CHỦ NHẬT 3 CHAY
Chúng
ta đang đứng trước
một
sự
chọn
lựa
thiết
yếu
giữa
ách nô lệ
và tự
do. Chỗ
đứng
thực
sự
của
chúng ta hiện
nay là tình trạng
nô lệ.
Nếu
chúng ta từ
khước
lên đường
theo tiếng
gọi
của
Thiên Chúa, thì chúng ta cũng
chỉ
làm cho tiếng
gọi ấy
thêm thúc bách mà thôi. Nếu
chúng ta dừng
bước
trên một
con đường
mà chúng ta coi là quá cực
khổ,
chúng ta lại
rơi
vào một
cái chết
khi còn đang sống.
Chúng ta được
mời
gọi
bởi
Đấng
là Tuyệt
đối,
một
đấng
Tuyệt
đối
có một
tình yêu bao la.
Sách Xuất hành 3,1-8a.10.13-15
Mô
sê cố gắng chống
lại
kiếp
nô lệ
của
dân ông, nhưng
ông phải
trốn
trong sa mạc
vì thiếu
hỗ
trợ
về
phía các đồng
bào Israel của
ông. Nhưng
chính Thiên Chúa sẽ
can thiệp.
Người
tự
mạc
khải
như
là Thiên Chúa của
Lời
hứa,
luôn trung thành với
Lời
của
Người,
đến
giải
thoát miêu duệ
ông Abraham. Người
tự
mạc
khải
như
là đấng
Tuyệt
đối.
Thánh Vịnh 102
Đây
là bài ca Chúc tụng
Thiên Chúa đến
giải
thoát dân, biến
đổi
một
thế
giới
hư
hỏng,
chứng
tỏ
lòng Xót thương
khi giải
thoát Dân Người
khỏi
ách
nô lệ. Người
là tình yêu và xót thương,
chậm
giận
và giàu nhân nghĩa.
Thư gửi
tín hữu Cô rin tô 10,1-6.10-12
Thánh
Phao lô cảnh giác những
người
mong muốn
rơi
trở
lại
tội
lỗi
trong quá khứ.
Ngài giúp cho họ
suy niệm
về
một
trích đọan
từ
Sách Dân số:
“Người
Híp pri đã không biết
đến
đặc
tính thiêng liêng của
việc
tiềm
kiếm
của
họ.
họ
đã sa vào chước
cám dỗ
bên đường.
Và họ
đã chết”.
Ước
gì người
ki tô hữu
đã biết
ý nghĩa
của
cuộc
lữ
hành đừng
để
sa vào một
lầm
lỗi
như
thế.
Tin mừng Lc 13,1-9
NGỮ CẢNH
Đoạn
tin mừng
13,1-9 nằm
trong phân đoạn
mô tả
hành trình lên Giê ru sa lem của Chúa Giê su và
các môn đệ
(9,51-19,27). Dù phần
lớn
dành để
nói về
cuộc
Khổ
nạn,
Ngài vẫn
dành cho các môn đệ
nhiều
giáo huấn
khác nhau.
Từ
câu 12,1 trở
đi, Chúa Giê su hướng
đến viễn
cảnh
ngày chung thẩm.
Từ
trước
cho đến
giờ,
Người
chủ
yếu
nói với
các môn đệ,
nhưng
đã đến
lúc Người
nói với
cả
đám đông dân chúng, chỉ
dạy
họ
những
thái độ
cần
thiết
dể
chuẩn
bị
cho ngày chung thẩm.
-
biết phân biệt
các dấu
chỉ
báo trước
ngày chung thẩm
(12,54-56)
-
phải làm hết
sức
có thể
để
tránh bị
kết
án (12,57-59)
-
tầm quan trọng
lớn
lao của
việc
sám hối
(13,1-5)
-
tin vào lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa đối
với
chúng ta (13,6-9).
TÌM HIỂU
Có
mấy người: giáo huấn
về
sự
phán đoán dựa
trên hai biến
cố bi thảm
xảy
ra chung quanh Chúa Giê su: một số
người
bị
Phi la tô giết,
và mười
tám người
bị
tháp Siloe đè chết.
Máu
tế vật: đề
cập
đến
một
phản
ứng
tàn bạo
của
Phi la tô trước
một
phong trào nào đó của
dân chúng. Chúa Giê su khi nghe biết tin đã phân biệt
rõ ràng sự
bất
hạnh
của
họ
không do tội
lỗi
gây ra. Trái lại,
sự
hy sinh mà họ
đã hoàn thành cho thấy
họ
là những
người
công chính
chứ không phải
là những
kẻ
tội
lỗi.
Sám
hối: nỗi bất
hạnh
của
người
khác không phải
là cớ
đễ
xét đoán hay lên án họ,
nhưng
là cơ
hội
để
sám
hốitrước mặt
Chúa là đấng
Xét xử
mọi
người.
Lời
mời
gọi
sám hối
là điểm
nhấn
trong lời
rao giảng
của
Gioan Tẩy
giả
(3,3.8), của
Chúa Giê su (5,32; 10,13; 11,32; 15,7.10) và của
Hội
Thánh (Cv 2,38; 3,19). Sám
hối là thay đổi
não trạng
và cái nhìn để
đáp lại
lời
mời
gọi
của
Chúa. Sự
hăm
doạ
kèm theo cho thấy
hình phạt
không đi theo số
phận
may rủi,
nhưng
là một
cảnh
giác
hối thúc sự
trở
về.
Mười
tám người: Chúa Giê su cũng
nhắc
lại
một
biến
cố
khác: một
tai nạn
chết
người.
Ngài cố
ý nhắc
lại
để
đưa
ra cùng một
lời
giáo huấn,
là mời
gọi
sám hối.
Cũng
sẽ
chết
hết: thoạt
nghe, thì dường
như
Chúa Giê su nói về
cái chết
ở
đời
nầy.
Nhưng
trong mạch
văn,
thì lời
nầy
nằm
trong
viễn tượng cuối
thời
gian, trước
sự
xét xử
(12,54-56.57-59). Do đó, tất
cả
những
ai không theo con đường
của
Chúa Giê su (9,23; 12,51) thì chính bản
thân mình sẽ
tự
loại
ra
khỏi ơn cứu
rỗi
đời
đời.
Nếu
thế
thì số
phận
còn tệ
hơn
cái chết
thể
lí (12,4-5;
x. Đnl 8,20).
Dụ
ngôn:
dụ ngôn cây vả
bổ
túc cho giáo huấn
trên về
việc
cần
phải
sám hối
để
không « phải
chết ».
Nhưng
ở
đây có thêm một
yếu
tố
mới:
sự
kiên trìcủa
người
làm vườn,
hình ảnh
minh họa
chính sự
kiên trì của
Chúa.
Một
cây vả: ở
vài chỗ
trong Cựu
Ước,
cây vả
tượng
trưng
cho dân Israel (x. Ge 1,7) và trong sách tiên tri Giêrêmia, cây vả
tượng
trưng
cho một
Israel không sinh hoa trái (Gr 8,3). Từ
đó chúng ta có thể
nói cây vả
ở
đây cũng
tượng
trưng
cho dân
được tuyển
chọn. Và cũng từ
những
đoạn
sách đó, chủ
nhân của
cây vả
là Đức
Gia vê. Vậy
chúng ta có thể
hiểu
rằng
Chúa Giê su được
tượng
trưng
qua người
làm vườn
nho xin cho cây vả
được
gia hạn
ân xá sau cùng.
Bài
học mà Chúa Giê su muốn
dạy
là: Thiên Chúa chờ
đợi
nơi
dân Người
những
hoa quả
của
lòng
thống hối. Họ
phải
khẩn
trương
lợi
dụng
mọi
cơ
hội
để
nghe theo những
lời
mời
gọi
ăn
năn
sám hối
sau cùng mà Chúa Giê su, đấng
trung gian giàu lòng thương
xót, gửi
đến
cho họ.
Còn nếu
cứ
tiếp
tục
chần
chừ,
dân Israel sẽ
cùng chung số
phận
như
cây vả
không sinh hoa trái.
