thÁnh ý thiên chúa được thể
hiện
LỜI CHÚA: Lc 1,5-25
(5) Thời vua Hêrôđê cai trị miền
Giuđê, có một vị tư tế thuộc nhóm Avia, tên là Dacaria; vợ ông là bà Elisabét
cũng thuộc dòng tộc tư tế Aharon. (6) Cả hai ông bà đều là người
công chính trước mặt Thiên Chúa, sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của
Chúa, không ai chê trách được điều gì. (7) Nhưng họ lại không có
con, vì bà Elisabét là người hiếm hoi. Vả lại, cả hai đều đã cao niên.
(8) Sau đây là chuyện xảy ra
trong lúc ông đang lo việc tế tự trước nhan Thiên Chúa theo phiên của nhóm ông.
(9) Trong cuộc bắt thăm thường lệ của hàng tư tế, ông đã trúng thăm
được vào dâng hương trong Ðền Thờ của Ðức Chúa, (10) còn toàn dân
đông đảo thì cầu nguyện ở bên ngoài, trong giờ dâng hương.
(11) Bỗng một sứ thần của Chúa
hiện ra với ông, đứng bên phải hương án. (12) Thấy vậy, ông Dacaria
bối rối, và nỗi sợ hãi ập xuống trên ông. (13) Nhưng sứ thần bảo
ông: "Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà
Êlisabét vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con
là Gioan. (14) Ông sẽ được vui mừng hớn hở, và nhiều người cũng được
hỷ hoan ngày con trẻ chào đời. (15) Vì em bé sẽ nên cao cả trước mặt
Chúa. Rượu lạt rượu nồng em sẽ đều không uống. Và ngay khi còn trong lòng mẹ,
em đã đầy Thánh Thần. (16) Em sẽ đưa nhiều con cái Ítraen về với Ðức
Chúa là Thiên Chúa của họ. (17) Ðược đầy thần khí và quyền năng của
ngôn sứ Ê-li-a, em sẽ đi trước mặt Chúa, để làm cho lòng cha ông quay về với
con cháu, để làm cho tâm tư kẻ ngỗ nghịch lại hướng về nẻo chính đường ngay, và
chuẩn bị một dân sẵn sàng đón Chúa". (18) Ông Dacaria thưa với
sứ thần: "Dựa vào đâu mà tôi biết được điều ấy? Vì tôi đã già, và nhà tôi
cũng đã lớn tuổi". (19) Sứ thần đáp: "Tôi là Gáprien, hằng
đứng chầu trước mặt Thiên Chúa, tôi được sai đến nói với ông và loan báo tin
mừng ấy cho ông. (20) Và này đây, ông sẽ bị câm, không nói được, cho
đến ngày các điều ấy xảy ra, bởi vì ông đã không tin lời tôi, là những lời sẽ
được ứng nghiệm đúng thời đúng buổi". (21) Dân chúng đợi ông
Dacaria, và lấy làm lạ sao ông ở lại trong cung thánh lâu như thế. (22)
Lúc đi ra, ông không nói với họ được, và dân chúng biết là ông đã thấy một thị
kiến trong cung thánh. Còn ông, ông chỉ làm hiệu cho họ và vẫn bị câm.
(23) Khi thời gian phục vụ ở Ðền
Thờ đã mãn, ông trở về nhà. (24) Ít lâu sau, bà Elisabét vợ ông có
thai, bà ẩn mình năm tháng. (25) Bà tự nhủ: "Chúa đã làm cho
tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi phải chịu trước mặt người
đời".
SUY NIỆM
Hôm
này, chúng ta đã lắng nghe những đoạn Kinh Thánh nói về hai tôi tớ trung thành
của Thiên Chúa, một người trong thời Cựu Ước và một người khác từ thời Tân Ước.
Chúng ta đã nghe những hoàn cảnh xảy ra trước khi con của họ được sinh ra, và sự
ra đời và cuộc sống con của họ được các Thiên Thần hiện ra với cha mẹ họ thông
báo, tuyên bố họ sẽ làm gì để tôn vinh Thiên Chúa.
Trong
bài đọc thứ nhất hôm nay, chúng ta nghe sách các Thủ Lãnh nói về ơn gọi của
Samsôn, người nổi tiếng với sức mạnh phi thường và đã chiến thắng quân Philitin
áp bức dân Ítrael. Dân Chúa không vâng lời Thiên Chúa và thờ cúng các thần ngoại
giáo. Sau đó, Thiên Chúa rút sức mạnh của Ngài và điều đó cho phép người
Philitin đàn áp dân Ítrael và gây ra đau khổ cho họ. Nhưng Thiên Chúa không bỏ
rơi dân Ngài, vì Ngài vẫn yêu thương họ, và Ngài đã ban cho họ một người giải cứu
là ông Samsôn.
