Suy Niệm Lời
Chúa Thứ Hai Tuần XXX Thường Niên B
Người phụ nữ còng lưng
Lời Chúa: Lc 13, 10-17
10 Ngày
sa-bát kia, Đức Giê-su giảng dạy trong một hội đường.11 Ở đó, có một phụ nữ bị quỷ làm cho tàn tật đã mười tám năm. Lưng bà còng hẳn xuống và bà không thể nào đứng thẳng lên được.12 Trông thấy bà, Đức Giê-su gọi lại và bảo: "Này bà, bà đã được giải thoát khỏi tật nguyền! "13 Rồi Người đặt tay trên bà, tức khắc bà đứng thẳng lên được và tôn vinh Thiên Chúa.
14 Ông trưởng hội đường tức tối vì Đức Giê-su đã chữa bệnh vào ngày sa-bát. Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: "Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sa-bát! "15 Chúa đáp: "Những
kẻ đạo đức giả kia! Thế ngày sa-bát, ai trong các người lại không cởi dây, dắt bò lừa rời máng cỏ đi uống nước?16 Còn bà này, là con cháu ông Áp-ra-ham, bị Xa-tan trói buộc đã mười tám năm nay, thì chẳng lẽ lại không được cởi xiềng xích đó trong ngày sa-bát
sao? "
17 Nghe Người nói thế, tất cả những kẻ chống đối Người lấy làm xấu hổ, còn toàn thể đám đông thì vui mừng vì mọi việc hiển hách Người đã thực hiện.
(Bản
dịch của
Nhóm Phiên Dịch
CGKPV)
Bài Tin Mừng
theo thánh Luca của Thánh Lễ
hôm nay kể lại:
“Ngày sa-bát
kia, Đức Giêsu giảng
dạy trong một
hội đường” (c. 10).
Ngày sabát, có vị
trí trung tâm trong
Mười Điều
Răn (x. Xh 20, 1-17; Đnl 5, 1-22), được
lập ra để
tưởng nhớ
ơn được
giải
thoát khỏi
kiếp nô lệ, từ
đó một dân tộc
được tự
do và được khai sinh. Chính
vì thế, người
Do Thái không làm việc vào ngày sa-bát, bởi vì làm việc, xét ở
bình diện nào đó, mang chiều
kích lệ
thuộc, thậm
chí nô lệ.
Tuy nhiên, trong thực tế,
ngày sa-bát
đã biến dạng
thành những khoản
luật chi li, phức
tạp, và qua đó thành phương
tiện để
dò xét và lên án; thế mà, dò xét, gài bẫy
và lên án chính
là hành động đặc
trưng của
Sự Dữ
(x. Mc 3, 1-6 và Rm 7, 7-13). Đức Giê-su sẽ
bật lên chiều
kích chết chóc này, vốn
mang dáng vẻ bề
ngoài hợp Luật,
và trả lại
chiều kích sự
sống cho ngày sa-bát.
Và hội
đường là nơi
Dân Chúa qui tụ để
nhớ lại
và tái hiện lại
biến cố
được Đức
Chúa giải
thoát và ban Lời, là nơi
hiện tại
hóa Giao Ước, là nơi
Dân Chúa sống kinh nghiệm
sự hiện
diện của Đức
Chúa qua Lời của
Ngài. Và Đức
Giêsu hiện diện
ở đây, theo lời
kể của
bài Tin Mừng: “Đức
Giêsu giảng dạy
trong một hội
đường”; Người
đặt
lời của
mình vào Lời của
Đức Chúa, đặt
Ngôi Vị của
mình vào Ngôi Vị của
Đức Chúa, ngang qua hành động
của Ngài đối
với Luật
sa-bát, Luật
của Đức
Chúa.
1. Người phụ nữ còng lưng (c. 10-11)
Trước
hết, chúng ta được
mời gọi nhìn ngắm
Đức Giêsu giảng
dạy; Tin Mừng
không nói nội dung, nhưng
chắc chắn lời
giảng của
Người có liên quan đến
những gì Người sắp
làm. Vì lời Người
nói là Lời Thiên Chúa, lời
có sức giải
phóng, chữa lành.
