Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVI Thường Niên
C
Dụ Ngôn cỏ Lùng
(Mt 13,24- 30)
Một số người tỏ ra bất mãn trước những thiếu xót và bất
toàn trong Giáo hội đến độ độ cực đoan, họ muốn quét sạch những người tội lỗi
ra khỏi Giáo hội nếu không họ tuyên bố rời bỏ Giáo hội. Một thái độ như thế
hoàn toàn đi ngược lại tinh thần khoan nhượng mà Chúa Giêsu đề cao.
Vào thế kỷ thứ XIV, thánh nữ Jeanne d'Arc (Jăng đắc)
người Pháp bị một người nước Anh bắt và kết án vì tội lạc giáo, đồng thời một
số người lãnh đạo thời bấy giờ quyết tâm triệt hạ người thiếu nữ này.
Trong một phiên toà, có 1 vị Hồng Y, 6 vị Giám Mục, 32
tiến sĩ thần học, một y sĩ đoàn và hàng trăm ngàn người chứng kiến. Quan toà đã
dõng dạc đặt ra cho Jeanne d'arc câu hỏi như sau: “Cô có nghĩ rằng cô đang sạch
tội không?”. Cô thiếu nữ 19 tuổi bình tĩnh trả lời: “Nếu tôi không sạch tội thì
xin Chúa làm cho tôi được sạch tội, còn nếu tôi đang được ở trong tình trạng ân
sủng, xin Chúa hãy gìn giữ tôi ở trong tình trạng ấy nữa”. Tức giận vì thua lý
trước một cô gái 19 tuổi, họ đã kết tội lạc giáo của cô và thiêu sông cô.
Năm 1920 Jeanne d'Arc được phong thánh và được đặt làm
quan thầy nước Pháp. Thánh Jeanne d'arc đã bị thiêu sống vì thái độ bất khoan
nhượng của một số nhà lãnh đạo Giáo hội thời bấy giờ. Xuyên suốt dòng lịch sử,
Giáo hội bị chi phối bởi những trào lưu bất khoan nhượng, hoàn toàn đi ngược
lại với giáo huấn Tin mừng. Các toà điều tra, các cuộc thánh chiến, các cuộc
chiến tranh tôn giáo và vô số những hành động bất khoan nhượng khác là những
thí dụ cho thấy được về "Dụ Ngôn cỏ Lùng" luôn mang tính thời sự.
Trong xã hội, không thiếu những ý thức hệ chủ trương bạo
động để xóa bỏ tội ác và bất công. Tất cả đều phát xuất từ ý muốn nhổ sạch cỏ
lùng ra khỏi ruộng lúa, nhưng kết quả cho thấy trong khi nhổ cỏ lùng, người ta
cũng bứng sạch cây lúa tốt, và ruộng lúa của xã hội chỉ còn là một bãi hoang.
Đối với Giáo hội cũng thế, nhiều người không muốn chấp
nhận điều thực tế giữa người lành và kẻ dữ, giữa thánh nhân và người tội lỗi.
Thật ra, như Tin mừng và lịch sử Giáo hội chứng minh đã có vô số người tội lỗi
trở thành những thánh nhân, không ai bị kết án, bị đứng d ngoài thiên đàng. Kẻ
tội lỗi cần có sự tha thứ của chúng ta, còn các thánh thì thôi thúc chúng ta
hoán cải. Người Pháp thường nói: “Có hiểu được mọi sự thì mới tha thứ mọi sự”.
Giáo hội là một đoàn người đang trên đường lữ hành, có
người đang đi về với Chúa và có người xa Ngài. Chúng ta là những người đang
tiến bước trên con đường lữ hành ấy với sự hân hoan cảm thông và tha thứ. Khi
cảm thấy không tha thứ được, thì đó là lúc ta cần nhìn lại bản thân mình; những
cây lúa của yêu thương vẫn bên cạnh những cỏ lùng của ích kỷ, hẹp hòi nhỏ nhoi
trong mảnh đất tâm hồn chúng ta.
Các bạn thân mến,
Có can đảm nhìn vào nội tâm, chúng ta mới cảm nhận được
sự yếu đuối của bản thân và cảm thông với những bất toàn của người khác. Nỗi
đam mê về điều thiện cần phải được đan xen với niềm cảm thông, sự yếu đuối của
con người. Đó chính là thái độ đúng đắn nhìn qua “Dụ Ngôn cỏ Lùng” mà Chúa
Giêsu đang chờ đợi nơi mỗi người hãy sống.
.