SỨ ĐIỆP
Bài tin mừng hôm nay đề
cập đến các biến cố đã gây nhiều chấn động đến dư luận dân chúng thời đó. Những
người Ga li lê bị Phi la tô giết đang khi họ dâng hi tế. Mười tám người bị tháp
Si lo ê đổ xuống đè chết. Ngày hôm nay bản liệt kê có thể kéo dài thêm: những
người chết vì thảm họa động đất tại Pakistan, vì chiến tranh tại Syria, vì tai
nạn giao thông dịp Tết vừa qua tại Việt Nam, những người chết đói ở các trại tị
nạn, những nạn nhân các cuộc bạo hành và thù oán của con người. Trước những
trường hợp ấy, chúng ta có thể đặt ra câu hỏi: Tai sao những việc đó đã xảy ra?
Tại sao lại chính họ chứ không phải người khác? Ai chịu trách nhiệm?
Đối diện trước những sự
kiện bi thảm đó, tất cả chúng ta đều giận dữ. Và bị cám dỗ trách Chúa: “Nếu
Chúa hiện diện, nếu Người tốt lành, Người đã không cho phép những sự đó xảy
ra”. Hoặc: “Họ đã làm gì nên tội chống lại Thiên Chúa mà lại phải bị đau khổ
như thế?”
Chúng
ta cảm thông những
nỗi
lòng và tiếng
kêu thống
thiết
ấy.
Đó
là
điều thường
thấy
trong lời
cầu
nguyện
cho những
người
đã bị
đau khổ
thử
thách quá nhiều
mà chúng ta vẫn
thường
gặp
trong Kinh Thánh.
Từ
đó, chúng ta cần
phải
lắng
nghe câu trả
lời
của
Chúa Giê su: “Những
nạn
nhân các tai họa ấy
không phải
là những
tội
phạm
nặng hơn
những
người
khác”. Họ
hoàn toàn không xứng
đáng với
những
gì đã xảy
ra cho họ.
Chúng ta không có quyền
nói rằng
Thiên Chúa đã trừng
phạt
họ,
vì như
thế
là bôi nhọ
hình ảnh
Người.
Thật
vậy,
Thiên Chúa là Cha chúng ta, luôn yêu thương
từng
người
con
và chỉ muốn họ
được
hạnh
phúc. Điều
mà Chúa Giê su mong muốn
chúng ta thực
hiện,
là tất
cả
chúng ta phải
đặt
lại
vấn
đề
về
chính mình; chúng ta phải
cắt
nghĩa
các biến
cố
đó như
những
dấu
chỉ
mà Ngài ban cho chúng ta.
Bài
tin mừng nầy
đưa
ra cho chúng ta
một lời cảnh
báo rất
dứt
khoát:
nó nhắc chúng ta nhớ
cần
phải
khẩn
cấp
đi vào con đường
sám hối
chân thật.
Sám hối
là thay đổi
não trạng,
là có một
cách suy nghĩ
khác, một
cách nhìn khác về
Thiên Chúa, tha nhân và thế
giới:
“Hãy thật
lòng trở
về
với
Ta”.
Sự sám hối
đích thực
bao gồm
một
cuộc
thay đổi
tận
gốc
những
cách xử
thế
của
chúng ta. Tắt
một
lời
chúng ta cần
phải
đặt
tất
cả
tin mừng
vào trong đời
sống
chúng ta.
Sám
hối còn là hòa nhập
vào cuộc
sống
bí tích. Phép Rửa
đã dìm chúng ta vào đại
dương
tình
yêu là chính Thiên Chúa. Từ lúc đó, không gì còn có thể
diễn
ra như
trước
kia. Trọn
cuộc
sống
chúng ta phải
thấm
nhuần
tình yêu ấy
ở
trong Thiên Chúa. Tiếc
thay, nhiều
khi tất
cả
chúng ta đều
quay lưng
lại
với
Người
và xa cách Người.
Chính vì thế
mà bí tích
hòa giải được đề
nghị
cho chúng ta. Thế
nhưng,
ngày nay, bí tích hòa giải
bị
khủng
hoảng
trầm
trọng,
nhiều
người
không còn đi xưng
tội
nữa
vì nghĩ
rằng
nó
không còn ích lợi nào cả.
Tuy nhiên, mỗi
lần
chúng ta xưng
tội,
chính Chúa tiếp
nhận
chúng ta, nâng
chúng ta lên, và giúp chúng tìm lại niềm
tin tưởng
mà chúng ta đã đánh mất. Có tác giả
nói rằng
bí tích hòa giải
là một
liệu
pháp tốt
nhất
nhằm
chống
lại
một
bệnh
kinh niên lâu ngày.
