng ta”?

*          Có cần mọi tham dự viên kể ra một kinh nghiệm không?

4. Tại sao chúng ta cần sử dụng Phương pháp “Nhìn–Nghe-Sống”?

Nhóm hai người thảo luận những câu hỏi sau:

2 Chúng ta đã học về phương pháp nào?

Chia sẻ học tập Lời Chúa, chia sẻ 5 chặng 9 bước? Còn những phương pháp nào nữa?

2 Đâu là những điểm mạnh và những điểm yếu của mỗi phương pháp?

a.      Phương pháp 5 CHẶNG 9 BƯỚC

Điểm mạnh

§   lắng nghe Chúa cách sâu xa

§   tạo nên sự tin tưởng lẫn nhau

§   mối liên hệ liên vị sâu xa

§   chia sẻ đức tin

§   có thể áp dụng trong một thời gian dài.

Giới hạn

§   Các cộng đoàn có xu hướng chọn hướng sống và lời giúp sống lấy lệ chứ không thực sự quyết tâm sống theo hướng đã chọn vì thế vô hiệu hóa việc lắng nghe Lời Chúa để sống theo Lời Chúa.

§   Cộng đoàn cũng dễ bị cám dỗ dừng lại trong lãnh vực thuần thiêng liêng và không bị thách đố cách mạnh mẽ để hành động chung với nhau.

b.      Phương pháp CHIA SẺ HỌC TẬP LỜI CHÚA

Điểm mạnh:

 Đâu là những điểm mạnh?

§       Được thao luyện về cách đọc Lời Chúa cẩn thận.

§       Được thao luyện về cách giúp nhau đọc Lời Chúa.

§       Hiểu rõ hơn, chắc hơn những điều mình tin.

         Giới hạn: Đâu là giới hạn?

§        Bị cám dỗ biết mà không sống.

§        Nếu không cẩn thận sẽ tưởng mình đã sống đức tin mà thực sự mình mới biết điều mình tin.

c. Phương pháp NHÌN-NGHE-SỐNG

Điểm mạnh

§   Khởi điểm là các vấn đề cuộc sống.

§   Dễ dàng dẫn đến hành động.

§   Nối kết Kinh Thánh và cuộc sống.

§   Những kinh nghiệm cụ thể tạo nên sự thúc đẩy mạnh mẽ.

Giới hạn

§   Không dễ tìm ra các bản văn Kinh thánh cho một số kinh nghiệm.

§   Có thể chỉ là một phân tích hời hợt.

5. Những điều Người Điều Động cần lưu ý

a. Mục tiêu của phương pháp Nhìn – Nghe – Sống

Phương pháp này có thể giúp một nhóm tự mình lượng định một cảnh huống mà một thành viên trong nhóm đã trải qua.

Sau khi mọi người trong nhóm đã có cơ hội kể về một kinh nghiệm của riêng mình, thì một trong những kinh nghiệm ấy có thể được chọn để đi tới hành động.

Không nhất thiết là phải tìm cho ra một bản văn Kinh Thánh phù hợp với một kinh nghiệm riêng biệt nào đó. Phương pháp dựa vào nguyên tắc là tất cả mọi thành viên trong nhóm đều là tín hữu và có một sự hiểu biết "tự nhiên" về Kinh Thánh, được đắc thủ qua nhiều năm sống. Nếu tìm được một bản văn Kinh Thánh phù hợp với một kinh nghiệm đặc thù thì càng tốt. Tuy nhiên việc đó không cần thiết. Nếu mọi thành viên cố gắng “nhìn vào cảnh huống với con mắt của Thiên Chúa” thì đã đủ rồi!

Vì thế, mục tiêu của phương pháp Nhìn-Nghe-Sống là giúp một nhóm phân tích và lượng định những kinh nghiệm cá nhân theo quan điểm của Thiên Chúa và đi đến một hành động nào đó. Phương pháp Nhìn-Nghe-Sống có liên hệ với Phương pháp

Xem-Xét-Làm.

c.      Những nét chính yếu của Phương pháp  Nhìn – Nghe – Sống

§   Khởi điểm là một hoàn cảnh sống mà một thành viên trong nhóm đã trải qua.

§   “Phân tích” cách đơn giản cảnh huống ấy bằng cách đặt những câu hỏi: “Chính xác là điều gì đã xảy ra?”

§   Tại sao nó đã xảy ra? Bạn có cảm xúc như thế nào về việc ấy?

§   Nhóm cố gắng nhìn cảnh huống ấy với con mắt của Thiên Chúa, bằng cách lắng nghe cách chăm chú điều Chúa muốn nói về cảnh huống ấy.

§   Ở đây không có chia sẻ cá nhân về đời sống đức tin.

§   Nhưng có chia sẻ giữa các thành viên về “cảm xúc của Thiên Chúa và về quan điểm của Thiên Chúa” đối với cảnh huống ấy.

Đôi khi các thành viên có thể không thống nhất với nhau về “cảm xúc của Chúa đối với cảnh huống của chúng ta”. Trong trường hợp này, nhóm tiếp tục cầu nguyện và cùng nhau tìm kiếm cho đến khi nhận rõ được ý định của Thiên Chúa.

§    Phương pháp này có thể được sử dụng bởi những người ít học.

d.      Khi nào nên dùng phương pháp Nhìn – Nghe – Sống?

Phương pháp này cần được nhóm thỉnh thoảng sử dụng. Nó giúp cho đôi mắt nhạy bén trước những biến cố thường nhật và đôi tai hướng về điều Chúa muốn nói về các biến cố ấy.

Sau khi đã sử dụng phương pháp Nhìn-Nghe-Sống, nhóm nên quay về Phương pháp chia sẻ 5 chặng 9 bước.

    Chú ý!

Phương pháp Nhìn–Nghe–Sống căn cứ vào phương pháp Nhìn–Nghe–Yêu.

§        Phương pháp Nhìn–Nghe–Sống chính yếu được dùng cho cộng đoàn cầu nguyện. Cá nhân cũng có thể dùng cầu nguyện, nhưng sẽ không có được những ích lợi chỉ nảy sinh khi dùng trong cộng đoàn.

KẾT THÚC TẬP : CẦU NGUYỆN BẰNG LỜI CHÚA, CHIA SẺ LỜI CHÚA


Các bài viết mới hơn
     SIÊNG NĂNG RƯỚC LỄ ĐỂ ĐỒNG HÓA VÀ SỐNG NHƯ CHÚA GIÊSU

Các bài viết cũ hơn
     Bài 3+ Bài 4: Phương pháp NHÌN – NGHE – SỐNG; NHẬN ĐỊNH CẦU NGUYỆN
     BÀI 6: ĐÁP TRẢ BẰNG HÀNH ĐỘNG
     Bài 5: NHẬN ĐỊNH HẰNG NGÀY
     Bài 3: CHIA SẺ THIÊNG LIÊNG
     Bài 2: SUY CHIÊM THEO TÁC ĐỘNG.
     Bài 1: SUY CHIÊM THẾ NÀO?
     Bài 0: THAO TÁC TỐI CẦN ĐỂ DÙNG TÂN ƯỚC
     ĐIỀU RĂN THỨ BẢY: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP.
     ĐIỀU RĂN THỨ NĂM: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ TƯ: THẢO KÍNH CHA MẸ. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT