CHỦ NHẬT 3 VỌNG C
Các bài đọc
chủ
nhật
hôm nay chan chứa
niềm
vui. Dù bằng nhiều
cung giọng
khác nhau, nhưng
Tiên tri Sô phô nia rồi
đến
thánh
Luca và sau cùng thánh Phao lô đều hòa chung khúc
hát ca mừng
Chúa đang ngự
đến
mang lại
niềm
vui ơn
cứu
độ.
Một
lần
nữa
chúng ta được
mời
gọi
chuẩn
bị
con đường
cho Chúa, nhưng
lần
nầy
bằng
niềm
hi vọng
và hân hoan. Chúng ta có can đảm gác lại những
mối
bận
tâm hằng
ngày cho
cuộc sống đế
cùng với
mọi
người
hân hoan chào đón Ngài không?
Sách Sô phô nia 3, 14-18a
Được
viết
vào năm
640 trước
Công Nguyên, trước
tiên sách Xô phô nia được
gọi
là sách Nổi
Giận.
Thiên Chúa sẽ
trừng
phạt
một
dân tộc
kiêu căng
đã để
cho sự
ác tràn lan khắp
nơi.
Tuy nhiên, sau khi tàn phá, Chúa sẽ mang lại
sự
SỐNG.
Cuối
cùng, một
ngày trong
tương lai, Ít ra ên sẽ
trở
lại,
sẽ
Sống
phong phú.
Thánh ca Is 12:
Trong
bài thánh ca nầy, Isaia cực
lực
tố
cáo kiểu
chính trị
vô nhân đạo
của
vua A kha, và kêu gọi
mọi
người
hãy hi vọng.
Ông đã thóang cho thấy
một
tương
lai huy hoàng dưới
sự
hướng
dẫn
của
một
ĐỨA
TRẺ
mầu
nhiệm,
có thể
biến
đổi
cả
thế
giới.
Niềm
xác tín ấy
được
diễn
tả
trong tiếng
kêu hân hoan: THIÊN CHÚA Ở
VỚI
CHÚNG TA!
Thư gửi
tín hữu Phi líp phê 4, 4-7:
Khi
viết cho Giáo đoàn Phi líp phê, thánh Phao lô, một
tù nhân đã phải
nghĩ
đến
án
xử tử hình. Giờ
đây,Ngài biết
mình sắp
được
giải
thoát. Ngài đã đạt
đến
trạng
thái bình an mà ngài muốn
chia sẻ
cho anh em của
ngài. Ước
gì họ
được
sống
trong niềm
VUI, chứa
chan niềm
xác tín rằng
“CHÚA ĐANG
ĐẾN”.
Nhờ
vậy
mà họ
được
BÌNH AN.
Tin mừng: Lc 3, 10-18
NGỮ CẢNH
Sau
khi trình bày sứ điệp tổng
quát trong lời
rao giảng
của
Gioan Tẩy
giả
(Tin Mừng
tuần
trước),
trong đoạn
nầy,
Luca nói đến
nhữrng
gì mà Gioan đòi hỏi
nơi
cuộc
sống
cụ
thể
của
từng
hạng
người,
đặc
biệt
việc
thực
hành đức
bác ái. Giáo huấn
ấy
thường
được
các tiên tri gửi
tới
cho Israel trong quá khứ:
“Điều
mà Đức
Gia vê đòi hỏi
ngươi
lại
không phải
là thực
thi công bình, yêu mến
sự
nhân từ
và bước
đi cách khiêm nhường
với
Thiên Chúa của
ngươi
sao?” (Mk 6,6-8).
Như
vậy,
Gioan Tẩy
giả
không
đòi buộc người
ta phải
tách lìa khỏi
thế
gian, mà chỉ
phải
“làm hết
sức
mình trong mọi
hoàn cảnh
hiện
tại,
đang khi chờ
đợi
Đấng
Thiên sai đến”.
Đặc
biệt
ông đòi hỏi
lòng nhân hậu
và đức
công bình: đó là hoa trái biểu lộ
một
lòng sám hối
đích thực.