Trong
phần thứ
hai, Chúa Giê su kể
lại
dụ
ngôn cây vả
khô héo. Ngài sử
dụng
một
hình ảnh
dễ
hiểu
nhằm
nhấn
mạnh
về
sự
cần
thiết
phải
sám
hối, và cho người
tội
lỗi
hiểu
rằng
họ
được
ban cho một
cơ
hội
tốt
để
tiếp
nhận
một
sự
sống
chân thật.
Người
thợ
làm vuờn
hi vọng
mãnh liệt
trong khi chủ
vườn
lại
muốn
chặt
bỏ
và đốt
đi. Anh sẽ
xới
đất,
bón phân lần
chót. May ra nó sẽ
cho trái.
Thiên
Chúa của chúng ta cũng
như
người
chủ
vườn
cho thấy
một
sự
kiên trì lạ
lùng. Chắc
chắn
điều
đó không có nghĩa
là Người
không dứt
khoát. Người
luôn muốn
cho chúng ta điều
tốt
nhất.
Vì thế,
Người
không ngừng
chìa tay ra cho chúng ta. Sự
lầm
lạc
của
chúng ta, tội
lỗi
chúng ta không làm cho Người
thất
vọng.
Trái lại,
Người
làm tất
cả
mọi
sự
để
đưa
chúng ta lại
gần
Người,
vì Người
tuyệt
đối
muốn
chúng ta được
cứu
độ.
Người
đặt
trên đường
những
dấu
chỉ
cần
thiết
để
chỉ
đường
cho chúng ta, đi theo chúng ta, và hối
thúc chúng ta.
Đó
là tin mừng
trong chủ
nhật
thứ
ba mùa chay nầy.
Thiên
Chúa không ngừng tin tưởng
nơi
chúng ta. Ngài tin chúng
ta, Người tin vào sự
sám hối
của
chúng ta. Lòng thương
xót vô biên của
Người
là một
bằng
chúng cho lòng hi vọng
của
Người.
Ngừơi
say mê chúng ta và tiếp
tục
chịu
mọi
sự
khổ
vì chúng ta. Người
luôn sẵn
sàng đến
tìm chúng ta đang ở
nơi
rất
xa và rất
thấp.
Cuộc
sống
của
chúng ta khá giống
một
công trường
đang xây dựng.
Trên một
công trường
ngổn
ngang bề
bộn
đủ
mọi
thứ,
nhưng điều
mà chúng ta lưu
ý nhất,
đó chính là tòa nhà một
khi hòan tất.
Đó
cũng
là điều
mà Thiên Chúa nhìn chúng ta. Người muốn
điều
tốt
nhất
cho chúng ta, và Người
làm mọi
sự
để
chúng ta mang lại
hoa trái cho Nước
Chúa.
Vậy
chúng ta hãy tiếp
nhận
lời
mời
gọi
khẩn
cấp
trở
về
với
Chúa. Mùa Chay mang đến
cho chúng ta cơ
hội
tốt
đẹp
đó. Đó
là một
cơ
hội
mới
mà chúng ta không được
để
mất.
Con người
sẽ
đi vào chỗ
hư
vong nếu
không tin vào Thiên Chúa. Sám hối, trước
tiên là tin vào Tin Mừng.
Sự
hóan cải
cắm
rễ
trong niềm
xác tín một
vì Thiên Chúa cứu
độ,
một
vì Thiên Chúa mở
rộng
đôi tay tiếp
nhận
không điều
kiện.
Thế
thì chúng ta hãy mạnh
dạn
tin
tưởng tiến
bước.
ĐÀO SÂU
HÃY SÁM HỐI
Xh
3,1-8a, 13-15 Thiên Chúa đấng Cứu
độ
tỏ
mình ra cho Mô-sê
Tv
103,1-2, 3-4, 6-7, 8+11 Chúa là Đấng từ
bi và hay thương
xót
1
Cr 10,1-6, 10-12 Cuộc xuất
hành mời
gọi
chúng ta sám hối
Lc
13,1-9 Thiên Chúa không ngừng mời
gọi
chúng ta sám hối
1. HỎI: Ba bài đọc
liên kết với
nhau theo chủ đề nào?
