Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần V Thường Niên
Tránh Xa Nguồn Gốc Tội Lỗi
Lời Chúa: Mc 7, 31-37
31 Đức Giê-su
lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. 32 Người ta
đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên
anh. 33 Người kéo
riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng
mà bôi vào lưỡi anh. 34 Rồi Người
ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy
mở ra! 35 Lập tức tai
anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. 36 Đức Giê-su
truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo
họ, họ lại càng đồn ra. 37 Họ hết sức
kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ
điếc nghe được, và kẻ câm nói được."
Suy Niệm:
Việt nam chúng ta có câu:
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, ở gần với tội lỗi dễ lây nhiễm tội, sống gần
sự thánh thiện dễ nên thánh. đồng thời cũng muốn nói rằng, cám dỗ thì cần phải
dứt khoát loài trừ, đừng dây dưa dễ sa ngã. Phụng vụ bài đọc hôm nay cho chúng
ta bài học tiêu diệt của cám dỗ trong cuộc sống.
1. Kinh nghiệm của Sa ngã.
Trong bài đọc một sách Sáng
thế ký, trình bày về kinh nghiệm của sự sa ngã. Sa ngã không tự nhiên mà đến, nó
phát xuất từ sự nhân nhượng, tiếp cận, thuyết phục, đi đến sa ngã. Cuộc đối thoại
giữa con rắn và người đàn bà không có nghĩa là đột xuất, bất ngờ trong tích tắc,
những cũng có thể là một khoảng thời gian dài, một cuộc gặp gỡ tiệm tiến. Chính
yếu tố thời gian tiếp cận kéo dài, sự nhân nhượng trong đối thoại, sự mền mỏng
với sự dữ làm thành cơ hội và môi trường cho tội lỗi sinh trưởng và phát tán. Vì
thế chương 3 của sách Sáng Thế ký là một kinh nghiệm để đời cho con cháu nguyên
tổ sau này. Hay như câu truyện Vua Đa-vít, với vợ Uria. Bao lâu còn chưa dứt khoát
đoạn tuyệt với cám dỗ, bấy lâu con cháu nguyên tổ vẫn còn nguy cơ sa ngã. Chúa
Giêsu đã tỏ thái độ với kinh nghiệm này, khi Ngài chịu ma quỷ cám dỗ trong sa mạc,
Ngài tỏ thái độ dứt khoát: “Satan kia, hãy xéo đi”.
2. Kinh nghiệm chiến thắng
Chúa Giêsu nhập thể làm
người, không phải Ngài đã có chất đề kháng để tránh được sa ngã, nhưng với Ngài,
sở dĩ không sa ngã vì chính Ngài đã có một thái độ dứt khoát với cám dỗ, nhờ đó
với nhưng ai tin tưởng và tín thác vào Ngài, thì nơi Ngài là một kính nghiệm để
chiến thắng cám dỗ.
Trang Tin mừng kể, “Chúa
Giêsu rời bỏ vùng Tyrô đi ngang qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Galilêa vào miền Thập
tỉnh”. Lộ trình này đừng hiểu theo nghĩa địa lý, nhưng đây là lộ trình thần học.
Vì Tyrô ở phía bắc, Chúa Giêsu muốn đi về Galilêa ở phía nam, nhưng Ngài lại đi
ngược lên Xi-đôn ở phía bắc rồi mới vòng xuống Galilêa vào miền Thập tỉnh. Tyrô
và Xi-đôn là vùng đất duyên hải, trù phú và sầm uất, cũng là vùng đất của dân
ngoại, vĩ lẽ ấy có thể đây là vùng đất phồn thịnh và trụy lạc. Qua câu nói của
Chúa Giêsu: “Khốn cho ngươi hỡi Corozain, khốn cho ngươi hỡi Bethssaiđa, nếu tại
Tyrô và Xiđôn đã xảy ra những phép lạ cả thể như vậy, thì từ lâu, những người nơi
đó đã mặc áo vải thô và ngồi trên tro bụi mà sám hối . . .” (Lc 10, 13). Vì thế
khi trang Tin mừng ghi lại, Chúa Giêsu từ bỏ nơi đó để đi xuống Galilêa là muốn
nói, Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài phải có thái độ từ bỏ dứt khoát, ở những nơi
có thể làm các môn đệ sao nhãng Tin mừng nước trời. Đây là bài học Từ Bỏ.
Một người vừa điếc vừa ngọng,
đây không hẳn là bệnh thể lý nhưng có thể là bệnh tâm hồn. Nhiều người khi sa
ngã dễ đổi lỗi cho ma quỷ cám dỗ và không nhận trách nhiệm tại mình, và đây là
lý do trang Tin mừng nói đến người vừa điếc vừa ngọng, đó là những giác quan của
con người, khi con người chối từ tiếp cận với Tin mừng, với chân lý, thì là lúc
cơ hội của sự dữ sâm nhập và hoành hành.
Những hành động khó hiểu
nhưng mang tính thần học. Chúa Giêsu kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón
tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh, ngước mắt lên trời,
rên một tiếng và nói “Epphatha” hãy “mở ra”. Nếu tội lỗi, sa ngã có từ thời kỳ
đầu của công trình sáng tạo, thì giờ đây, Chúa Giêsu muốn khôi phục lại công trình
sáng tạo. Trong ngày tạo dựng Thiên Chúa dùng Lời, bàn tay của Ngài và hơi thở
của Ngài để tạo dựng con người, thì Chúa Giêsu Con Ngài cũng dùng như vậy để tái
tạo con người.
Việc tách anh ta ra khỏi đám
đông, với dụng ý để đám đông không hiểu lầm Ngài chỉ là một lương y cao tay, bổn
phận của đám đông phải khám phá ra Ngài là Đấng đến trần gian để cứu chuộc, tái
tạo lại con người. Nếu chấp nhận bước ra khỏi tôi lỗi, khỏi đam mê, khỏi nghiện
ngập, thì hãy để Ngài tái tạo, không phải sức của chúng ta mà là Chúa Giêsu. Một
điểm mới của Thần học Nhân Bản là người tội lỗi trở về với Chúa, họ không phải
là phế nhân, nhưng họ là con người mới. Trong con mắt của Chúa Cha họ là người
con yêu quý “con Ta đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”.
Tam Thái.