TÌM HIỂU
Chúng
tôi phải làm gì đây?: là phản
ứng
tự
nhiên của
những
người
tiếp
nhận
một
cảm
xúc mạnh
mẽ
khi nghe lời
Thiên Chúa: “Nghe vậy
họ
đau đớn
trong lòng và hỏi
ông Phê rô cùng các Tông Đồ
khác: ‘Thưa
các anh, vậy
chúng tôi phải
làm gì?’” (Cv 2,37). X.
thêm Cv 16,30; 22,10.
Câu
hỏi nầy và câu trả
lời
kèm theo (3,11-14) chỉ
có ở
Luca và đề
ra các yếu
tố
cho một
lời
rao giảng
cụ
thể
trong đó xuất
hiện
chủ
đề
về
chia
sẻ rất được tác giả
tin mừng
ưa
thích (6,30; 12,33-34; 19,8).
Chia
cho người không có: câu trả
lời
thứ
nhất
có tầm
mức
phổ
quát mời
gọi
chia sẻ
của
cải.
Đất
hứa
thuộc
về
Thiên Chúa và mọi
sự
đều
dành cho tất
cả
mọi
người
sử
dụng.
Sự
chia sẻ
là một
khía cạnh
của
sự
công bằng
(x. Is 58,7). Chúa Giê su còn đi xa hơn
nữa
(6,29).
Đừng
đòi hỏi
gì quá
mức: dù mang tiếng
là tội
nhân, các người
thu thuế
cũng
đến
để
nghe Gioan Tẩy
Giả
(x. 7,39). Gioan đề
nghị
với
họ
là trong khi tác nghiệp,
họ
không được
đòi quá mức
cho phép.
Binh
lính: có lẽ là binh lính người
ngoại,
được
tuyển
vào phục
vụ
trong quân đội vua Hêrôđê: một
chi tiết
cho thấy
mối
quan tâm phổ
quát
của tác giả
Luca! Gioan Tẩy
Giả
không lên án nghề
nghiệp
của
họ,
nhưng
khuyên nhủ
họ
phải
tôn trọng
công lí.
Dân:
các đám đông trong các câu 7 và 10 được
tác giả
gọi
là “dân”; qua đó tác giả
cho thấy Chúa Giê su quy tụ
một
dân tộc
mới.
Đấng
Messia:
các môn đệ của ông Gioan Tẩy
giả
về
sau vẫn
tiếp
tục
tự
hỏi
có phải
Thầy
mình là Đấng
Thiên sai không . Chính Gioan nói rằng ông không phải
là đấng
Messia, vì ông chỉ
là người
Tiền
Hô (x. Cv 13,25; Ga 1,19-28).
Đấng
mạnh
thế
hơn
tôi:
hay quyền thế
hơn
tôi:
quyền năng là một
ưu
phẩm
thuộc
về
Thiên Chúa: “Ngài
là Đức Chúa, mạnh
mẽ
và quyền
năng
trong chiến
tranh”
(Tv 24,8).
Về
sau, Luca sẽ
cho thấy
Chúa Giê su mạnh
hơn
ma quỉ
(11,32: cũng
dùng một
từ
như
ở
đây).
Tay
Người cầm nia rê sạch
lúa trong sân:
hình ảnh chỉ
Đấng
Thiên Sai đến
xét xử,
tách biệt
người
lành khỏi
kẻ
dữ:
kẻ
lành thì được
đưa
vào Nước
Chúa, và kẻ
dữ
thì phó mặc
cho lửa
không hề
tắt.
Lửa: là biểu
tượng
cho sự
thánh thiện
của
Thiên Chúa (x. Is
6,6-7; 66,15-16). Ngày Hiện Xuống
Thánh Thần
được
ban xuống
với
hình lưởi
lửa
(Cv 2,3). Nhưng
lửa
còn gợi
nhớ
sự
nghiêm khắc
của
hình phạt
cuối
cùng dành cho cây xấu
(3,9) không sinh trái, nó sẽ
là ngọn
lửa
không hề
tắt.
Chi tiết
nầy
cho thấy
chiều
kích
cánh chung (Is 66,24; Mc 9,43.48).
Loan
báo Tin mừng cho họ: (nghĩa
đen: ông Phúc âm hoá họ).
Luca nhắc
lại
lời
rao giảng
trong câu 3. Như
các thiên thần
(2,10) và các mục
tử
(2,17.20), cả
Gioan dù đứng
trước
muôn vàn đe doạ,
vẫn
nhiệt
thành loan báo đấng Cứu
độ
sẽ
đến.
SỨ ĐIỆP
Đám
đông người
đến
qui
tụ chung quanh Gioan Tẩy
giả
để
sám hối
và chịu
phép Rửa.
Họ
gồm
những
người
từ
lâu sống
rất
xa đức
tin truyền
thống,
và thuộc
đủ
mọi
thành phần
trong xã hội,
đôi khi đối
nghịch
nhau. Họ
không hỏi Gioan Tẩy
giả:
“Chúng tôi phải tin gì?”, nhưng
hỏi:
“Chúng tôi phải
làm gì”.
Để
trả
lời,
Gioan Tẩy
giả
hối
thúc
họ chuẩn
bị
cho Đức
Messia đến
bằng
cách thực
hiện
những
việc
làm có ý nghĩa
và cụ
thể
nhất. Ngài không đưa
ra một
giáo huấn
trừu
tượng
sâu xa nhưng không đánh động
ai và mang lại
điều
gì thiết
thực
cả.
Ngài
cũng không bảo
họ
phải
noi gương
Ngài sống
đời
khắc
khổ
trong hoang địa.
Ngài
chỉ đơn giản
mời gọi
họ
tiếp
tục
sống,
nhưng
sống
tốt
trong hoàn cảnh
riêng của
mình, và quảng
đại chia sẻ
những
gì mình đang
có: “Ai có hai áo, hãy chia cho người
không có. Và nếu
có gì ăn,
cũng
hãy làm như
vậy”.
Cuộc
hoán
cải ấy không thể
thực
hiện
được
bằng sức
riêng con người.
Nhưng
sự
kiện
Gioan Tẩy
giả
yêu cầu
những
người
vốn
bị
coi là không thể
hoán cải
được
phải
thay
đổi cuộc
sống
cho chúng ta hiểu
rằng
với
Thiên Chúa tất
cả
đều
có thể
được.
Nếu
chúng ta thực
sự
muốn,
Chúa luôn ở
với
chúng ta để
dẫn
dắt
chúng ta. Chính Người
đã chỉ
đường
cho chúng ta:
“Ta là đường, là sự
thật
và là sự
Sống.
Không ai đến
được
với
Cha mà
không qua Ta” (Ga 14,6).
“Chúng tôi phải làm gì?”.
Đó là một câu hỏi vô cùng quan trọng mà đám đông đặt ra cho Gioan Tẩy giả ở bờ
sông Giođan. Câu hỏi ấy chúng ta gặp nhiều lần trongTân ước. Sau nầy, Chúa Giê
su sẽ dạy: “Không phải những người nói lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời
đâu nhưng là những người thực hiện ý muốn của Cha Ta” (Mt 7,21). Sau lễ Hiện
xuống, đám đông cũng đặt câu hỏi ấy cho ông Phê rô: “Chúng tôi phải làm gì?”.
Đó cũng là một cách nhắc lại rằng đức tin phải thực tiển và sống động, vì nhờ
đó, chúng ta mới có thể tiếp nhận ơn Cứu độ của Thiên Chúa. Tình yêu ấy của
Thiên Chúa đã trở thành một nguồn suối tuôn tràn sự bình an và ơn cứu độ.
