Thứ Hai Tuần XXXIII Thường Niên
Sự Mù Lòa Thiêng Liêng
Lời Chúa Lc 18,35-43
35 Khi Đức
Giê-su gần đến Giê-ri-khô, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường. 36 Nghe thấy đám đông đi qua, anh ta hỏi xem có
chuyện gì. 37 Họ báo cho anh biết là
Đức Giê-su Na-da-rét đang đi qua đó. 38 Anh
liền kêu lên rằng : “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi
!” 39 Những người đi đầu quát nạt, bảo
anh ta im đi ; nhưng anh càng kêu lớn tiếng : “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng
thương tôi !” 40 Đức Giê-su dừng lại,
truyền dẫn anh ta đến. Khi anh đã đến gần, Người hỏi : 41 “Anh muốn tôi làm gì cho anh ?” Anh ta đáp: “Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được.” 42 Đức
Giê-su nói : “Anh nhìn thấy đi ! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.” 43 Lập tức, anh ta nhìn thấy được và theo Người,
vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên
Chúa.
Suy niệm
Thánh Albertô Cả qua đời tại Cologne ngày 15 tháng 10 năm 1280, và lễ
nhớ ngài là ngày giỗ của ngài. Ngài được Đức Giáo Hoàng Grégoire XV phong chân
phước ngày 15 tháng 9 năm 1622, và được Đức Piô XII phong thánh với tước hiệu
tiến sĩ Hội Thánh ngày 16 tháng 12 năm 1931. Ngài cũng là “thánh bổn mạng
của tất cả những ai chuyên nghiên cứu các khoa học vật lý và tự
nhiên” (Piô XII).
Thánh Albert sinh tại Lauingen (Bavière), trên bờ sông Danube, khoảng
năm 1206. Cha ngài là một sĩ quan cận vệ của vua Fréderic II. Năm 1222, chàng
thanh niên Albert vốn tỏ ra có nhiều đức tính, đặc biệt óc quan sát và sự ham
thích thí nghiệm, nên được gửi đến thành phố đại học Bologne. Tại đây ngài gặp
vị tu sĩ lỗi lạc Jourdain de Saxe, bề trên tổng quyền Dòng Đaminh, biệt danh
là “tiếng còi hụ của các trường học” và ngài xin gia nhập giòng Anh
Em Thuyết Giáo.
Năm 1229, tại Padua, thày nhận áo dòng thánh Đa-minh từ chính cha
Jourdain de Saxe, và cha nhận ra thày là một con người “thực sự cao quí,
cả thể chất lẫn tinh thần” (Thư gửi Diane d’Andalo).
Năm 1228, thầy Albert sống tại Cologne, thành phố đại học, tại đây thầy
vừa dạy học vừa theo đuổi việc nghiên cứu. Nhận thấy rõ sự xâm nhập ồ ạt của
khoa học Hi Lạp và Ả Rập ở phương Tây, “Thầy Albert” là người tiên phong lao
mình vào việc nghiên cứu các bản văn ─ đã dịch sang tiếng la tinh ─ của ba
“triết gia – y sĩ” lỗi lạc trong việc truyền bá tư tưởng Aristote:
Avicenne, Averroes, và Maimonide. Thế là Aristote được thánh Albert đánh giá là
“triết gia siêu hình tinh tế”, và không bị phủ nhận, trái lại còn được chấp
nhận và “Kitô hóa”. Triết học Aristote bấy giờ trở thành “nữ tì” của tín lý
Kitô giáo, vì theo Maimonide trong Hướng dẫn những người lầm lạc, thì “suy
tư triết học không mâu thuẫn với mạc khải, trái lại còn giúp hiểu mạc khải rõ
hơn.”
Từ 1245 đến 1248, thầy Albert giảng dạy ở Paris và tiếp tục việc học hỏi
và nghiên cứu, luôn luôn trung thành với việc suy gẫm mỗi ngày một trang Kinh
Thánh. Cho tới hôm nay, nhiều nơi trong thủ đô còn gợi nhớ đến vị thánh tiến
sĩ: công trường Maubert (viết tắt của chữ Magister Albertus), đường
Maỵtre-Albert… Trong số các học trò của ngài có thánh Thomas d’Aquin, vị “tiến
sĩ thiên thần” tương lai.
Cuối năm 1248, thánh Albert trở về Cologne, tại đây ngài lập Trường Thần
học Cao cấp (Studium Generale). Thánh Thomas theo ngài làm học trò, được ngài
gửi sang Pháp với lời nhắn nhủ sau: “Bây giờ con hãy trở về Paris, vì con thông
minh hơn thầy.” Có thiên khiếu hoà giải, thánh Albert đứng ra làm trọng tài cho
nhiều vụ xung đột, trong đó có cuộc xung đột giữa thành phố Cologne với vị tổng
giám mục của ngài. Năm 1254, ngài được chọn làm bề trên tỉnh dòng Đaminh vùng
Teutonie, gồm nước Đức, Alsace, Bỉ và Hà Lan. Khi ấy ngài phát động phong trào
nghiên cứu. Ngài nói với các hội viên tu sĩ của ngài: “Anh em hãy là ánh sáng
thế gian và nhà vô địch đức tin”. Ngài cũng trông coi việc tuân giữ hiến pháp
Dòng và không ngần ngại ra những hình phạt khi cần.