Tiếp
đến, chúng ta hãy nhìn ngắm
bao lâu chúng ta muốn người
phụ nữ:
bà bị
quỉ ám làm cho tàn tật
đã mười tám năm, thời
gian đủ dài để
nói rằng con người
hoàn toàn bất lực. Quỉ
vô hình nhưng nó khả
năng làm con người
trở thành tàn tật,
bất toại,
bất động,
tê liệt một
cách hữu hình. Đó
là tình trạng thể
lí, nhưng tình trạng này nói với
chúng ta nhiều điều,
bởi vì tàn tật,
còn có nghĩa là không được
tự do, không còn khả
năng hành động
thực sự,
bị ràng buộc,
bị tê liệt
khiến cho người
ta không thể đi vào tương
quan thực sự
với người
khác. Tuy chúng ta có thể hình bình thường, nhưng
đôi khi chúng ta vẫn nói về
mình hay về người
khác là :
« Tôi bị tê liệt » hay « người
đó bị ràng buộc, đóng kín… ». Như
thế, ma quỉ
vẫn còn có thể
làm cho bị tê liệt,
bị tàn tật
cách nào đó trong tương quan với
bản thân, với
cuộc sống,
với ơn
gọi, với
sứ vụ,
với người
khác và với Chúa. Ma quỉ,
được diễn
tả bởi
hình ảnh con rắn,
có thể làm cho chúng ta
“tàn tật”, tàn tật
thực sự.
Hậu
quả là lưng
của
bà bị
còng xuống không đứng
thẳng lên được:
còng lưng
làm cho khuôn mặt hướng
xuống đất, hình ảnh
này diễn
thân phận người
nô lệ, vốn
là tư
thế không phù hợp
với nhân tính.
2. Đức Giêsu trông thấy bà (c. 12-13)
Giờ
đây, chúng ta hãy dừng lại
để chiêm ngắm,
nghĩa là nhìn, nghe và nếu
có thể ngửi,
nếm và đụng, cách thức
Đức Giê-su chữa
lành, và để cho những gì mình chiêm ngắm
được tác động
trực tiếp
vào tâm hồn chúng ta:
Người
trông thấy bà và gọi
bà lại, như
người cha nhìn thấy
đứa con từ
xa; như
Thiên Chúa đã
trông thấy mỗi
người chúng ta ngay từ
trong bào thai
(Tv 139). Ngài quan tâm đến bà ngay ở
tình cảnh khốn
khổ, mất
nhân phẩm; Ngài gọi
mà không cần bà kêu xin, vì
tình cảnh của
bà đủ để
đánh động
lòng thương xót của
Người. Vì thế,
chúng ta không nên « công thức
hóa » lòng thương xót và ơn
cứu độ
của Chúa.
Ngài lên tiếng:
“Này bà, bà được giải
thoát khỏi tật
nguyền”. Ngài ngỏ
lời trước;
và đó là lời giải
thoát, phục hồi,
tái tạo. Và ơn
giải thoát mà Chúa ban cho bà vượt
xa vấn đề
sức khỏe
thể lí. Đó
là ơn giải
thoát khỏi ách của
Sự Dữ
trong tâm hồn và trong cuộc
sống.
Người
đặt tay trên bà, hình ảnh
này làm chúng
ta nhớ lại
lời Thánh Vịnh: “Bàn tay của
Ngài, Ngài đặt lên con (Tv 139,
5), và dụ
ngôn Người Cha nhân hậu:
“Người
cha ôm và hôn lấy hôn để
người con trở
về” (Lc 15, 20). Chúng ta hãy làm mới
lại kinh nghiệm
sự đụng
chạm của
Chúa ở nơi
sâu kín lòng
mình khi chúng ta gặp gỡ
Chúa ngang qua Lời của
Người, bởi
vì kinh nghiệm đụng
chạm là một
kinh nghiệm thiêng liêng ở
mức độ
“thần nhiệm”
(1Ga 1, 1s).