Cũng như đám đông xưa kia,
giờ đây cũng thế, chúng ta phải đặt ra cho mình câu hỏi ấy: chúng tôi phải làm
gì bây giờ ? Gioan Tẩy giả không đòi những điều kì diệu, nhưng rất đơn giản và
thực tế. Sự hoán cải đích thực bắt đầu từ việc chia sẻ, hoàn thành có ý thức
bổn phận hằng ngày của mình, nhất là tôn trọng người khác, đặc biệt những người
nghèo khổ nhất.
Thật vậy, chúng ta chỉ có
thể ở trong niềm vui của Đức Ki tô khi chúng ta chia sẻ niềm vui ấy cho người
khác, đặc biệt những người bị thử thách bởi sự nghèo túng, bệnh tật và cô đơn.
Chính bằng cách đó mà chúng ta chuẩn bị cho Chúa con đường trong cuộc sống,
trong giáo xứ và thế giới chúng ta.
ĐÀO SÂU
HÃY VUI LÊN VÌ CHÚA SẮP ĐẾN
Xp
3,14-18aNữ tử Si-on hãy vui mừng
lên, vì Chúa đang ở
giữa
ngươi
Is
12,2-3, 4bcd, 5-6Hãy biểu lộ niềm
vui vì Thiên Chúa đang ngự
giữa
chúng ta
Pl
4,4-7 Anh em hãy vui lên vì Chúa đã gần
ngự
đến
Lc
3,10-18Gioan Tẩy Giả
chuẩn
bị
dân chúng đón chào Đấng
Thiên sai đến
HỎI: Ba bài đọc
liên kết với
nhau theo chủ đề nào?
THƯA: HÃY VUI LÊN VÌ CHÚA SẮP ĐẾN.
Tiên tri Xô-phô-ni-a kêu gọi dân Chúa hãy vui mừng vì Thiên Chúa đang ngự đến
giữa họ (Bđ 1). Gioan tẩy giả chỉ dạy những điều cụ thể phải làm để có thể
thoát khỏi sự trừng phạt và nhận những ơn lành khi Chúa đến (BTM). Và Thánh
Phaolô lặp đi lặp lại lời hô hào hãy vui lên, vì Chúa đã gần đến (Bđ 2).
1. HỎI: Tiên tri Xô-phô-ni-a là ai?
THƯA:
Tiên
tri Xô-phô-ni-a sống vào thế
kỉ
thứ
7 trước
Công nguyên ở
Giê-ru-sa-lem dưới
thời
vua Giô-si-gia (640-609 tr CN). Sách của
ông rất
ngắn
chỉ
có năm
trang kể cả các chú thích, nhưng
lại
rất
cô động
và một
vài trang đã trở
nên nổi
tiếng.
Sứ
điệp
tiên tri là mời
gọi
vua và dân hãy hoán cải
để
thoát khỏi
án phạt
thịnh
nộ
của Thiên Chúa. Đối
với
những
ai trung thành, ông dùng lời
nói dịu
dàng khuyến
khích
họ, nhưng
với
những
kẻ
làm điều
ác, ông dùng lời
hăm
dọa
nghiêm khắc
chống
lại
họ.
2. HỎI: Bối
cảnh lịch
sử bài sấm
ngôn nầy?
THƯA:
Tiên
tri hoạt động vào khoảng
giữa
thế
kỉ
thứ
7.Đó
là thời
kì đầy
nhiểu
nhương
và biến
động.
Bên ngoài, Ít-ra-ên vừa
phải
dè chừng sức
mạnh
của
đoàn quân Assiri hiếu
chiến
phương
Đông
kéo đến,
vừa
phải
trốn
tránh sự
trả
thù của
hoàng đế
Ai cập
hùng mạnh
từ
phía Tây. Bên trong nội
tình cũng
không sáng sủa,
người
chủ
trương
liên kết
với
phía nầy,
người
tranh đấu
lấy
lòng phía
kia. Bất ổn, cướp
bóc, sợ
hãi, trả
thù…chính trong tình thế
tang tóc và đầy
tuyệt
vọng
ấy,
Xô-phô-ni-a đã tìm được
niềm
tin để
rao
giảng niềm vui cho đồng
bào mình.
3. HỎI: Nội
dung bài đọc 1 như
thế nào?
THƯA:
Bài
đọc 1 là lời
mời
gọi
Ít-ra-en hãy hò reo
vui sướng và nhảy
múa tưng
bừng,
vì Thiên Chúa đã rút lại
án phạt,
đã đẩy
lùi thù địch
của
họ,
và đang hiện
diện
giữa
họ.
Ngài là vị
Cứu
tinh sẽ
lấy
tình thương
mà đổi
mới
họ.
4. HỎI: Tiên tri Xô-phô-ni-a dùng những
ngôn ngữ nào?
THƯA:
Tiên
tri Xô-phô-ni-a dùng hai loại ngôn ngữ
mà
các tiên tri thường dùng: một
là lời
hăm
dọa
chống
lại
những
kẻ
làm ác; hai là lời
khích lệ
cho những
ai cố
gắng
trung thành với
Thiên Chúa. Ông
mạnh mẽ
trong lời
hăm
dọa
bao nhiêu thì lại
khuyến
khích động
viên và lạc
quan bấy
nhiêu
với các tín hữu
mà ông gọi
là những
kẻ
khiêm nhường.
5. HỎI: Bài đọc
một dùng ngôn ngữ
nào?
THƯA:
Ngôn
ngữ thứ hai, những
lời
động
viên dân Ít-ra-ên, đặc
biệt
là Giê-ru-sa-lem:‘Reo
vui lên, hỡi thiếu
nữ
Xi-on’
(3, 14). Si-on là tên gọi đồi Giê-ru-sa-lem nơi
đó đền
thờ
được
xây dựng.
Thiếu
nữ
Si-on tức
là Giê-ru-sa-lem và qua nó là toàn thể
dân ưu
tuyển.
6. HỎI: Câu: ‘Vì ngươi,
Chúa sẽ nhảy
múa tưng bừng’
muốn nói lên điều
gì?
THƯA:
Vì
người ta chỉ
muốn
nhảy
múa
với người
mình yêu thương,
nên câu ấy
muốn
nói rằng:
Giê-ru-sa-lem và cùng với
nó cả
nhân loại
là người
được
Thiên Chúa yêu thương.
Điều
nầy
đã được
tiên tri Hô-sê vào thế
kỉ
thứ
8 đề
cập
khi so sánh
giao ước giữa
Thiên Chúa và dân người
như
một
giao ước giữa
hai người
đính hôn. Và ý tưởng
ấy
được
tiên tri I-sai-a tiếp
nối
sau đó ở
thế
kỉ
thứ
6 bằng
hình ảnh
đám cưới
giữa
Thiên Chúa và dân Người.
7. HỎI: Cựu
ước có nói về
Thiên Chúa là tình yêu không?
THƯA:
Có.
Bằng chứng
là lời
sấm
tiên tri Xô-phô-ni-a :
‘Thiên Chúa của ngươi
đang ngự
giữa
ngươi,
Người
là Vị
cứu
tinh, là Đấng
anh hùng.Vì ngươi,
Chúa sẽ
vui mừng
hoan hỷ,sẽ
lấy
tình thương
của
Người
mà đổi
mới
ngươi.Vì
ngươi,
Chúa sẽ
nhảy
múa tưng
bừng’
(3, 17-18). Thiên Chúa trong lời sấm
ấy
gần
gủi
với
dân
Ngài đến nỗi đã hạ
mình xuống
để
nhảy
múa với
họ.
8. HỎI: Vậy
tin vui của Chủ
nhật nầy
là gì?
THƯA:
Người
ta chỉ
nhẩy
múa với
người
mình yêu thương,
do đó, tin vui của
Chủ
nhật
nầy
là: Giê-ru-sa-lem và toàn thể nhân loại
là người
yêu thương
của
Thiên Chúa.
9. HỎI: Tình yêu ấy
là tình yêu gì?
THƯA:
Đó
là tình yêu thương
cứu
độ.
Ngài đã cất
án phạt
tội
lỗi
của
họ
và còn đuổi
xa quân thù hãm hại.
