Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 18

CHÚA NHẬT 18 NĂM A

“Họ không cần phải đi đâu cả. Chính anh em hãy cho họ  ăn”

 (Mt. 14,13-21)

9CADQDOKMCANOF3LJCASQ9JH8CAQRKAQSCAKPP5EHCA3LSZ2UCAR6G5FECA5I5JZECAXY9FOPCA89EIX6CAEGK6OWCABMGJBYCAPTNMI3CAX1GW6CCADXVRVECADTO8O5CA0HIIPDCAW0TNKACAKCMGI0.jpgLịch sử phát triển của con người và tạo vật luôn đi đôi song hành với việc tìm kiến thức ăn để tồn tại. Con lớn nuốt con bé, cá lớn nuốt cá bé, người trên bắt nạt người dưới và đó là một tiến trình diễn ra hằng ngày trên mọi lãnh vực.Tất cả các sinh vật đều phải ăn để tồn tại. Chỉ có điều khác nhau về cách thức, về danh xưng và cả nội dung. Cuộc chiến đấu tranh sinh tồn cứ mãi diễn ra suốt cả hành trình tồn tại của mọi sinh vật cho đến khi “thèm ăn đất”. Con người chúng ta cũng không thóat  ra khỏi cuộc chiến không ngừng nghỉ này.

Là một tạo vật, con người cũng cần phải ăn để sống. Có  khác chăng là vì con người là một lòai ăn tạp. 

Ăn đủ mọi thứ: từ danh vọng địa vị trong xã hội cho đến những khát vọng thấp hèn của dục vọng; từ sắt thép gỗ đá cho đến cả những mỹ vị cao lương; từ những thứ bẩn thỉu, vô liêm sỉ cho đến những mâm cao cỗ đầy sơn hào hải vị. Tất tần tật, con người xơi ráo! Người đời gọi đó là “ăn sạch”! Có nghĩa là con gì nhúc nhích, cái gì được tính bằng tiền đều được bỏ vào “cái lỗ miệng”

“Ăn bẩn”. Ngòai những thứ có gía trị được tính bằng ngân lượng hoặc kim lượng,khả năng ăn của con người là vô độ. Nhiều hình thức gọi “ăn hối lộ”, cái để bỏ túi, để dằn lưng, miễn là không lấy ra từ túi mình hầu bảo đảm cho tương lai con cháu đến ba bốn đời. Khả năng “ăn bẩn” của con người không dừng lại ở những của cải vật chất, mà ngay cả những gía trị tinh thần, con người không từ một thủ đọan nào để chiếm đọat, để tước đọat  cái phần sống và sự hiện hữu của anh em mình, thậm chí đến những thành tựu, cố gắng nỗ lực của anh em mình.

Ngòai ra, khả năng “ăn” của con người không chỉ dừng lại ở tốc độ mà cả đến trữ lượng cũng vô độ. Họ ăn không chỉ bằng miệng qua tiếng cười đồng ý hoặc động tác há mồm, mà cả bằng con mắt đồng lõa, bằng cái gật đầu và thậm chí của mọi hành vi tứ chi mà con người có thể vận dụng một cách có hiệu năng hoặc lộ liễu hoặc kín đáo. Tóm lại, khả năng ăn của con người là vô hạn, thậm chí Đấng tạo dựng cũng không thể tưởng tượng nổi sự biến hóa vô lường của nó! Lòng tham của con người quả là một chiếc thùng không đáy là vậy! Tất cả cũng chỉ vì “chúa của họ là cái bụng”.

“Anh em hãy cho họ  ăn. Họ không cần khải đi đâu cả.” Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta phải biết lo lắng, chăm sóc cho sự sống còn của anh em. Không chỉ là sự khôn ngoan tạo ra cơm bánh, mà còn là biết chia sẻ phần sống cho nhau, trao cho nhau cơ hội để tồn tại, thay vì ích kỷ để rồi chiếm đọat riêng lấy cho mình. 

Trên cả  sự tồn tại, trên cả cuộc chiến đấu tranh sinh tồn, con người còn phải giúp đỡ nhau để sống. Chúng ta không chỉ sống một mình, trái lại chúng ta cũng phải “biết động lòng thương xót ”  trước những nỗi thống khổ, thiếu thốn của chính anh em mình.Và đó là trách nhiệm của mỗi người chúng ta “Anh em hãy cho họ ăn”.

Ngoài việc lo cho anh em túng thiếu được no đủ, chúng ta còn có bổn phận “sống tình người” với nhau. Không phải chờ “sung rụng” hay trên trời rơi xuống, mà mỗi người chúng ta phải sống có trách nhiệm với nhau, lo phục vụ và chăm sóc cho nhau. Đó chính là sống đức bác ái Kitô giáo. Tình yêu mà Chúa muốn mỗi người trao cho nhau là tình yêu tinh ròng của Thiên Chúa: tha thứ, yêu thương vô vị lợi, cho đi mà không mong đáp trả, không loại trừ nhưng đón nhận tất cả, vì mọi người đều là anh em của nhau. Đừng vì mình, đừng vì cái tôi ích kỷ của mình, nhưng biết cảm thông, chia sẻ và sống quảng đại với nhau như Chúa dạy, chúng ta mới thực sự học được bài học lớn mà một đứa trẻ nhỏ đã làm.

Lời cầu nguyện:

Lạy Cha, xin cho con lương thực hằng ngày. Chúa đã dạy tất cả chúng con, hằng ngày kêu cầu danh Cha để có lương thực hằng ngày. Nhưng Chúa cũng muốn tất cả chúng con dùng lương thực và những gì mình có “dẫu một bát nước lã” để chia cho nhau. Vì khi chúng con biết làm điều đó cho một anh em bé nhỏ nhất của Chúa là làm cho chính Chúa. Xin cho việc chia sẻ với nhau trở thành một thói quen tốt mà hằng ngày, trong mọi lãnh vực, chúng con luôn sẵn sàng và quảng đại sống tình hiệp thông với nhau. Amen

Lm Gioan B.Phan Kế Sự

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên_Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVIII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Thứ Ba Tuần XVIII Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XVIII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVIII Thường Niên C_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVIII Thường Niên C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVIII Thường niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên - Nt. Thiên Thảo SJP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C- CHUYỆN BIẾT RỒI VẪN CỨ NÓI. Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
     TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Jos tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C- CUỘC ĐỜI LÀ PHÙ VÂN. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm HK