THƯA: HÃY SÁM HỐI. Thiên Chúa thương
xót những người Ít-ra-ên nô lệ và sẵn sàng giải thoát họ (Bđ 1), Người không ngừng
mời gọi chúng ta sám hối (BTM) vì đó là cuộc khởi hành ra khỏi vùng đất tội lỗi
và đi vào miền đất tự do. Các ki tô hữu cũng được mời gọi khiêm nhường thú nhận
tội lỗi để được hưởng nhờ lòng Chúa xót thương (Bđ 2).
2. HỎI: Sách Xuất
hành là sách gì?
THƯA:
Sách
Xuất hành là quyển
sách thứ
hai của
Kinh Thánh,
thuộc loại
sách Sử.
Sách Xuất
hành kể
lại
cuộc
đi
ra khỏi Ai cập
như
một
kinh nghiệm
về
quyền
năng
giải
phóng của
Thiên Chúa, và kể
lại
Giao Ước
như
là một
kinh nghiệm
cộng
đồng
về
sự
gặp
gỡ
Thiên Chúa.
3. HỎI: Bài đọc
một có nội
dung như thế
nào?
THƯA:
Bài
đọc một trích từ
sách Xuất
hành, kể
lại
việc
Thiên Chúa tỏ
mình ra trong bụi
gai bốc
cháy nhưng
không bị
thiêu rụi.
Qua
đó, Người mạc khải
cho ông Mô-sê biết
Ngài là Đấng
Thánh, Hoàn toàn khác, nhưng
đồng
thời
lại rất
gần
gủi
với
con người.
Kế
đến,
Người trao cho ông Mô-sê sứ
mạng
dẫn
dân Người
ra khỏi
đất
nô lệ
Ai cập
đến
Đất
mà Người
đã hứa
ban cho họ.
Và sau cùng Người
cũng
tỏ
cho ông biết
tên gọi
của
Người
là Đấng
hiện
hữu
để
làm dấu
chỉ
cho dân tin.
4. HỎI: ‘Thiên sứ
của ĐỨC
CHÚA hiện ra với
ông’ (3, 2) là ai?
THƯA:
Là
chính Thiên Chúa. Đó là một
kiểu
nói mà Kinh Thánh hay dùng để chỉ
chính Thiên Chúa.
5. HỎI: ‘Bụi
cây cháy bừng, nhưng
bụi cây không bị
thiêu rụi’ (3,2) có nghĩa
gì?
THƯA:
Hình ảnh ấy biểu tượngcho hành động của Thiên Chúa như ngọn lửa cháy của tình
yêu Ngài thiêu đốt nhưng vẫn để cho căn tính của người được yêu thương còn
nguyên vẹn.
6. HỎI: Đấng
Thánh, Hoàn toàn khác nhưng lại rất
gần gủi
con người là sao?
THƯA:
Ngài
là Đấng Hoàn toàn khác phàm nhân vì là Đấng
Thánh, đấng
mà người
ta phải
kính sợ
và kính tôn khi đến
gần.
Tuy nhiên Người
cũng
là Đấng
rất
gần
gủi
con người,
vì đã nghiêng mình lắng
nghe cảnh
khổ
đau của
Dân Người
và đã nhậm
lời
họ
cầu
xin giải
thoát.
7. HỎI: Quyền
năng của
Thiên Chúa can thiệp như
thế nào?
THƯA:
Thiên
Chúa nhìn thấy con người
đau khổ
và lắng
nghe lời
họ
kêu xin nên quyết
định
can thiệp
bằng
cách sai ông Mô-sê đến.
Như
thế,
quyền
năng
của
Thiên Chúa can thiệp
với
sự
cộng
tác của
người
mà Chúa kêu gọi.
Vậy,
để
được
Thiên
Chúa cứu thoát, người
được
Thiên Chúa mời
gọi
phải
đáp trả
và người
đang đau khổ
phải
chấp
nhận
được
trợ
giúp.
8. HỎI: ‘Tên’ Thiên Chúa có nghĩa
gì?
THƯA:
Thiên Chúa mạc khải tên của Ngài là ‘Ta là Đấng hiện hữu’ (Xh 3,14). Thiên Chúa
mạc khải ở đây là một Thiên Chúa đã thấy, đã biết, đã nghe và xót xa trước nỗi
khổ đau của dân Ngài và đã tỏ lòng thương xót họ. Như thế, ngang qua các biến
cố sẽ xảy ra, Thiên Chúa sẽ cho tỏ cho biết Ngài là ai.
