Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 26-34 > Tuần 33

Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên

LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA

Thứ Năm XXXIII.jpg

Lời Chúa    Lc 19,41-44

41 Khi ấy, Đức Giê-su đến gần Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, thì khóc thương 42 mà nói : “Phải chi ngày hôm nay ngươi nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi ! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được. 43 Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. 44 Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”

Suy niệm

Hoàng đế Roma Constantino năm 323, sau khi công nhận đạo Công Giáo, mở ra kỷ nguyên chấm dứt thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị bắt bớ bách hại trong toàn đế quốc Roma, đã cho xây dựng Vương cung thánh đường trên ngôi mộ Thánh Phêrô ở chân đồi Vatican. Phần phía Nam của thánh đường nằm ở bên phần sân diễn trò xiếc giải trí của vua chúa Roma, nơi đây Thánh Phêrô dưới thời Hoàng đế Nero đã bị hành quyết đóng đinh ngược tử vì đạo năm 67 sau Chúa giáng sinh.

Ngôi mộ của Thánh Phêrô nằm ngay dưới bàn thờ chính của đền thờ. Dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio XII. vào thế kỷ 20. đã có cuộc khai quật khảo cổ, và tìm thấy ngôi mộ cùng dấu tích sùng kính Thánh Phêrô của giáo hữu thời xa xưa hồi thế kỷ thứ nhất và thứ hai.

Theo truyền thuyết kể lại, ngôi đền thờ thời Constantino được Đức Giáo Hoàng Silvester I thánh hiến ngày 18.11.326, và ngôi đền thờ được xây dựng hoàn thành vào giữa thế kỷ thứ 4 sau khi hoàng đế Constantino qua đời.

Trong thời kỳ các Đức Giáo Hoàng sống lưu vong ở Avignon bên Pháp từ 1309 – 1377, đền thờ bị xuống cấp hư hại. Nhưng sau đó từ năm 1450 đền thờ được sửa chữa lại. Sau cùng dười thời Đức Giáo Hoàng Julius II. năm 1506 ngôi đền thờ cũ có tuổi thọ 1200 năm bị phá hủy hoàn toàn. Và ngài đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi đền thờ mới như đang thấy ngày nay.

Công trình xây dựng đền thờ mới do Kỹ sư Bramente vẽ họa đồ và Kỹ sư Michelangelo thực hiện. Công việc xây dựng kéo dài trên 100 năm. Ngôi đền thờ mới cũng được xây ngay trên ngôi mộ của Thánh tông đồ Phêrô, và là thánh đường lớn nhất của Giáo Hội Công Giáo. Đức Giáo Hoàng Urbano VIII. đã làm phép thánh hiến khánh thành ngôi đền thờ mới cũng vào ngày 18.11.1626, mà trước đó 1300 năm ngôi đền thờ cũ thời vua Constantino ngày 18.11.326 cũng đã được làm phép thánh hiến.

Đền thờ Thánh Phêrô là công trình xây dựng trổi vượt về hình thức nghệ thuật, và mang ý nghĩa trung tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu.

Công trình này được các vị kỹ sư cùng điêu khắc danh họa góp công sức thực hiện từ Bramante đến Raffael, Peruzzi, Michaelangelo, Giacomo della Porta, phần trang trí nghệ thuật do những kiệt tác của danh họa thiên tài Michaelangelo, Bernini và nhiều người khác nữa.

Thánh Phaolô là vị Tông đồ dân ngoại đã loan truyền tin mừng Chúa Giêsu Kitô từ bên vùng Trung Đông nước Do Thái sang tận Âu châu. Đi tới đâu Ông thành lập Giáo đoàn Kitô giáo, và viết 14 thư mục vụ, như nền tảng giáo lý, gửi các Giáo đoàn Kitô giáo. Và sau cùng vào khoảng năm 64. chết chịu tử vì đạo dưới thời hoàng đế Nero ở Roma.

Ngay từ năm 200 đã có bảng ghi nhớ tưởng niệm ngôi mộ Thánh Phaolô ở Via Ostia. Hoàng đế Constantino theo dấu chứng đó đã cho xây ngôi đền thờ ở ngoài thành Roma năm 324 để kính Thánh Phaolô, và được Đức Giáo Hoàng Sylvester thánh hiến.

