Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Chay

Lời Chúa thứ hai sau Chúa Nhật III Mùa Chay

LỜI CHÚA: ( Lc 4, 24-30 )

        imagesCAKTEG0J.jpg  Người nói tiếp: “”Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình.Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: thiếu gì bà goá ở trong nước Ít-ra-en vào thời ông Ê-li-a, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thế mà ông không được sau đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Xa-rep-ta miền Xi đon. Cũng vậy, thiếu gì người phong hủi ở trong nước It-ra-en vào thời ngôn sứ Êlisa, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông  Na-a-man, người xứ Xy-ri-a thôi”. Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẫn nộ. Họ đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, thành này được xây trên núi. Họ kéo Người lên tận đỉnh núi , để xô Người  xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi.

SUY NIỆM:

 Bài Tin Mừng hôm nay nằm trong văn mạch nói về việc rao giảng của Chúa Giêsu tại miền Galilê- quê hương xứ sở của Ngài. Sau khi mọi người lắng nghe, thán phục, tôn vinh Chúa Giêsu, thì  ngay lặp tức họ liền bàn tán xôn xao về thân thế sự nghiệp của Ngài. Ý chính của bài Tin Mừng Luca 4, 24-20 nói lên việc dân làng từ chối tiếp nhận Lời Ngài, nói rõ hơn họ từ chối chấp nhận con người của Ngài và phản ứng của Chúa Giêsu trước sự chai lỳ cứng lòng của họ.

           Khởi đầu câu 24 là một nhận định của Chúa Giêsu khi thấy dân làng mình xầm xì bàn tán “ Tôi bảo thật, không một ngôn sứ nào được chấp nhận tại quê hương mình” lời nhận định này nói lên một kết quả “đau thương” mà bất cứ một vị ngôn sứ nào cũng phải trải qua. Ông bà ta có câu “ Gần chùa gọi bụt bằng anh” hoặc “ Bụt nhà không thiêng” cũng mang ý nghĩa tương tự. Vì sao ngôn sứ không được chấp nhận? Có lẽ vì ngôn sứ nói lời của Chúa, chứ không chiều theo sở thích toàn dân. Có lẽ vì người ta thường nhìn đến thân thế, dòng họ hơn là tài năng Thiên Chúa ban cho con người. Họ có định kiến từ trước, một lập trình có  sẵn trong tư tưởng “ Người này không phải là con bác thợ mộc, con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse , Simon và Giuđa sao?” ( x Mt 13,55). Có lẽ họ biết Chúa Giêsu rất rõ bằng con mắt trần thế, nên họ “ Bị mù” về con mắt thiêng liêng khi không nhận ra vị tiên tri cao cả đang ở với họ. Vì thế Chúa Giêsu đã nói thẳng, nói rõ cho họ về cách đồi xử của dân làng đối với một vị ngôn sứ, chứ Ngài không xác định mà chỉ là ám chỉ Ngài là vị ngôn sứ đang bị chính dân làng, bị chính dân tộc Israel ruồng bỏ.

Để xác minh cho vấn đề mình đưa ra, Chúa Giêsu đã dẫn chứng hai ví dụ cụ thể trong Cựu Ước nói lên sự cứng lòng của dân Israel và Thiên Chúa đã quay lưng với họ. Ngài chúc lành cho dân ngoại là những người tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa.

           Câu 26, Chúa Giêsu dẫn chứng về truyện ngôn sứ Êlia đã cứu sống bà goá thành Xa-rép-ta và đứa con trai của bà ( x.1v 17,7-24 ). Bà goá dân ngoại này đã nhận ra Êlia là vị ngôn sứ của Thiên Chúa, là người của Thiên Chúa. Bà đã tin và làm theo lời ông Êlia truyền dạy và bà được tưởng thưởng xứng với lòng tin của bà. Câu 27 nói về việc ông Na-a-man, một tướng chỉ huy quân đội của Vua A-ram được chữa lành. Ông là người dân ngoại bị mắc bệnh phong cùi. Ông được khỏi bệnh    ông đã lắng nghe đầy tớ đề nghị, khuyên răn ông làm theo lời của Ngôn sứ Êlia. Ông thay đổi cái nhìn, hoán cải nội tâm và ông được chữa lành ( x. 2V 5,1-14 ).

