Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXXIII Thường Niên
ĐỀN THỜ TÂM HỒN
Lời Chúa: Lc
19, 45-48
(45) Ðức Giêsu vào Ðền Thờ, Người bắt đầu đuổi những
kẻ đang buôn bán (46) và nói với họ: "Ðã có lời chép rằng:
"Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của
bọn cướp!"
(47)
Hằng ngày, Người giảng dạy trong Ðền Thờ. Các thượng tế và kinh sư tìm cách
giết Người, cả các thân hào trong dân cũng vậy. Nhưng họ không biết phải làm
sao, vì toàn dân say mê nghe Người.
Suy Niệm
Phụng
vụ những ngày cuối mùa thường niên như là lời mời gọi dân thánh của Chúa nhìn lại
tâm hồn mỗi người, trải qua một năm dài phụng vụ, với tâm trạng “hát lâu chầu mỏi”
dễ làm tâm hồn người kitô hữu sao nhãng, và ưu tiên cho những việc thế gian hơn
là việc Chúa, chăm lo cho nhu cầu thể xác hơn là việc linh hồn, vì thế đây là
cơ hội tốt để chúng ta nhìn lại.
1. Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện.
Trước
tiên chúng ta hiểu việc tập tục dâng cúng trong đền thờ. Ở Do Thái, mỗi người đàn ông
Do thái mỗi năm phải nộp thuế Đền thờ là nửa đồng shekel, riêng
tại thành Giêrusalem thì phần lớn thuế được nộp bởi các khách hành hương khi họ
về dự lễ Vượt Qua. Ở xứ Palettin, người ta dùng
nhiều loại tiền,
tiền Hi lạp, tiền Ai cập, tiền La mã, tiền Tyrơ, Syri, nhưng tiền thuế này thì
phải trả bằng đồng shekel của Đền thờ và chỉ bằng hai loại tiền đó mà thôi. Từ đó phát sinh ra dịch vụ đổi tiền. Tượng tự việc dâng của lễ. Hầu hết những người
đến viếng Đền thờ đều có của lễ, vì con vật dùng làm của lễ
phải là con vật không tì vết. Do đó, muốn được việc thì nên mua của lễ tại các
lều trạm đã lập cách chính thức trong Đền thờ.
Tiếc
thay những nhà chức trách tôn giáo lúc đó đã lợi dụng và biến việc đạo đức này
thành nơi kinh doanh trục lợi, và người dân đã làm việc này với cách thức máy
móc và vô cảm. Chúa Giêsu dẫn chứng
Giêrêmia 7,11. Trong đoạn văn, Giêrêmia khiển trách người Do Thái về bệnh hình
thức của họ: Thiên Chúa không còn muốn những cử điệu thờ tự không phù hợp với
những biến cố trong đời sống thường ngày: áp bức kẻ yếu kém, trộm cướp. dối
trá... Những điều đó, Thiên Chúa không thể chịu đựng nổi!
Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện. Qua đây Chúa muốn những
người chức trách tôn giáo và những người dân, hiểu được ý nghĩa đền thờ, là nơi
gặp gỡ Thiên Chúa, hơn là những hình thức bên ngoài. Ngang qua hình ảnh đề thờ
vật chất, Phụng vụ Giáo hội còn hướng đến đề thờ tâm hồn, dù biết rằng trong
cuộc sống có rất nhiều ưu tiên, nhưng đừng để những ưu tiên thỏa mãn xác thịt,
danh vọng, tiện nghi lấn át sự cao thượng của tâm hồn, phẩm giá kitô hữu, và
biết dành nhiều thời gian để cầu nguyện. Tông Huấn Hãy Vui Mừng và Hoan Hỷ số
147 viết: “Thánh
Nhân là một con người mang tinh thần cầu nguyện, là người cảm thấy cần phải có
mối tương quan đối với Thiên Chúa”.
2. Thanh
Tẩy Đền Thờ
Bài đọc I, Giuđa và các anh em con
ông Ma-tít-gia kêu gọi dân chúng tiến lên thanh tẩy Đền Thờ khỏi
mọi ô uế, vì sự xúc phạm của Dân Ngoại đã làm cho nhơ nhớp, để xứng
đáng làm nơi ngự trị cho Thiên Chúa.
Tâm
hồn người kitô hữu cũng vậy, ba thù: là ma quỷ, xác thịt, và thế gian luôn tìm
cách chiếm hữu tâm hồn người kitô hữu, vì thế việc thanh tẩy định kỳ và thường xuyên là cách tốt nhất để người
kitô hữu luôn trung thành với Chúa. Hơn nữa vì Thiên Chúa là Đấng rất
thánh thiện: nơi nào Ngài hiện diện là không có sự hiện diện của ma quỉ và sự
phá hoại của chúng. Chúa Giêsu đã thiết lập Bí tích Giao
hòa, là để người kitô hữu thanh tẩy tâm hồn, ngõ hầu trở nên xứng đáng là đền
thờ Thiên Chúa ngự.
Tam
Thái.