Chúa như
muốn tái tạo
bà, vì khi tạo dựng
con người theo trình thuật
Sáng Tạo Bảy
ngày (x. St 1),
Chúa vừa nói và vừa
làm (x. St 1,
26). Tức khắc,
bà đứng thẳng
lên được và tôn vinh Thiên
Chúa: hình ảnh này diễn
tả tuyệt
vời ơn
gọi làm người:
“đứng thẳng
và tôn vinh Thiên Chúa”. Tư
thế
đứng thẳng
mang nhiều ý nghĩa,
cũng như
tư thế
“còng lưng”, nhưng
theo chiều ngược
lại.
Để
giúp con người sống
ơn gọi
của mình, Đức
Giêsu thật công phu: thấy,
gọi, nói, đụng.
Đó
là những động từ
diễn tả
sự tuyển
chọn Israel ở
Ai Cập và sự
tuyển chọn
mà Chúa đã thực
hiện cho mỗi
người chúng ta. Chắc
chắn Chúa thấy
chúng ta, chúng ta hãy nghe tiếng
gọi, lắng
nghe tiếng nói diễn
tả lòng ước
ao giải thoát và chữa
lành của Chúa.
Trong hoàn cảnh
riêng của mỗi
người chúng ta, đôi khi rất
khó khăn, thử
thách và đau
khổ, chắc
chắn Chúa thấy
chúng ta trước, chúng ta hãy
nghe tiếng gọi
của Chúa và để
cho Chúa đụng chạm
vào tâm hồn chúng ta, và chắc
chắn, chúng ta sẽ
được giải
thoát khỏi sự
buồn rầu,
trầm cảm,
chán nản, bi quan, tê liệt,
đóng kín, và để cho chúng ta lạc
quan vui mừng ca tụng
Chúa trong cuộc đời
nhỏ bé, giới
hạn và khiêm tốn
của chúng ta.
3. Ông trưởng hội đường và Đức Giêsu (c. 14-17)
Ông tức
tối, tức
tối vì một
ơn hết
sức lạ
lùng Chúa thực hiện
cho người phụ
nữ. Sự
tức tối
của ông làm chúng ta nhớ
lại
sự tức
tối của
người con lớn
trong dụ ngôn Người
Cha nhân hậu (x. Lc 15, 28) và sự
tức tối
ngấm ngầm
của ông Simon Pharisiêu (x. Lc 7, 39). Chúng ta cũng
thường hay tức
tối kiểu
này đấy nhân danh Lề
Luật trước
những ơn
huệ mà người
khác nhận được. Và cảm
xúc này thật là kì dị,
bởi vì, lẽ
ra phải chúc mừng
người khỏi
bệnh và ca tụng tôn vinh lòng nhân hậu
của Thiên Chúa.
Tức
tối trong lòng khiến
ông la mắng to tiếng,
vì nói với đám đông. Dù sao, chúng ta cũng
phải nhìn nhận
ông này cũng rất
tế nhị
với Đức Giêsu, ông nói với
đám đông chứ không nói thẳng
với Đức
Giêsu. Tuy
nhiên, qua đám đông, ông đánh tiếng
cho Người! Lời
trách của ông thật
hợp luật
và hợp lí. Hợp
Luật: vào ngày sa-bát, không được
chữa bệnh, và ông trích nguyên văn
Mười Điều
Răn trong sách Xuất
Hành và sách Đệ Nhị
Luật:
Đã
có sáu ngày để làm việc,
thì đến mà xin chữa
bệnh những
ngày đó, đừng có đến
vào ngày sa-bát!
(c. 14)
Luật
Sabát cũng biết
đến những
trường hợp
khẩn cấp,
nhưng bệnh
của bà này có khẩn
cấp gì đâu. Hợp
lí: bà này mười
tám năm
bị còng lưng,
đợi
thêm một ngày nữa
có sao đâu! Lời
này làm chúng ta nhớ lại
lời của
người con lớn
nói với Cha trong dụ
ngôn Người Cha nhân hậu:
“Cha coi, đã
bao nhiêu năm trời
con hầu hạ
cha, và chẳng khi nào trái lệnh,
thế mà chưa
bao giờ cha cho lấy
được
một con dê con để
con ăn mừng
với bạn
bè. Còn thằng
con của cha đó, sau khi
đã nuốt hết
của cải
của cha với
bọn điếm,
nay trở về,
thì cha lại giết
bê béo ăn mừng!” (Lc 15, 29-30)
Ngang qua hành động
chữa bệnh,
mà vẫn không vi phạm
luật ngày Sabat, Đức Giê-su làm cho ngày sabat
được hoàn tất,
vì ngày sabat là ngày “con người
đứng thẳng
và tôn vinh Thiên Chúa”. Hình ảnh
này diễn ta Ngày Thứ
Bảy, vốn
là điểm tới
của thời
gian, được Thiên Chúa chúc
lành và thánh hoá (x.