50 năm sau, năm 374 Hoàng đế Theodosius I. cho xây mở rộng ngôi đền thờ to lớn thêm ra. Đến thời Đức Giáo Hoàng Leo I (trị vì từ 440-461) ngôi đền thờ được xây dựng hoàn thành. Tháng Bảy 1823 ngôi đền thờ thời Constantino bị trận hỏa hoạn thiêu hủy hư hại nặng, chỉ phần hậu cung thánh với những bức tranh Mosaic từ thế kỷ thứ 5 và 13 còn nguyên vẹn không bị cháy.

Ngôi đền thờ mới kính thánh Phaolô ngoại thành được xây dựng lại ngày 10.12.1855 dưới thời Đức Giáo Hoàng Pio IX. được làm phép thánh hiến.

Trong vương cung thánh đường Thánh Phaolô ở trên phần đầu tường chung quanh có hình vẽ khắc kiểu Mosaic các Đức Giáo Hoàng của Hội Thánh Công Giáo từ Thánh Phêrô, vị giáo hoàng tiên khởi cho tới vị Giáo hoàng đương kim.

Ngày 25.01.1959, vào ngày lễ kính Thánh Phaolô tông đồ trở lại, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Trong đền thờ này đã tuyên bố mở Công đồng chung Vaticano II 1960-1965. Đền thờ gọi là ngoại thành, vì nằm ở ngoài tường thành Roma do hoàng đế Aureliano xây bức tường bao quanh Roma năm 271 để ngăn chống các tấn công của các sắc dân từ bên ngoài vào trong thành Roma.

Tin Mừng hôm nay, đi liền sau biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem. Nhưng không như bao lần khác, Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem lần cuối cùng này để thực hiện cuộc Vượt Qua đem lại ơn cứu rỗi, hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Ðây là giờ Thiên Chúa viếng thăm, giờ mang đến ơn cứu rỗi, tuy nhiên, những vị lãnh đạo Do thái tại Giêrusalem, như chúng ta sẽ thấy trong cuộc khổ nạn của Chúa, họ không những từ chối, mà còn xách động dân chúng chối bỏ Chúa, yêu cầu quan Philatô ra lệnh đóng đinh Chúa vào Thập giá và tha Baraba cho họ. Như thế, dù có sự nồng nhiệt hoan hô Chúa khi Ngài cỡi trên lưng lừa tiến vào thành thánh, thì sự nồng nhiệt đó cũng chỉ là thoáng qua, và Chúa Giêsu nhận thấy ơn cứu rỗi mà Ngài mang đến bị con người khước từ hơn là đón nhận.

Ðiều xảy ra cho thành Giêrusalem cũng có thể xẩy đến cho mỗi người ở mọi thời: mỗi người đều có những giây phút hồng phúc được Chúa viếng thăm đem đến ơn lành. Theo quan niệm Kinh Thánh, giây phút Thiên Chúa viếng thăm là giây phút Ngài thực hiện lòng nhân từ. Thánh Luca đã nhấn mạnh ý nghĩa này trong hai bài thánh ca ở đầu sách Tin Mừng của Ngài, đó là bài ca của ông Dacaria và của Ðức Maria. Trong bài ca chúc tụng của mình, Dacaria đã nêu bật lòng nhân nghĩa của Thiên Chúa: chính vì lòng nhân nghĩa mà “Thái dương từ cao xanh khấng viếng thăm ta”.

Còn về phần mình, ý thức giờ Thiên Chúa viếng thăm đang xẩy ra không những cho bản thân, mà còn cho cả dân tộc và toàn thể nhân loại, Ðức Maria đã nhận định về ý nghĩa sâu xa của việc Thiên Chúa viếng thăm: “Lòng nhân nghĩa của Người suốt đời nọ đến đời kia, trên những kẻ kính sợ Người”. Chỉ có một lý do cho cuộc viếng thăm của Thiên Chúa, đó là thể hiện lòng nhân nghĩa đối với những người được Ngài viếng thăm. Do đó, nếu không đón nhận giờ Chúa viếng thăm, con người không những gây thiệt hại cho chính mình, mà còn cho cả người khác nữa.

Xin Chúa cho chúng ta luôn biết lắng nghe tiếng Chúa cảnh tỉnh, đồng thời biết mở rộng tâm hồn đón nhận những giây phút ân sủng của Chúa để được sống an vui hạnh phúc.

Huệ Minh


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXXIII Thường Niên_Lm Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh

Các bài viết cũ hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXXIII Thường Niên B_Nt. Anna Têrêsa Thiên Hoàng, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên B_Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên B_Lm. Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy niệm Lễ Kính Trọng Thể Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Năm B - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Chúa Kitô Vua Vũ Trụ Năm A - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên - Lm. Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXXIII Thường Niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc