ĐỨC MARIA MẸ
THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI: THIÊN CHÚA NÂNG CAO PHẨM GIÁ CON NGƯỜI
Vào
trung tuần tháng 12 vừa qua, quân khủng bố Taliban đã tấn công vào một ngôi trường
và giết chết 145 người đã chết gồm 132 trẻ em và 10 nhân viên, và 3 người lính.
hơn 100 người bị thương đa số là các trẻ em học sinh trung học tại Pakistan. Tại
Iraq và Syria, các trẻ em những người Công giáo vẫn đang bị thảm sát mỗi ngày.
Bên cạnh sự giết chóc, chiến tranh, các hình thức nô lệ cũng đang diễn ra khắp
nơi trên thế giới. Hình thức buôn bán người nô lệ da màu đã chấm dứt, nhưng
tình trạng buôn bán nô lê khác vẫn đang diễn ra, đó là nạn buôn người qua biên
giới, buôn bán phụ nữ và trẻ em làm nô lệ tình dục, buôn bán cơ phận, nạn áp bức
phụ nữa, bóc lột sức lao động trẻ em…Tất cả những điều đó vẫn đang diễn ra hàng
ngày trong xã hội được cho là văn minh và tôn trọng phẩm giá con người hôm nay.
Chúng
ta vừa mừng lễ Chúa Giáng sinh, đón mừng Hoàng Tử Bình An, hôm nay bước vào đầu
năm mới, Giáo Hội cử hành ngày Cầu cho Hòa Bình thế giới và mừng kính Đức Maria
là Mẹ Thiên Chúa. Mừng lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa và Cầu nguyện cho Hòa bình thế
giới, trong dịp này Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố cho thế giới Sứ điệp Hòa
bình với chủ đề: Tình huynh đệ là nền tảng
và là con đường dẫn tới hòa bình.
Sứ
điệp cho thấy mọi người, mọi dân tộc đều khao khát có một cuộc sống vui tươi an
bình. Ngay nơi thâm sâu của từng
người đều có một khao khát sống một cuộc sống tròn đầy, trong đó bao hàm một
khát vọng về tình huynh đệ. Khao khát này lôi kéo chúng ta đến mối hiệp thông với
người khác và giúp chúng ta nhìn họ không phải như những kẻ thù hay đối nghịch,
nhưng như là những người anh chị em được đón nhận và được ôm ấp.
Tình
huynh đệ là một yết tố cốt yếu của con người vì chúng ta không thể sống như một
ốc đảo. Khi mỗi người ý thức về tương quan này sẽ giúp chúng ta nhìn nhận và đối
xử với người khác như là anh chị em thực sự của mình. Không có tình huynh đệ,
chúng ta không thể xây dựng một xã hội công bằng và một nền hòa bình lâu dài và
bền vững. Mỗi người có được kinh nghiệm về tình huynh đệ trước hết là nơi gia
đình và trên hết nhờ vào vai trò của các bậc cha mẹ, của từng thành viên xây dựng
nên. Gia đình là nguồn mạch của tất cả các tình huynh đệ, và như thế nó là nền
tảng và là con đường chính yếu dẫn tới hòa bình, vì ơn gọi của gia đình là lan
tỏa tình yêu cho thế giới chung quanh.
Trong
công trình tạo dưng, Thiên Chúa đã làm nên mọi sự đều tốt đẹp. Ngài đã dựng nên
gia đình dầu tiên thật hạnh phúc là gia đình Adam - Eva. Tuy nhiên ma quỷ và tội
lỗi đã đã làm cho tình gia đình bị tổn thương, tình huynh đệ ngay từ ban đầu bị
phá đổ. Trước khi phạm tội, khi Thiên Chúa dựng nên người phụ nữ và dẫn tới với
Adam, ông đã sung sướng reo lên: đây là
xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi. Vậy mà sau khi phạm tội, ông đã
không ngần ngại đổ lỗi cho người vợ và từ chối mối liên hệ khi trả lời: Người phụ nữ Chúa cho làm bạn với tôi, chính
nó đã đưa tôi ăn.
Tình
trạng tội lỗi nó đã khiến cho tương quan của gia đình tan nát và tình huynh đệ
bị sứt mẻ. Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc đến Cain và Abel là hai anh em
trong số những người con của Adam, cũng là câu chuyện đầu tiên cho thấy tình
huynh đệ bị đổ vỡ. Abel làm nghề chăn nuôi, còn Cain làm nghề nông. Cho dù hai
người có những nghề nghiệp khác nhau, cá tình khác nhau, văn hóa khác nhau,
nhưng họ vẫn là anh em với nhau. Vì sự ghen tị, Cain không chấp nhận việc Thiên
Chúa ưu ái Abel hơn mình, khi Abel dâng cho Thiên Chúa những con vật tốt nhất
trong đàn. Vì thế Cain đã ra tay sát hại em mình. Sau khi gây ra tội ác, Thiên Chúa
hỏi Cain: Em ngươi đâu? Cain đã thẳng
thắn từ chối tình anh em khi anh trả lời với Thiên Chúa: Tôi không phải là người giữ em tôi. Câu trả lời cho thấy anh hoàn
toàn giữ bỏ trách nhiệm đối với em mình, không quan tâm và không bảo vệ em mình.
Một
khi con người đã từ chối Thiên Chúa để thông đồng với tội lỗi, đã bắt tay với
ma quỷ, thì người ta sẽ quay lại chống đối nhau và gây ra thù oán bạo lực giết
chóc nhau. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và bạo lực, là môi trường
cho cái ác lớn lên.