Chúa Giêsu đứa ra 2 điển tích trên như một lời cảnh tỉnh lòng dân miền Galilê. Thiên Chúa sẽ

 thương xót và ban ơn cho những ai thành tâm kêu cầu Ngài, mặc dù người đó không phải là dân Ngài tuyển chọn ( dân Israel) không phải là dân được cắt bì hay tuân giữ luật Mô-sê.

             Phản ứng của người dân Galilê thế nào khi đứng trước những lời tố cáo, vạch trần bộ mặt thật của Chúa Giêsu đối với họ?. Trong câu 28 và 29, Thánh sử Luca đã nêu rõ những hành vi đầy giận dữ của họ: “phận nộ”, “ lôi ra”,  “kéo lên” “ xô xuống”, toàn là những hành động biểu lộ thái độ đầy ác tâm. Họ muốn khai trừ Chúa Giêsu chỉ vì Ngài quá biết rõ họ. Phản ứng bên ngoài để lộ tâm tà ác ý bên trong. Nếu tâm của họ tốt, ý của họ lành... thì họ đã kịp ăn năn sám hối, nhận ra lỗi lầm trước lời cảnh báo của Chúa Giêsu. Nhưng ở đây họ biểu lộ thái  độ căm phẫn, muốn loại trừ con người đã biết, đã lên án tâm địa mưu mô của họ. Đứng trước phản ứng của dân làng, Chúa Giêsu có thái độ rất bình tĩnh. Ngài như đoán trước điều sẽ xảy ra, nhưng “ Giờ” chưa đến, Ngài  chưa thể chết khi sứ mệnh chưa hoàn thành. Ngài không thể chết ngoài thành Jérusalem. Như lời tiên báo của các ngôn sứ. Ngài hiên ngang đi qua giữa họ ( c 30). Một thái độ không xao động, không nao núng trước những chống đối có “ bạo lực” của dân làng.

              Đó là phản ứng của Chúa. Đó là lối hành xử của người dân làng Galilê. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có thái độ nào trước những lời góp ý “ tận gốc”  của anh chị em, trước những sửa dạy của người có trách nhiệm trên ta? Hoặc trước những lời khen, chê , mỉa mai, thậm chí có khi mang tính chống đối, loại trừ của anh em đồng loại?  Hãy nhìn lên Đức Kitô, một Đức Kitô  chịu đóng đinh, một Đức Kitô đội mão gai, chịu đánh  đòn, chịu xỉ nhục mắng nhiếc. Ngài vẫn bình tĩnh đón nhận, thậm chí còn cầu nguyện cho những kẻ làm hại Ngài: “ Lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm”. ( Lc 23,34)

              Lạy Chúa, trong mùa chay này, xin cho mỗi người chúng con biết nhìn lên Thập Giá, để thông phần vào cuộc khổ nạn và cũng được dự phần vào vinh quang Phục Sinh với Chúa. Amen.

                Nữ Tỳ Thánh Thể

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Thánh_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Thánh Năm C_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B: SỰ LẠM DỤNG THÂN XÁC. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B : PHÁ HỦY VÀ XÂY DỰNG. Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM LỜI CHÚA CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM B. Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ BẢY TUẦN II MÙA CHAY: CAN ĐẢM TRỞ VỀ. Mai Đệ Liên
     SUY NIỆM LỜI CHÚATHỨ 6 TUẦN II MÙA CHAY NĂM B: YÊU ĐẾN CÙNG . Thiên Lan
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ NĂM TUẦN II MÙA CHAY NĂM B. Vinh sơn Dương Văn Đức
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN II MÙA CHAY NĂM B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo O.P
     MUỘN MÀNG. Lm. Nguyễn Tầm Thường, sj.(Trích trong tập Mùa Chay và Con sâu Bướm)
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ BA TUẦN II MÙA CHAY NĂM B. Minh Tứ
     BA NGỌN NÚI. Lm Giuse Nguyễn Hữu An