Trang Chủ > Giáo Lý > Tài Liệu Khác

Bài 3

Phương pháp NHÌN – NGHE – SỐNG

Bài 1: TÌM HIỂU

0. TỔNG QUÁT

a. Là gì?

Phương pháp Nhìn–Nghe–Sống là phương pháp cầu nguyện cộng đoàn có mục đích tập Nhìn vấn đề cho đủ và đúng để biết thực chất của vấn đề là gì, tập Nghe lời Chúa để biết bắt chước Chúa mà giải quyết vấn đề như Chúa muốn, và cuối cùng tập thực hiện điều Chúa dạy để Sống Yêu.

b. Nhắm điều gì?

Phương pháp Nhìn–Nghe–Sống nhắm giúp mỗi thành viên cùng cả nhóm sống đạo dần dần biết sống như Chúa Giêsu sống trong hoàn cảnh sống cụ thể của mình, nhờ đó nhóm dần dần hiệp nhất yêu thương nhau và trở thành nhóm chứng nhân của Chúa Giêsu.

c. Lợi ích thế nào?

Do mục tiêu phương pháp cố vươn tới, phương pháp Nhìn–Nghe–Sống rất ích lợi. Nó vừa giúp mỗi thành viên cũng như toàn nhóm biến đổi mà nên giống Chúa Giêsu, biến đổi mà đồng tâm nhất trí với nhau và trở thành nhóm chứng nhân hữu hiệu. Tuy nhiên, lợi ích chỉ có được khi đạt được mục tiêu. Muốn thế, phải kiên trì, chăm chỉ thực hiện phương pháp.

1. LÀM THẾ NÀO?

Một giờ chia sẻ theo phương pháp Nhìn–Nghe–Sống thường diễn ra như sau:

Chặng 0: CHUẨN BỊ

K        Ổn định

K        Tạo bầu khí thân mật cởi mở

K        Người điều động xác định mục tiêu của giờ chia sẻ và những công việc dự định làm.

Hôm nay chúng ta không bắt đầu buổi họp nhóm bằng việc đọc Lời Chúa, nhưng bắt đầu bằng cách nhìn vào thực tế đời sống thường nhật của chúng ta để nêu ra những vấn đề của cuộc sống rồi chọn lấy một vấn để cần thiết và cấp bách nhất. Sau đó mới giúp nhau nhìn vấn đề cho đúng, cho đủ. Tiếp đến lắng nghe Chúa chỉ cho biết Chúa muốn chúng ta giải quyết vấn đề ra sao. Cuối cùng chúng ta quyết tâm hành động. Chúng ta đi theo các bước của Phương pháp Nhìn – Nghe – Sống”.

2 Khi nhóm đã nắm vững mục tiêu và biết phải làm gì. Người điều động mới dâng cho Chúa Thánh Thần mục tiêu, chương trình và xin Người đến giúp.

            2 Cuối cùng cả nhóm cùng nhau cầu xin Chúa Thánh Thần đến giúp.

Chặng 1: NHÌN ĐÚNG cuộc sống

Chặng 1 có mục tiêu nhìn chính xác các vấn đề của cuộc sống và chọn lấy một vấn đề quan trọng và cấp bách nhất để tập nhìn vấn đề và xử lý vấn đề như Chúa Giêsu. Muốn thế, phải làm tốt những bước sau:

1. Nhìn ra vấn đề

Bước 1. Nêu ra vấn đề

Người Điều Động mời gọi nhóm nêu vấn đề: “Xin một vài người trong chúng ta nêu một kinh nghiệm mà bạn cho là quan trọng, một biến cố mà chính bạn có liên hệ trong đó. Xin kể đủ đúng, vắn rõ. Nếu lúc kể chưa đủ vắn và rõ thì sau khi kể, xin tóm lại sao để không những đúng đủ mà còn phải vắn và rõ. Biến cố ấy có thể là một biến cố xảy ra tại nơi bạn làm việc mỗi ngày, hoặc một biến cố trong đời sống xã hội, hoặc nơi người láng giềng hoặc trong chính gia đình của bạn.”