9.HỎI:
Thiên Chúa giao phó cho Mô-sê sứ mạng
gì?
THƯA: ‘Ta đã thấy. Ta đã
nghe. Ta đã biết’ (c7) và ‘giờ đây, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pha-ra-ô
để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-ên ra khỏi Ai-cập’ (c.10). Với xác tín về một sự
hiện diện luôn ở với mình, ông Mô-sê được mời gọi hãy trở lại Ai cập để nói chuyện
với Người áp bức dân tộc ông và liên đới với anh em mình để giải thoát họ khỏi
đất nô lệ và dẫn họ đến miền đất hứa tự do.
10.
HỎI: Bài đọc
2 (1 Cr 10, 1-6.10-12) nội
dung như
thế
nào?
THƯA: Thánh Phao-lô khuyên
nhủ các tín hữu Cô-rin-tô hãy biết rút ra bài học bổ ích từ lịch sử của dân
Chúa, từ cách sống của những người Ít-ra-en trong thời Xuất Hành được xem là
cha ông của họ trong dòng dõi những kẻ tin vào Thiên Chúa.
11.
HỎI: Ngữ
cảnh
bài Tin
mừng (Lc 13, 1-9) như
thế
nào?
THƯA:
Đoạn
Tin
mừng nằm trong phân đoạn
độc
đáo nhất
của
TM Lc: cuộc
hành trình lên Giê-ru-sa-lem (9, 51–19, 27) để
hoàn thành cuộc
Khổ
nạn.
Văn
mạch
của
đoạn
13,1-9 nói về
những
việc
phải
làm để
chuẩn
bị
cho việc
phán xét sắp
xảy
đến
(12,1-13,9). Có hai ý chính: 1) Mời gọi
hoán cải
nhân các biến
cố
chính trị
xã hội
(13, 1-5); 2) Mời
gọi
hoán cải
qua dụ
ngôn cây
vả không trái (13, 6-9).
12.
HỎI: Bài Tin mừng chủ
nhật
nầy
có gì đặc
biệt?
THƯA:
Bài
Tin mừng hôm nay thật
đặc
biệt
vì Thánh Luca kết
hợp
vào đây hai mẫu
tin tức
thời
sự,
một
lời
giải
thích của
Chúa Giê su, và dụ
ngôn cây vả.
Cách kết
cấu
xem ra lỏng
lẻo,
nhưng
chắc
chắn
là chủ
ý của
tác giả.
Ông muốn
dùng dụ
ngôn cây vả
để
giúp cho chúng ta hiểu
rõ
hơn lời giải
thích của
Chúa Giê su về
hai biến
cố
thời
sự.
13.
HỎI: Đó là các biến
cố
gì?
THƯA:
Trước
tiên là cuộc
tàn sát ở
Ga-li-lê. Không ai lạ
gì sự
tàn bạo
của
Phi-la-tô. Một
số
người
Ga-li-lê đến
hành hương
ở
Giê-ru-sa-lem bị
cho là chống
đối
nhà cầm
quyền
La mã. Họ
đã bị
tàn sát theo lệnh
của
Phi-la-tô ngay lúc họ
tụ
tập trong đền
thờ
để
dâng hi lễ. Kế
đến
là mười
tám người
bị
tháp Si-lô-ác đè chết.
14.
HỎI: Trước
những
tin tức
thời
sự
đó, Chúa Giê su dạy
các môn đồ
như
thế
nào?
THƯA: Trước
những
tin tức
thời
sự
đó, Chúa Giê su trả
lời
các môn đệ
rằng:
không có tương
quan trực
tiếp
giữa
sự
đau khổ
và tội
lỗi như
người
ta vẫn
nghĩ.
Những người
Ga-li-lê đó không phạm
tội
nặng
hơn
những
người
khác. Thay vì suy nghĩ
sai lầm
như
thế,
mọi
người
được
mời
gọi
phải
hoán cải
thực
sự.
Chúa Giê su cương
quyết
đòi hỏi
và nhấn
mạnh
đến
việc
cần
phải
hoán cải
ngay tức
khắc.