Ngài không cho kẻ
thù đến
rình rập
để
hãm hại
họ
nữa, nhưng
chính
Ngài sẽ đến ở
giữa
họ
và làm mới
tình
yêu với họ.
10. HỎI: Số
sót Ít-ra-ên chỉ ai?
THƯA:
Đó là những người thuộc đám ‘dân nghèo hèn và bé nhỏ; chúng sẽ tìm nương ẩn nơi
danh ĐỨC CHÚA. Số dân Ít-ra-en còn sót lại sẽ không làm chuyện tàn ác bất công,
cũng không ăn gian nói dối và miệng lưỡi chúng sẽ không còn phỉnh gạt.Nhưng
chúng sẽ được chăn dắt và nghỉ ngơi mà không còn bị ai làm cho khiếp sợ’ (Sp 3,
11-13). Vì thế ông khuyến khích họ hãy hoán cải.
11. HỎI: Các tiên tri khác có loan báo sứ điệp
ấy không?
THƯA:
Có. Như tiên tri Giô-ên: ‘Các ngươi sẽ được ăn no nê thoả thích, và sẽ ca tụng
danh ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa các ngươi, Đấng đã làm cho các ngươi bao việc lạ
lùng, và dân Ta sẽ chẳng bao giờ xấu hổ nữa. Các ngươi sẽ biết rằng giữa
Ít-ra-en, có Ta hiện diện, Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa các ngươi, không có chúa
nào khác. Và dân Ta sẽ chẳng bao giờ xấu hổ nữa’(Ge 2,26-27).
12. HỎI: Bài đọc
II (Pl 4, 4-7) có nội dung như
thế nào?
THƯA: Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu
Phi-lip-phê hãy vui và vui luôn mãi trong niềm vui của Chúa vì Ngài đang ngự giữa
họ. Niềm vui ấy được biểu hiện trong một cuộc sống hiền hòa rộng rãi với mọi
người, khỏi mọi ưu tư lo lắng vì lòng trí luôn được bình an.
13.
HỎI: Ngữ cảnh bài Tin mừngnhư thế nào?
THƯA:
Bài
Tin mừng thuộc đoạn
đầu
của
phần
thứ
hai Tin
mừng Lu ca, sau Tin mừng thời
niên thiếu
(c.1-2), Luca kể
lại
sứ
vụ
Gioan Tẩy
giả
(3,1-20), phép Rửa
của
Chúa Giê su với
Thánh Thần
ngự
xuống
(21-22) và cám dỗ
(4,1-13).Có 3 ý chính: 1) Gioan bảo dân chúng những
việc
phải
làm (3,10-14);2) Ông loan báo Đấng mạnh
hơn
đang đến
(3,15-17);3)
Tóm kết sứ vụ
Gioan (3,18).
14. HỎI: Lời
rao giảng của
Gioan Tẩy giả
có theo truyền thống
các tiên tri Cựu Ước
không?
THƯA:
Có.
Lời rao giảng
mời
gọi
mọi
hoán cải
của
Gioan Tẩy
giả
tiếp
nối
truyền
thống
các tiên tri trong thời
Cựu
Ước.
Thí dụ
lời
rao
giảng của
tiên tri I-sai-a 58, 6-7: ‘Cách
ăn chay mà Ta ưa
thích chẳng
phải
là thế
này sao: mở
xiềng
xích bạo
tàn, tháo gông cùm trói buộc,
trả
tự
do cho người
bị
áp bức,
đập
tan mọi
gông cùm? Chẳng
phải
là chia cơm
cho người
đói, rước
vào nhà những
người
nghèo không nơi
trú ngụ;
thấy
ai mình trần
thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt
làm ngơ
trước
người
anh em cốt
nhục?’
15. HỎI: Những
người đến
với Gio-an Tẩy
giả thuộc
hạng người
nảo?
THƯA:
Họ
thuộc
hạng người
thấp
kém, những
người
tội
lỗi,
những
người
bị xã hội coi thường.