St 2, 1-3).
Đức
Giê-su chữa
bệnh ngày sa-bát, nhưng
vẫn không vi phạm
luật Sa-bát, bởi
vì Người chữa
bệnh bằng
Lời, Lời
sáng tạo và Lời
ban sự sống
(x. Mc 3, 1-6), và cùng với Lời
là cử chỉ
đặt tay đơn
sơ. Tuy nhiên, người
ta vẫn lên án Chúa! Điều
này mặc khải,
và chỉ có một
mình Đức Giê-su mặc
khải được
mà thôi, người ta hành động
vì sự dữ,
ý thức
hay không ý thức, chứ
không phải vì bảo
vệ Lề
Luật. Như
thế, Lề
Luật đã trở
thành phương tiện
của Sự
Dữ và của
Tội (x. Rm 7, 7-13).
Sự
tức tối
dựa vào lề
luật đến
từ ông trưởng
hội đường,
có nguồn gốc
từ Sự
Dữ, cho dù ông không nhận
ra. Vì thế, chúng ta được
mời gọi
nghe ra và tránh xa lời nói tức
giận này vang vọng
ngay trong nội tâm chúng ta, phản
đối lại
ơn chữa
lành nhưng không của
Đức Ki-tô Con Thiên Chúa.
* * *
Theo thánh Phaolô, Satan đã dùng Lề
Luật như
là dụng cụ
để buộc
tội trước
mặt Thiên Chúa, nhằm
hủy diệt
con người : « Thực
vậy, khi chúng ta còn ở
trong xác thịt, các đam mê tội
lỗi dùng Lề
Luật mà hoạt
động nơi
các chi thể chúng ta, để
chúng ta sinh hoa kết quả
cho sự chết »
(Rm 7, 5). Và
đó chính là một trong những
suy tư chính yếu
của thư
gởi tín hữu
Roma : « Nhưng chính tội,
để cho nó bị
phơi bày ra như
là tội, nó đã dùng điều
tốt để
gây nên cái chết cho tôi. »
(Rm 7, 13)
Nơi
Thập Gía, Đức
Kitô muốn giải
thoát chúng ta một cách chính xác khỏi
sự công chính, đến
từ chính chúng ta, dựa
vào việc giữ
Luật; bởi
vì sự công chính này,
xét cho cùng chỉ có vẻ
bề ngoài, không đụng
chạm và không thể
đụng chạm
đến chốn
sâu thẳm và thầm
kín của đời
người và của
nội tâm. Và Ngài muốn
trao ban cho chúng
ta sự công chính của
chính Ngài, sự công chính đích thật
của con Thiên Chúa. Như
thánh Phao-lô đã xác tín:
“Tuy nhiên, vì biết
rằng con người
được nên công chính không phải
nhờ làm những
gì Luật dạy,
nhưng nhờ
tin vào Đức Giê-su Ki-tô, nên
chúng ta cũng
tin vào Đức Ki-tô Giê-su, để
được nên công chính, nhờ
tin vào Đức Ki-tô, chứ
không phải nhờ
làm những gì Luật
dạy. Quả
thế, không phàm nhân nào sẽ
được nên công chính vì làm những
gì Luật dạy”
(Gal 2, 16)
Tôi sống,
nhưng không còn phải
là tôi, mà là Đức Ki-tô sống
trong tôi. Hiện nay tôi sống
kiếp phàm nhân trong niềm
tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến
tôi và hiến mạng
vì tôi. Tôi
không làm cho ân huệ của
Thiên Chúa ra vô hiệu, vì nếu
người ta được
nên công chính do Lề Luật,
thì hoá ra Đức Ki-tô đã chết
vô ích.
(Gal 2, 20-21)
Lm Giuse Nguyễn
Văn Lộc