15.
HỎI: Chúa Giê su kể
dụ
ngôn cây vả
để
làm gì?
THƯA: Chúa Giê su kể
dụ
ngôn cây vả
để
soi sáng lời
đòi hỏi
hoán cải
mà Ngài đưa
ra cho các môn đệ. Dụ ngôn ấy
cho họ
biết
cách hành động
của
Thiên Chúa khác xa với
cách của
loài người:
Người
là Đấng
đầy
kiên trì và rộng
lượng
tha thứ.
‘Thiên
Chúa không muốn kẻ tội
lỗi
phải
chết,
nhưng
muốn
nó trở
lại
và được
sống’(Ed 18, 24; 33, 11). Vì
thế điều mà Chúa Giê su
đòi phải
thay đổi
trước
tiên, không phải
là cách sống
của
chúng ta, mà là cách chúng ta nhìn về
Thiên Chúa như
là Đấng
trừng
phạt
tội
nhân.
16.
HỎI: Chúa Giê su muốn
bác bỏ
điều
sai lầm
nào trong cách suy nghĩ
của
người
đương
thời
về
tai ương?
THƯA:
Người
Do thái đương
thời
cho rằng
những
người
gặp
phải
tai họa
trên là những
người
đáng tội
hơn
những
người
khác. Chúa Giê su quả
quyết
rằng
điều
đó không đúng. Những
người
bị
nạn
ở
Giê-ru-sa-lem và tháp Si-lô-ác
không phải là những
người
phạm
tội
nặng
nề
hơn
những
người
khác. Thay vì nghĩ
sai lầm
như
thế,
hãy lo sám hối
ăn
năn
để
được
tha thứ.
17.
HỎI: Cây vả
tượng
trưng
điều
gì trong Kinh thánh?
THƯA:
Trong
Cựu Ước, cây vả
trương
trưng
dân Ít-ra-ên (Ge 1,7)
và trong sách Tiên tri Giê-rê-mi-a, cây vả
tượng
trưng
cho dân Ít-ra-ên không sinh hoa trái (Ge 1,7). Như
thế,
cây vả
trong dụ
ngôn cũng
tượng
trưng
cho dân được
chọn.
Thiên Chúa là chủ
vườn,
còn Chúa Giê su là người
làm vườn
can thiệp
với
chủ
vườn
xin gia
hạn cho cây vả.
18.
HỎI: Qua dụ
ngôn trên, Chúa Giê su muốn
dạy
điều
gì?
THƯA:
Chúa
Giê su dạy rằng:Thiên Chúa kiên
trì chờ
đợi
dân Ngài sinh hoa trái của
lòng sám hối.
Họ
phải
mau mắn
tiếp
nhận
và thực
hiện
lời
mời
gọi
sám hối
mà Chúa Giê su là Đấng
Trung
gian giàu lòng thương xót gởi
đến
cho họ.
Nếu
chần
chừ,
họ
sẽ
chịu
số
phận
như
cây vả
không sinh trái.
19.
HỎI:Cuộc đối
thoại
giữa
Chúa Giêsu và các đối
thủ
tập
trung vào tội
lỗi,
vậy
tội
lỗi
được
hiểu
như
thế
nào trong Cựu
Ước?
THƯA:Trong Cựu
Ước,
tội
lỗi không phải
là một
khái niệm
trừu
tượng,
nhưng
là một
cách hành xử
được
thể
hiện
trong cuộc
sống
con người.
Tội
lỗi
là đi trệt
mục
tiêu do Thiên Chúa đặt
ra, là nổi
loạn
chống
lại
Thiên Chúa, là không vâng phục, là sai lầm
của
con người.
Nói chung tội luôn luôn có nghĩa
là ‘phản
lại
Thiên Chúa, phạm
tội
chống
lại
Thiên Chúa’
(x. Tv 51,6).
20.
HỎI: Còn trong Tân Ước?