Đối
với
những
người
nầy,
lời
nói nghiêm khắc
của
Gio-an là Tin
mừng.
16. HỎI: Tại
sao Luca cố ý nhấn
mạnh đến
ba lần việc
dân chúng hỏi ông Gioan Tẩy
giả điều cần
phải làm?
THƯA:
Việc
Luca nói đến
ba lần
dân chúng đến
hỏi
Gioan điều
cần phải
làm là
muốn tỏ cho thấy
rằng
Gioan Tẩy
giả
là một
nhân vật
uy tín, luôn
được người
ta tìm đến
bàn hỏi
để
biết
giáo huấn
của
Thiên Chúa giống
như
các tiên tri ngày xưa
(x.Ez 8, 1; 14, 1; 20,1.31). Hơn nữa,
Tin
mừng Luca đặc
biệt
dành câu hỏi
ấy
cho
người muốn
hoán cải
(x. Cv 2, 37; 16, 30; 22,10)
17. HỎI: Những
người thu thuế
là ai?
THƯA: Họ
là người
Do thái nhưng
lại
tiếp
tay
cho đế quốc La mã ngoại
giáothu thuế
đồng bào mình. Điều
này đặt
họ
trong tình trạngvi phạm
thường
xuyên giới
luật
về
sự
tinh
khiết mà Lề
luật
qui định. Đó là lý do tại
sao các người
Pha-ri-sêu, vốn
là những
người
bảo
vệ
nghiêm nhặt
Lề
luật,
tỏ
vẻ
khinh bỉ
đối
với
họ,
vì coi họ
là những
người
tội
lỗi.
18. HỎI: Binh lính được
nói đến trong câu 14 là ai?
THƯA:
Những
người
lính nói đến
ở
đây không phải
là lính La mã hay người
Do thái đi phục
dịch
cho quân đội
La mã, mà là những
lính đánh thuê thuộc
quyền
vua Hêrôđê. Những
người
lính
nầy luôn bị
cám dỗ
dùng bạo
lực,
trộm
cướp
và bóc lột,
Gioan Tẩy
giả
không bảo
họ
phải đào ngũ,
nhưng
phải
sống
liêm chính.
19. HỎI: Cách chung, Gioan Tẩy
giả đã trả
lời họ
như thế
nào?
THƯA:
Gioan
không muốn mọi người
noi theo cách sống
khắc
khổ
của
ông nhưng
khuyên họ
hãy cố
gắng
sống
tốt
trong hoàn cảnh
riêng
của từng người. Đối
với mọi
người,
ông truyền
dạy
họ
phải
thực
thi bác ái, vì lòng hoán cải
thực
sự
phải
được
diễn
tả
bằng
thái độ
sống
tốt
đối
với
tha nhân.
20. HỎI: Tại
sao mọi người
nhìn thấy nơi
Gioan Tẩy Giả
là Đấng Mê-si-a được
mong đợi?
THƯA:
ThánhLuca
cho chúng ta thấy vào thời ấy,
dân Do thái đau khổ
dưới
ách độ
hộ
của
quân La mã. Hơn
bao giờ
hết,
họ
mong thấy
Thiên Chúa ra tay cứu
độ
bằng
cách gởi
đến
một
vị
thiên sai như
Ngài đã hứa.
Trong tình huống
đó, Gioan xuất
hiện.
Đời
sống
khắc
khổ,
cùng với
lời
rao giảng
hối
thúc
mọi người
canh tân tinh thần
đã khiến
mọi
người
coi trọng
và tin ông chính là Đấng
Mê-si-a phải
đến.
Thậm
chí về
sau các môn đệ
của
Gioan vẫn
còn tiếp
tục
tự
hỏi
có phải
Thầy
mình là Đấng
Thiên sai chăng
(x. Cv 13, 25; Ga 1, 19-20).
21. HỎI: Có điều
gì khác biệt giữa
hai phép rửa không?