Bước 2. Chọn được vấn đề

Nếu chỉ có một vấn đề được nêu lên thì có thể bước sang bước tiếp. Trái lại, khi có từ hai vấn đề trở lên, thì cần giúp nhóm chọn được vấn đề đem ra tìm hiểu. Để chọn được vấn đề, Người Điều Động làm như sau:

1)  Đánh số các vấn đề. Khi đã có những vần đề được nêu ra đã được cả nhóm hiểu rõ, rồi lại được tóm tắt đúng đủ, vắn rõ, thì người điều động cho mỗi vấn đề một con số để sẵn sàng biểu quyết.

2)  Biểu quyết. Sau đó, Người Điều Động nêu từng vấn đề và nói: “Ai chọn vấn đề này thì xin giơ cao tay”. Căn cứ vào đa số mà chọn vấn đề đem ra trao đổi.

2. Nhìn vấn đề cho đúng, cho đủ

Sau khi đã chọn vấn đề, thì việc đầu tiên Người Điều Động phải giúp nhóm làm là nhìn vấn đề cho đúng và đủ, tóm tắt cho rõ và vắn. Nhìn vấn đề sai thì xử lý sẽ sai. Nhìn không đủ thì xử lý sẽ lệch và như thế liều mình sai lầm. Diễn tả không rõ thì có thể làm cho có người hiểu sai, mà sinh chia rẽ. Còn tóm tắt không vắn gọn thì khó vận dụng.

Bước 3. Nhìn cho đúng

Làm sao để giúp nhìn đúng? Người Điều Động xin:

K        Người nêu vấn đề cho biết chính xác điều gì đã xảy ra.

K        Những người biết vấn đề góp ý kiến để giúp nhóm biết chính xác điều gì đã sẩy ra.

K        Những người góp ý kiến cho nhóm biết họ có tận mắt chứng kiến hay chỉ nghe người khác nói lại. Nếu tận mắt chứng kiến, xin họ cho biết họ có chứng kiến chắc chắn hay không, họ có chủ quan không? Nếu có người bảo họ nhìn sai thì họ phản ứng thế nào? Còn như họ chỉ nghe thuật lại thì phải hỏi xem người thuật lại có chứng kiến hay chỉ nghe một người khác thuật lại. Nếu những người thuật lại nghe một người khác thuật lại thì cần xem dư luận có đáng tin hay không.

 Bước 4. Nhìn cho đủ

Làm sao để giúp nhìn đủ? Để giúp nhìn đủ, Người Điều Động phải hỏi người nêu vấn đề và những thành viên khác xem họ đã nhìn hết mọi mặt của vấn đề và giúp nhóm nhìn mọi khía cạnh của vấn đề hay chưa. Nhóm còn có thể thêm điều gì vào vấn đề đã nêu ra hay không?

Bước 5. Nhìn ra nguyên nhân cho đúng

Một khi đã nhìn đúng, nhìn đủ vấn đề, Người Điều Động còn phải giúp nhóm tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề. Có nhìn ra đúng nguyên  nhân thì giải quyết vấn đề mới đúng và hữu hiệu. Muốn giúp nhóm nhận ra đúng nguyên nhân thì Người Điều Động giúp làm công việc sau:

Nêu ra: trước hết, hãy xin mỗi người cho biết họ nghĩ cái gì đã gây ra vấn đề.

Đánh giá: khi các ý kiến đã được nói ra, Người Điều Động mới giúp nhóm đánh giá các ý kiến để dần dần nhóm khám phá ra nguyên nhân đích thực gây ra vấn đề. Muốn nhận ra nguyên nhân đích thực thì có thể theo nguyên tắc sau: “Trong những cái gây ra vấn đề, cái nào bỏ đi mà vấn đề không còn tồn tại nữa, thì cái đó là nguyên nhân chính đích thực”.

Bước 6. Tóm tắt đúng, đủ, vắn và rõ

Sau khi đã nhìn chính xác, nhìn đầy đủ vấn đề, Người Điều Động tóm tắt vấn đề cho rõ và vắn. Cũng có thể yêu cầu những ai có tài tóm làm công việc này.

Bước 7. Nhìn rõ cảm xúc của mình

1) Nhìn rõ

Khi đã nhìn ra nguyên nhân gây ra vấn đề, Người Điều Động xin mỗi người trong nhóm thinh lặng nhìn vào lòng mình xem mình có những cảm xúc nào đối với vấn đề nhóm vừa đem ra mổ xẻ. Sau vài phút thinh lặng, Người Điều Động xin mỗi người cho biết họ cảm xúc của họ.