THƯA:Tân Ước
còn đi xa hơn
khi cho biết
trong Chúa Giêsu và trong lời
loan báo của
Ngài, con người
nhận
thức
được
tội
lỗi
của
họ
(Lu ca 5,
8). Và nhất là trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa tìm kiếm
và dang
rộng đôi tay đón nhận
tội
nhân về
với
mình (Lc 5, 10; 7, 37 tt). Chúa Giêsu đánh bại
tội
lỗi,
tha thứ
thay cho Thiên Chúa (Mt 9, 2). Ngài được
ủy
quyền
để
làm như
vậy
vì Ngài mang trên vai tội
lỗi
thế
gian (Ga 1, 29, 36; 1Ga 1, 7; 2.2).
21.
HỎI:Chúa Giêsu nói: ‘Tôi nói với
anh em, nếu
không hoán cải…’. Chúa Giê su có ý gì
khi nói về sự hoán cải?
THƯA:Hoán cải
là trở
lại
với
Thiên Chúa, là đổi
mới
liên tục
dưới
tác động
của
Chúa Thánh Thần.
Lời
loan
báo căn bản đầu
tiên về
Nước
Thiên Chúa là: ‘Hãy
sám hối, vì Nước
Thiên Chúa đã đến
gần’ (Mc 1,15). Đặc
biệt,
hoán cải
là xa lánh thần
tượng
vốn
là tình trạng
rời
xa và trái ngược
hoàn toàn với
Thiên Chúa và là một
nguồn
cội
sinh
ra mọi tội lỗi
khác (Rm
1,18 - 32, Cv 26,18; 1 Tx 1,09). Chỉ
có con người
mới
có thể
hoán cải,
vì có khả
năng
tự
quyết
làm điều
tốt,
nó có một
‘trái tim’ để
có thể
sám hối
và một
tinh thần
để
đổi
mới
(Rm 12,2). Việc
hoán cải
của
những
người
tội
lỗi
phải
được
thực
hiện
trong một
cuộc đổi mới
hoàn toàn và chân thật
của
ý chí và tâm hồn.
22.
HỎI:Một cách tổng
quát, hoán cải
được
định
nghĩa
như
thế
nào trong Tân Ước?
THƯA:Hoán cải
được
định
nghĩa
là sự
sống
lại
thiêng liêng, tái sinh, từ
bóng tối
bước
ra ánh sáng, từ
quyền
năng
của Sa-tan đến
với
quyền
năng
của
Thiên Chúa, từ
trạng
thái bị
lên án sang tình trạng
được
đón nhận
ân sủng
(Cv 26,18, Êp 2,3-6, Ga 3,
5).
23.
HỎI:Lòng thương
xót của
Thiên Chúa là điểm
đặc
trưng
trong thần
học
của
Thánh Luca về
sứ
mệnh
của
Chúa Giêsu?
THƯA:Đúng thế. Thật
vậy,
đối
với
Thánh Luca, sứ
vụ
của
Chúa Giê su cho thấy
Thiên Chúa hạ
mình xuống
với
nhân loại
bị
tổn
thương
bởi
tội
lỗi
vì Người
yêu thương
tạo
vật
của
Ngài vô cùng.
24.
HỎI:Thực thi Sứ điệp
Lời
Chúa như
thế
nào?
THƯA:1. Xác tín rằng Chúa
giàu lòng thương xót, luôn kiên nhẫn dang tay đón tôi trở về.Người lúc nào cũng
đặt hy vọng vào tôi:‘May ra sang năm nó có trái’.
2. Chắc chắn có ‘người làm
vườn’ giúp tôi.Đó là Chúa Thánh Thần, Mẹ Ma-ri-a, một người thân trong gia
đình, một người bạn, thậm chí cả kẻ thù của tôi nữa.Tất cả đều trực tiếp hoặc
gián tiếp giúp đỡ tôi, bằng lời cầu nguyện, gương sáng, nhắc bảo.
3.
Xác tín cần phải
sám hối
và quyết
tâm trở
về
để
làm cho mùa Chay thành mùa đổi mới
con người
và xã hội,
đáp lại
lòng Chúa luôn xót thương
muốn
cứu
độ
mọi
người.
TYGLCG:
299. Lời kêu gọi
hoán cải
của
Ðức
Kitô luôn vang vọng
trong đời
sống
những
người
đã lãnh Bí tích Rửa
tội.
Việc
hoán cải
này là một
cuộc
chiến
đấu
liên tục
của
toàn thể
Hội
thánh, tuy có đặc
điểm
là thánh thiện,
nhưng
lại bao gồm
các tội
nhân.