Kể
từ khi thụ thai, Samsôn đã được thánh hiến cho Thiên Chúa, với tư cách là tôi tớ
của Thiên Chúa, và Thiên sứ nói rằng anh ta không được cắt tóc hay uống rượu mạnh,
như điều thường thấy đối với tất cả những ai dâng đời mình cho Thiên Chúa. Samsôn
còn được gọi là Nadia của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã ở cùng Samsôn trong suốt
cuộc đời ông, ban cho ông sức mạnh phi thường, nhờ đó ông đã giải phóng dân Ítrael
khỏi sự áp bức của người Philitin.
Tương
tự, trong bài Tin Mừng hôm nay chúng ta nghe về Thánh Gioan Tẩy Giả, việc thụ
thai và hạ sinh cũng được Thiên Thần báo tin cho cha là Dacaria trong Đền thờ
Thiên Chúa. Thánh Gioan Tẩy Giả cũng sẽ được tận hiến và thánh hiến cho Thiên
Chúa ngay từ khi còn trong lòng mẹ là bà Elizabeth, sống một cuộc đời hoàn toàn
dâng mình cho Thiên Chúa. Thánh Gioan Tẩy Giả đã trở thành sứ giả về Đấng
Mêsia, loan báo sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế cho trần gian và kêu gọi dân
chúng ăn năn sám hối để dọn đường cho Ngài.
Qua
câu chuyện về hai tôi tớ tận tụy của Thiên Chúa, những người theo cách riêng của
họ đã sống trung thành và tuân theo sứ mệnh được giao phó, tất cả chúng ta là Kitô
hữu sẽ được truyền cảm hứng để bước đi theo bước chân của họ. Điều này đặc biệt
thích hợp khi chúng ta đang ở giữa mùa Vọng, khi chúng ta chuẩn bị tinh thần để
có thể đón lễ Giáng sinh một cách đúng đắn và xứng đáng.
Chúng
ta hãy nhớ lý do tại sao chúng ta tổ chức lễ Giáng sinh ngay từ đầu, rằng tất cả
là do Thiên Chúa và tình yêu lớn lao của Ngài dành cho mỗi người chúng ta, những
người con yêu dấu của Ngài. Đây là một lễ kỷ niệm về Thiên Chúa và tình yêu của
Ngài dành cho chúng ta, điều mà Ngài đã làm cho chúng ta trở nên thực sự và cụ
thể, qua hiện thân của Đức Giêsu Kitô, Ngài chính là Thiên Chúa đã mặc lấy xác
thịt con người, để Ngài trở thành Thiên Chúa và Con người, và chính mạc khải
này mà chúng ta mừng lễ Chúa Giáng sinh, về việc Thiên Chúa đã làm người và
sinh ra trong thế giới của chúng ta
Và
với tư cách là Kitô hữu, nghĩa là những người tin nhận Đức Kitô là Chúa và là Đấng
Cứu Rỗi của chúng ta, chúng ta nên thực sự hiểu niềm vui đích thực của Lễ Giáng
Sinh, và chúng ta phải chia sẻ niềm vui này với nhau, bằng cách trở thành nhân
chứng Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. Giống như những gì mà hai tôi tớ Chúa đã thể
hiện, đó là Samsôn và Thánh Gioan Tẩy Giả. Tất cả chúng ta nên được truyền cảm
hứng từ đức tin can đảm và trung tín của họ, và chúng ta cũng nên làm như vậy với
cuộc sống của mình.
Điều
đó có nghĩa là, lễ Giáng Sinh của chúng ta phải là một lễ mà chúng ta chia sẻ
niềm vui và phúc lành của mình với những người khác, đặc biệt là những người có
ít hoặc không có gì cho mình, điều này khiến họ khó có thể vui mừng như chúng
ta. Thay vì tập trung vào các khía cạnh vật chất của việc mừng lễ của chúng ta,
như thế giới vẫn thường quảng bá, chúng ta hãy làm cho Lễ Giáng sinh của chúng
ta trở thành một lễ kỷ niệm thực sự lấy Chúa Kitô làm trung tâm và có ý nghĩa,
bởi vì chúng ta thể hiện tinh thần của Lễ Giáng sinh, đó là tình yêu.
Bằng cách yêu thương những người gặp khó
khăn và chia sẻ niềm vui với họ, chúng ta đã sống đức tin của mình theo những
gì Thiên Chúa đã dạy. Và qua tất cả những điều
này, cuối cùng chúng ta sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn trong đức tin của mình, và
chúng ta sẽ ngày càng nhận ra ý nghĩa thực sự của Giáng Sinh hơn bao giờ hết. Cầu
chúc cho chúng ta có một mùa Vọng tốt lành, để chuẩn bị cho một mùa Giáng Sinh
thật tuyệt. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen.
Bertrand Nguyễn
Thanh Hoài, CSF