2) Lợi ích

Thói quen nhận ra những cảm xúc của mình có nhiều lợi ích:

§      Tập cảm thấu với những vấn đề của người khác nhất là những vấn đề của nhóm.

§      Thói quen nhận diện những xúc cảm trong lòng sẽ giúp người ta dễ nhận ra hoạt động của các thần. Đó là điều kiện tối cần để phân định thiêng liêng.

§      Tập điều chỉnh những cảm xúc xủa mình theo Tin Mừng.

§      Tập làm chủ những cảm xúc tiêu cực thay vì để chúng làm chủ mình.

Chặng 2: NGHE THẤY Chúa dạy

Sau khi đã nhìn đúng vấn đề cần giải quyết, Người Điều Động còn phải giúp nhóm nghe thấy lời Chúa dạy về vấn đề ấy. Muốn thế, Người Điều Động phải hướng dẫn nhóm đi những bước sau:

Bước 1. Lắng nghe Chúa dạy

Người Điều Động xin nhóm xếp sang một bên những cảm xúc của mình, thinh lặng 5 phút lắng nghe Chúa dạy về vấn đề trên để biết “Chúa có cảm nghĩ gì về vấn đề này”.

Tuy không mở sách Kinh Thánh ra nhưng mỗi người âm thầm nhớ lại những lời nói hoặc biến cố mà chúng ta đã biết trong Kinh Thánh.

Chúng ta thử hình dung xem: Nếu giờ đây Chúa muốn nói về biến cố đó, thì Người sẽ nói gì?

 Bước 2. Chia sẻ điều đã nghe thấy

“Giờ đây xin bạn chia sẻ với chúng tôi điều mà bạn thấy về suy nghĩ và cảm xúc của Chúa về biến cố này” .

Vào lúc này, có thể đọc lên hoặc nói lên theo trí nhớ những lời có liên hệ trong Kinh Thánh. Nếu không có đoạn nào phù hợp nảy sinh trong trí, thì cứ tiếp tục chuyển sang  bước sau.

Bước 3. Tóm tắt điều đã nghe thấy

Chính Người Điều Động tóm tắt. Họ cũng có thể nhờ một người có tài tóm tắt làm công việc này. Tóm tắt phải đúng, đủ, rõ và vắn.

Chặng 3: SỐNG YÊU qua hành động

Mục tiêu của chặng này là giúp nhau xác định điều Chúa muốn nhóm làm, rồi trao cho một số người nhất định thay mặt nhóm thực hiện vào thời gian và nơi chốn do nhóm xác định. Muốn thế, Người Điều Động hướng dẫn nhóm trả lời những câu hỏi sau:

2 Chúa muốn nhóm làm gì?

Người Điều Động xin mỗi người thinh lặng, lắng nghe, suy nghĩ rồi nói rõ nhưng vắn điều mà họ thấy Chúa muốn nhóm làm. Nếu các ý kiến không đồng ý với nhau thì xin mỗi người giải thích vì sao họ cho là Chúa muốn nhóm làm điều này hay điều khác. Sau đó tìm điểm chung của mọi ý kiến. Nếu không tìm ra điểm nhất trí thì bỏ phiếu và theo ý kiến của đa số.

2 Làm ở đâu và lúc nào?

Khi đã biết Chúa muốn nhóm làm gì còn phải xác định chỗ thực hiện và thời gian thực hiện. Trao đổi rồi lấy ý kiến chung.

2 Ai làm?

Trước hết nhóm xin người tình nguyện rồi trao cho họ đảm nhiệm thực hiện. Nếu không ai tình nguyện thì nhóm chọn một người để thay nhóm thực hiện. Người đảm trách phải có khả năng và điều kiện cần cho công việc.

2 Ai lượng giá? Khi nào lượng giá?

Cuối cùng, nhóm phải chỉ định người lượng giá, xác định thời điểm lượng giá và địa điểm lượng giá.

Chặng 4: KẾT THÚC

Cuối cùng Người Điều Động thay mặt nhóm trình lên Chúa kết quả công việc, cám ơn Chúa và xin Chúa hướng dẫn cùng ban những ơn cần thiết để nhóm thực hiện được điều Chúa muốn.

Nhóm hát kinh tạ ơn để kết thúc.

2.  BẢN TÓM

Một buổi chia sẻ theo phương pháp Nhìn – Nghe – Sống gồm những chặng và những bước sau:

Chặng 0: CHUẨN BỊ

Tạo những điều kiện điểm mạnh nhất để nhóm có thể chia sẻ cởi mở với nhau. Muốn thế, Người Điều Động phải làm những công việc sau:

a. Giúp nhóm ổn định theo vòng tròn.

b. Nói rõ mục tiêu, chỉ rõ việc làm cho nhóm biết.

c. Trình lên Chúa Thánh Thần mục tiêu và việc định làm để xin Người giúp.

d. Xin nhóm cùng xin Chúa Thánh Thần trợ giúp.

Chặng 1: NHÌN ĐÚNG cuộc sống

Muốn nhìn đúng đủ vấn đề lựa chọn, Người Điều Động phải dẫn nhóm qua 6 bước sau:

Bước 1. Nhóm nêu ra vấn đề

Nhóm nêu các vấn đề cầu xin ý Chúa để biết hành sử như Chúa muốn. Vấn đề phải được trình bày cho chính xác và đầy đủ, nhưng phải rõ ràng và vắn gọn.

Bước 2. Nhóm chọn lấy một vấn đề

Nhóm cùng cân nhắc rồi biểu quyết để chọn một vấn đề theo mức độ cần thiết vì quan trọng và cấp bách.

Bước 3. Nhóm nhìn vấn đề cho đúng

Nhóm tìm hiểu chính xác vấn đề đã chọn dựa vào mức độ khách quan theo hai nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Chứng kiến thì đáng tin hơn nghe đồn.

Nguyên tắc 2: Khách quan thì đáng tin hơn chủ quan.

Bước 4. Nhóm nhìn vấn đề cho đủ

        Nhóm phải tìm biết đầy đủ mọi chiều kích cần thiết của vấn đề.

Bước 5. Nhóm nhìn thấy nguyên nhân cho đúng

Bước 6. Tóm tắt đúng, đủ, vắn, rõ

Bước 7. Nhìn rõ cảm xúc của mình

Mỗi người nhìn rõ và nói lên cảm xúc của mình đối với vấn đề đã chọn.

Chặng 2: NGHE THẤY Chúa dạy

Muốn nghe thấy Chúa dạy về vấn đề đã phân tích, Người Điều Động giúp nhóm đi những bước sau:

Bước 1. Nhận ra cảm nghĩ của Chúa

Dựa vào những hiểu biết về Chúa Giêsu qua Tin Mừng, hãy mường tượng xem nếu Chúa Giêsu đứng trước vấn đề đã nêu thì Người có những suy nghĩ và cảm xúc nào?

Bước 2. Chia sẻ cảm nhận

Nhóm chia sẻ những cảm nhận của mình về suy nghĩ và cảm xúc của Chúa liên quan đến vấn đề nêu ra.

Chặng 3: SỐNG YÊU như Chúa muốn

          Trước khi kết thúc, Người Điều Động hướng dẫn nhóm trao đổi để nhận ra ý muốn của Chúa liên quan đến những điều sau:

§     Nhóm làm gì đối với vấn đề đã nêu trên?

§     Làm ở đâu? Khi nào? Trong bao lâu?

§     Những ai chịu trách nhiệm thực hiện?

§     Ai chịu trách nhiệm về lượng giá? Khi nào?

Chặng 4: KẾT THÚC

Người Điều Động thay mặt nhóm tạ ơn Chúa, và xin Chúa Thánh Thần giúp nhóm thực hiện cho được điều đã quyết tâm. Rồi cả nhóm cùng hát tạ ơn để kết thúc.

 

Bài 4
NHẬN ĐỊNH CẦU NGUYỆN

1. Mục đích

Tập dần dần biết cầu nguyện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Nhận định cầu nguyện là nhìn, quan sát giờ cầu nguyện xem Chúa Thánh Thần hoạt động ra sao.

·                        Đâu là hoạt động của mình

·                        Đâu là hoạt động của quỷ

·                        Đâu là hoạt động của tâm lý

·                        Đâu là hoạt động của Thánh Thần.