Năm 1256, thầy Albert đến thành phố Anagni thuộc quyền giáo hoàng, gần
Rôma, để bênh vực trước Đức giáo hoàng Alexandrô IV cho vụ kiện các Dòng Khất
Sĩ bị tố cáo bởi các giáo sĩ “triều” cho rằng họ là những kẻ lừa đảo khi dám
kết hợp việc nghiên cứu với sự nghèo khó. “Các ông là tai ương của thời đại
mới!” nhà thần học của Paris tên là Guillaume de Saint-Amour tuyên bố. Thánh
Albert và thánh Bonaventura đáp lại: “Trái lại, chúng tôi là niềm hi vọng
cho thời đại mới!” Đức giáo hoàng xử các “khất sĩ” thắng kiện, và phong Albert
làm giám mục Ratisbonne. Nhưng đây là một thất bại! Sau hai năm giám mục
(1160-62), ngài từ chức.
Ở tuổi 60, thầy Albert tiếp tục viết các tác phẩm và sẵn sàng cho các
hoạt động truyền giáo. Năm 1263, ngài thất bại trong cố gắng phát động cuộc
thập tự chinh thứ tám trong vùng nói tiếng Đức, sau đó ngài lại tiếp tục việc
giảng dạy: ở Wurzbourg (1264), ở Strasbourg (1267) và ở Cologne (1270). Năm
1274, là năm thánh Thomas Aquinô qua đời, thánh Albert tham dự Công đồng Lyon,
tại đây “Người phương Đông và phương Tây ─ theo ghi nhận của vị thánh tiến
sĩ – cùng nhau hát chung Kinh Tin Kính bằng tiếng la tinh rồi bằng tiếng
Hy lạp”. Năm 1277, khi giám mục Tempier của Paris kết án những luận đề của
thánh Thomas, thánh Albert trở lại Paris để biện hộ cho học trò của mình. Thánh
nhân tuyên bố về thánh Thomas Aquinô như sau: “Ngài vẫn đang sống giữa chúng ta
bằng sự uyên bác và thánh thiện của ngài.”
Những năm cuối đời, thánh Albert Cả mắc những chứng bệnh nghiêm trọng:
mắt bị mù và mất trí nhớ. Ngài luôn ở nơi cô tịch “để cầu nguyện và ca hát”,
theo lời kể của người viết sử, H. Hedford. Ngài qua đời tại Cologne ngày 15
tháng 11 năm 1280, hưởng thọ gần 80 tuổi, để lại mọi tài sản của mình cho các
công cuộc từ thiện.
Con người đã được Thiên Chúa sáng tạo đặt vào trong hiện hữu và cuối
cùng sẽ trở về cùng Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô. Trong thời gian chờ đợi
ngày trở về này, mỗi người chúng ta phải sống như thế nào? Chúng ta hãy đối
chiếu cuộc sống chúng ta với Lời Chúa, nhưng không phải chỉ đối chiếu, mà còn
cần phải sửa chữa, vứt bỏ những gì không phù hợp với lời dạy của Chúa.
Tin Mừng mà Giáo Hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, kể lại cuộc gặp gỡ
giữa Chúa Giêsu và người mù thành Giêricô. Ðây không phải là dụ ngôn, mà là
biến cố có thật. Chúng ta có thể quan sát hai thái độ thực hành. Trước hết là
thái độ của những người cản trở không cho anh mù gặp gỡ Chúa, những người này
cho rằng chỉ có họ mới được quyền đi bên cạnh Chúa. Thật ra, trong tương quan
giữa con người với Thiên Chúa, trên bình diện thông ban ân sủng, cứu rỗi, con
người không thể cậy dựa vào quyền lợi của mình mà đòi hỏi Thiên Chúa. Tất cả
đều là ân sủng nhưng không của Thiên Chúa, không ai có quyền dành lại ân sủng
đó cho riêng mình.
Thái
độ thứ hai chúng ta có thể nhận thấy nơi anh mù. Ý thức thân phận của mình, anh
không có gì để khoe khoang hay đòi hỏi, nhất là đòi hỏi Thiên Chúa, mà anh chỉ
khiêm tốn cầu xin: “Lạy ông Giêsu, con vua Ðavít, xin dủ lòng thương tôi”. Sự
mù lòa thể xác và nghèo nàn vật chất không phải là một ngăn trở con người gặp
gỡ Thiên Chúa và lãnh nhận ơn lành của Ngài. Từ ơn lành cho thể xác mù lòa:
“Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được”, anh mù đã tiến thêm một bước quan
trọng, như tác giả Luca ghi lại: “Tức khắc anh thấy được và theo Chúa, vừa đi
vừa ca tụng Thiên Chúa. Thấy vậy, toàn dân liền ca ngợi Thiên Chúa”. Anh mù đã
sống trọn ơn gọi Kitô của mình; anh đã thực hiện lời Chúa Giêsu căn dặn các môn
đệ Ngài: “Ánh sáng của các con phải chiếu soi trước mặt thiên hạ, để họ thấy
những việc lành các con làm, mà tôn vinh Cha các con Ðấng ngự trên trời”.
Ước
gì Lời Chúa hôm nay thức tỉnh và giải thoát chúng ta khỏi sự mù lòa thiêng
liêng, để chúng ta luôn bước đi trong ánh sáng của Chúa và chiếu tỏa ánh sáng
ấy trước mặt mọi người.
Huệ Minh