Làm
thế nào có thể nối lại tình huynh đệ trong nhân loại và có thể đẩy lùi sự ác và
bất công? Để thực hiện điều này, Thiên Chúa đã có sáng kiến và đã đi bước trước.
Ngài đã tìm đến với con người để đối thoại, gặp gỡ con người và giúp con người
giải tỏa khỏi mình sự ghen tị, và tình trạng tội lỗi để đưa con người trở về sống
hòa thuận với Thiên Chúa và hòa thuận với nhau, nhìn nhận nhau là anh chị em. Thư
Galat đã nói lên điều đó: Khi thời gian tới
hồi viên mãn, Thiên Chúa đã cho con mình tới, sinh làm con một người phụ nữ (…)
hầu cho chúng ta được nhận làm nghĩa tử.
Tin
mừng Thánh Luca thuật lại: Những người chăn chiên là những người đầu tiên đã được
báo cho biết để đến gặp gỡ hài Nhi Giêsu. Họ hối hả đến Belem và gặp được một
gia đình hết sức ấm cùng hạnh phúc, đó là gia đình của Giuse, Maria và Hài Nhi
Giêsu mới sinh được đặt nằm nơi máng cỏ. Các mục đồng sung sướng hạnh phúc về
cuộc gặp gỡ này. Nếu như con người vì sự ích kỷ ghen tị, vì đề cao của cải vật
chất, họ đã loại trừ các người nghèo khó thấp hèn, thì giờ đây, Thiên Chúa lại
ưu ái họ cách riêng, Ngài đã đến với họ, để nối lại tình người, tình huynh đệ
đã bị phá vỡ.
Thánh
Phaolô đã cảm nghiệm và nói cho cộng đoàn Galat biết rằng: Chính nhờ Đức Giêsu
mà chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa cách thân
thương là Abba, và mọi người không còn là nô lệ nữa nhưng là con Thiên Chúa và
là anh chị em với nhau.
Thưa
quý ông bà anh chị em, ngày nay người ta nói nhiều về hòa bình, nhưng lại không
bắt tay để cùng nhau xây dựng. Vì thế, chiến tranh bạo lực vẫn không ngừng xảy
ra giữa các quốc gia, sắc tộc trên thế giới, nhiều người nhân danh thiên chúa của
họ để giết chóc và gây đau khổ cho người khác. Bạo lực và đau khổ cũng đang xảy
ra nơi xã hội chúng ta. Theo dõi trên báo đài, chúng ta thấy dường như con người
cư xử với nhau ác hơn, dã man hơn, các tình trạng cướp giật lừa đảo gian dối
đang tạo ra sự bất an cho nhiều người. Nhiều gia đình cũng không còn phải là
nơi an toàn cho các thành viên, nhưng đang rơi vào tình trạng chiến tranh lạnh,
chiến tranh nóng với nhau. Tình trạng hành hạ, khai thác trẻ em và phụ nữ, con
người sống ích kỷ ghen tị, hẹp hòi… tất cả những lối sống và hành động ấy đang
xúc phạm trầm trọng đến phẩm giá con người và là nguyên nhân đưa đến tranh chấp
cãi vã.
Cử
hành ngày hòa bình thế giới hôm nay, chúng ta được mời gọi trở thành những người
xây dựng hòa bình. Hãy nhìn vào tấm gương của Thiên Chúa làm người, để học nơi
Ngài. Hãy đi bước trước trong việc tìm đến làm hòa với anh em, hãy cố gắng để
loại trừ những nghị kỵ ghen tị nhỏ nhen để biết sống với nhau quảng đại hơn.
Hãy vui với cái vui và sự thành công của anh em, đừng tỏ ra ghen tị chỉ trích bực
bội. Quan trọng hơn nữa, là hãy nhận ra gương mặt và sự hiện diện của Thiên
Chúa nơi anh em, để biết tôn trọng và yêu mến, đồng thời nhìn nhận nhau là anh
em và cố gắng để xây dự tình huynh đệ chân thành.
Hãy
bắt đầu xây dựng hòa bình từ trong gia đình, chỉ khi gia đình hòa bình, thì thế
giới mới hòa bình. Hãy tôn trong nhau và thông cảm với nhau, đừng bao giờ biến
gia đình thành nơi bạo hành, bạo lực, thành lò lửa chiến tranh. Mỗi thành viên
hãy trao cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ và giúp nhau mỗi ngày
nên hoàn thiện hơn.
Người
công giáo chúng ta hãy trở thành những người đi tiên phong trong việc xây dựng
hòa bình. Hãy đem vào môi trường xã hội, nơi công ty xí nghiệp của mình sự ngay
thẳng thật thà, loại khỏi mình sự gian gối dưới mọi hình thức. Hãy tôn trong và
yêu mến những đồng nghiệp và những người mình gặp gỡ. Hãy nói với nhau bằng những
lời lẽ lịch sự thay cho kiểu nói tục tĩu thô lỗ, hãy cư xử với nhau một cách
chân thành, công bằng và bác ái. Mỗi người Công giáo phải sống thế nào để cho mọi
người nhận ra Chúa trong cách sống của chúng ta và đồng thời chúng ta cũng nhận
ra hình ảnh của Chúa nơi mọi người để biết tôn trọng và yêu thương.
Nhưng
quan trọng hơn hết, hãy noi gương Đức Maria, hãy luôn có Chúa trong tâm hồn, đừng
để tâm hồn mình trống rỗng, nhất là đừng để ma quỉ và tội lỗi chiếm hữu tâm hồn.
Vì ma quỷ không thể đem đến bình an, nó chỉ có thể gây ra thù oán và chiến
tranh mà thôi. Amen
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí – Xuân Lộc