Phải nhìn cho ra ngón tay chỉ lối của Thánh Thần dạy ta cách cầu nguyện .

2. Cách nhận định

Để nhận ra ngón tay chỉ dẫn của Thánh Thần hãy làm các việc sau?

a. Đánh giá kết quả giờ suy chiêm:

· Có đạt được ơn xin? (điều tôi muốn xin)

· Có được tác động không?

- Trí khôn tôi được soi sáng điều gì?

- Con tim tôi được lay động và nảy sinh những tình cảm nào?

- Ý chí tôi được thúc đẩy làm điều gì? Tránh điều gì?

- Những bệnh tật tôi được Lời Chúa đụng chạm, chữa lành ra sao?

· Những từ, câu, ý, cụm từ… nào đã tác động tôi?

- Tác động thế nào? (soi sáng, lay động, thúc đẩy, đụng chạm ra sao?)

- Mức độ tác động (ví dụ: mạnh đến độ không cưỡng lại được…).

b. Đi tìm nguyên nhân

Kết quả cầu nguyện là tốt nếu sau khi cầu nguyện ta thấy tâm hồn bình an, hoan lạc, yêu thương, biến đổi tốt hơn.

Kết quả cầu nguyện là xấu nếu sau cầu nguyện ta thấy dửng dưng, không được tác động, cũng không được biến đổi để sống tốt hơn, yêu thương hơn.

Để tìm nguyên nhân ta xem:

§      Cái gì gây ra kết quả trên? (tốt, xấu)

§      Xem lại, tôi đã suy chiêm thế nào?

ü      Nỗ lực suy chiêm: có đúng giờ? Có theo đúng trình tự của Phương Pháp (Nhập nguyện? Suy chiêm? Kết nguyện?).

ü      Phương pháp cầu nguyện tôi đang sử dụng có thích hợp? Ích lợi cho tôi? Tôi có thực hiện đúng những điều đã được hướng dẫn?

ü      Tôi dựa vào ai để cầu nguyện? (Tôi hay Thánh Thần?)

§      Kết quả tốt hay xấu căn cứ vào sự biến đổi cuộc sống, tương quan với Thiên Chúa, tha nhân, bản thân và thế giới xung quanh. Đây chính là thước đo kết quả cầu nguyện và xác định được kết quả này do hoạt động của thần nào?

 

c. Như vậy, Chúa Thánh Thần bảo tôi phải cầu nguyện thế nào?

§      Ngoan ngoãn tiếp nhận sự chỉ dạy của Thánh Thần và làm theo.

§      Chỉnh sửa sai sót.

§      Tình trạng xấu kéo dài thì nên thay đổi phương pháp cầu nguyện.

3. Ghi lại kết quả nhận định:

§      Ghi lại kết quả: đúng, đủ, vắn, rõ trong sổ tay cầu nguyện.

§      Ghi lại để sau này có dịp so sánh kết quả của nhiều lần suy chiêm để xem mức độ tiến hay lùi, đặc biệt là để dần dần ta nhận ra con đường Chúa Thánh Thần muốn ta đi.

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     SIÊNG NĂNG RƯỚC LỄ ĐỂ ĐỒNG HÓA VÀ SỐNG NHƯ CHÚA GIÊSU
     Bài 2 TẬP DÙNG

Các bài viết cũ hơn
     BÀI 6: ĐÁP TRẢ BẰNG HÀNH ĐỘNG
     Bài 5: NHẬN ĐỊNH HẰNG NGÀY
     Bài 3: CHIA SẺ THIÊNG LIÊNG
     Bài 2: SUY CHIÊM THEO TÁC ĐỘNG.
     Bài 1: SUY CHIÊM THẾ NÀO?
     Bài 0: THAO TÁC TỐI CẦN ĐỂ DÙNG TÂN ƯỚC
     ĐIỀU RĂN THỨ BẢY: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC TRỘM CẮP. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, OP.
     ĐIỀU RĂN THỨ NĂM: NGƯƠI KHÔNG ĐƯỢC GIẾT NGƯỜI. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ TƯ: THẢO KÍNH CHA MẸ. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT
     ĐIỀU RĂN THỨ BA: GIỮ NGÀY CHÚA NHẬT. Nt. Têrêsa Ngọc Lễ, ĐMTT