THƯA:
Như
vẫn
thường
làm, ở
đây Luca cẩn
thận
nhấn
mạnh
sự
khác biệt
căn
bản
giữa
sứ
vụ
của
Gioan Tẩy
Giả
và của
Chúa Giê su: phép rửa
của
Vị
Tiền
hô là dìm vào nước
như
nói lên ý muốn
thanh tẩy.
Còn phép rửa
Ki tô giáo sau
nầy sẽ là dìm vào lửa
của
Thánh Thần.
Nhờ
Thánh Thần,
người
chịu
phép Rửa
được
tháp nhập
vào Ngài để
thông phần chiến
thắng
của
Ngài trên sự
dữ
và sự
chết.
22. HỎI: Lửa
ở đây chỉ
điều gì?
THƯA: Lửa
ở
đây là yếu
tố
căn
bản
được
Lu ca dùng để
phân biệt
phép
rửa của Gioan Tẩy
giả
và phép rửa
của
Chúa Giê su. Lửa
ở
đây là chính Thánh Thần,
chính Ngài thánh hóa các tâm hồn. Lửa
còn là lửa
của
phán xét, của
cơn
giận
không bao giờ
tắt
của
Thiên Chúa.
23. HỎI: Gioan Tẩy
giả dùng hình ảnh
‘sàng lọc, thóc mẩy,
thóc lép và lửa’ để
gợi lên điều
gì?
THƯA:
Gioan
Tẩy giả
muốn
giới
thiệu
Đấng
Mê-si-a như
là vị
thẩm
phán. Thóc mẩy
đã được
sàng lọc
và trử
vào kho lẫm
chỉ
những
người
công chính vào lúc cuối
thời
gian, sau cuộc
hành trình trần
thế,
được
nghỉ
ngơi
bên cạnh
Thiên
Chúa. Còn thóc lép chỉ những người
đã từ
chối
Vương
quốc
cánh chung nên sẽ
bị
đau khổ
một
cách vĩnh
viễn
vì sự
khước
từ
ấy.
Lửa
là
hình ảnh chỉ sự
trừng
phạt
và hành hạ
vĩnh
cửu. Người
bị
phạt
không còn cơ
hội
để
thanh luyện
được
nữa.
24. HỎI: Phải
thực thi thực
thi sứ điệp
Lời Chúa hôm nay như
thế nào?
THƯA:
Để thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay, chúng ta:
1. Xin Chúa Thánh Thần soi
sáng, để nhìn thấy được những góc khuất đen tối nào trong tâm hồn và đời sống
của chúng ta cần được thanh tẩy.
2.
Tha thiết nài xin Chúa Giê-su Ki-tô dùng Máu Châu Báu,
Thánh Thần
và lửa
để
rửa
sạch
những
góc khuất
tối
tăm,
bụi
bậm
ấy
để
vui mừng
chuẩn
bị
chờ
Ngày Chúa đến.
GLCG:
64. Qua các tiên tri, Thiên Chúa đào tạo
dân Ngài trong niềm
hy vọng
ơn
cứu
độ,
trong sự
mong
đợi Giao ước
mới
và vĩnh
cửu
dành cho tất
cả
mọi
người,
Giao ước
đó sẽ
được
ghi khắc
trong các trái tim. Các Tiên tri loan báo ơn
cứu
chuộc
triệt
để
cho dân của
Thiên Chúa, ơn
thanh tẩy
khỏi
mọi
bất
trung của
họ,
và ơn
cứu
độ
ấy
sẽ
bao gồm
tất
cả
các dân tộc.
Đặc
biệt
những
người
nghèo khó và khiêm nhu của
Chúa sẽ
ấp
ủ
niềm
hy vọng
này. Những
phụ
nữ
thánh thiện
như
các bà Sara, Rêbecca, Rachel, Miryam, Đêbora,
Anna, Juđitha và Esther, đã gìn giữ cho niềm
hy vọng
cứu
độ
ấy
của
Israel luôn sống
động.
Hình ảnh tinh tuyền
nhất
của
niềm
hy vọng
này là Đức
Maria.