Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 11

 SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN XI THƯỜNG NIÊN B

Chúa Giêsu đề cập tới nền đạo đức mới là phải thi hành những việc đạo đức cách kín đáo, làm trước mặt Chúa chứ không phải trước mặt người ta.

LỜI CHÚA : Mt 6,1-6.16-18

1180929285.jpg(1) "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Ðấng ngự trên trời, ban thưởng. (2) Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (3) Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, (4) để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.

(5) "Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. (6) Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.

(16) "Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. (17) Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, (18) để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Ðấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Ðấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh.

SUY NIỆM

Con người hôm nay trong thời đại văn minh, kinh tế kỹ thuật phát triển, người ta lao mình vào cuộc sống hưởng thụ, người ta tham lam của cải vật chất, họ tìm cách làm giàu bỏ qua lương tâm đạo lý, luân lý của con người, họ lừa đảo nhau nào là hàng giả, nào là mẫu mã bên ngoài xem ra đẹp mắt nhưng bên trong là thuốc độc giết người, miễn sao có tiền vào túi. Có tiền rồi, người ta vươn tới chỗ tột đỉnh của đài vinh quang danh dự, tìm cách cho người khác ca tụng và bái phục mình, để mong có một chỗ đứng hơn người khác trong xã hội về mặt phương diện nào đó. Người ta tranh nhau nói về mình, tranh nhau sống khoe khoang không những trong đời thường mà cả trong việc đạo đức, trong đời sống đạo với những việc tốt họ làm. Ngày xưa thời Chúa Giêsu, trong dân Dothái sống đạo, Ngài đánh giá là hình thức và giả hình, thiếu yếu tố nội tâm. Ngài muốn cải tạo để có một lối sống đạo mới và đích thực hơn. Chúng ta cần đổi mới đời sống đạo theo tinh thần Chúa Giêsu.

Sau khi trình bày sự công chính mới trong lãnh vực điều răn, Chúa Giêsu đề cập đến nền đạo đức mới, đó là cách thi hành các việc đạo đức theo tinh thần và các lời khuyên của Chúa Giêsu. Theo lời khuyên của Chúa Giêsu về những việc đạo đức được bao gồm ba chiều kích.

-         Đối với tha nhân: Bố thí

-         Đối với Thiên Chúa : Cầu nguyện

-         Đối với bản thân: Chay tịnh

Ba chiều kích này tiêu biểu cho cả cuộc sống. Điều cốt yếu trong cả ba trường hợp vẫn là sống thật: tức là sống trước mặt Thiên Chúa với ý hướng ngay thẳng và thi hành ý Chúa. Chúa Giêsu muốn nói với chúng ta, các việc đạo đức này là quan trọng, vì đó là ba yếu tố chính của lòng đạo đức đích thực, nên chúng ta phải tránh những gì làm giảm giá trị của chúng ta là phải thực thi những việc đó không phải “ trước mặt người ta” nhưng là làm trước mặt Thiên Chúa. Bài Tin Mừng hôm nay chỉ nói đến việc bố thí và ăn chay:

            - Bố thí: Huấn thị bố thí đã được ghi trong lề luật (Đnl 15, 7 – 11) “ Anh em đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp người anh em nghèo túng…. Anh em phải cho một cách rộng rãi, và khi cho thì đừng miễn cưỡng, thật vậy vì việc đó, Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, sẽ chúc phúc cho anh em trong mọi việc anh em làm và mọi công trình tay anh em thực hiện. Vì trong đất của anh em sẽ không thiếu người nghèo nên tôi truyền cho anh em hãy mở rộng tay giúp người anh em khốn khổ, nghèo khó của anh em, trong miền đất của anh em”. Điều quan trọng trong đời sống đạo đức mới, theo tinh thần Chúa Giêsu. Bố thí không phải là một cử chỉ phô trương cho thiên hạ thấy, bởi vì Thiên Chúa là “Cha của anh em Đấng thấu suốt những gì kín đáo.” Hơn nữa, khi bố thí không những là không rêu rao cho mọi người biết mà chỉ âm thầm khiêm tốn đến mức không cho việc tay trái biết việc tay phải làm, nghĩa là không tìm tự mãn, tự hãnh diện việc mình làm, việc bác ái là một bổn phận của chúng ta đối với anh em đồng loại, nên nó cũng không phải là việc để Thiên Chúa đền ơn, vì mọi của cải là của Chúa ban cho mọi người, và mọi người được có quyền hưởng dụng, vì mỗi người đều là người quản lý của Chúa.

            - Ăn chay: việc ăn chay được xuất xứ từ gốc gác Dothái mà ngày nay Hội Thánh còn duy trì thực hành thói quen ăn chay này. Việc ăn chay của Dothái thường là dấu chỉ buồn thảm, nên những ngày ăn chay họ không tắm rửa, không xức nước hoa. Theo sự hướng dẫn của Chúa Giêsu qua Tin Mừng hôm nay: việc ăn chay không nên quan trọng hóa các dấu chỉ bề ngoài vì nó tiếng tăm bề ngoài hơn là để Thiên Chúa ban ơn. Đức Giêsu đòi hỏi một sự biện phân tinh tế, khi ăn chay đừng làm ra vẻ gì là mình ăn chay để không ai biết, ngoại trừ Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi sự kín đáo. Đây là bài học về lòng khiêm hạ và tôn trọng sự thật. Hành vi tôn giáo có thể không đạt được mục đích nếu ý hướng sai lầm. Điều Chúa Giêsu đặt biệt muốn mặc khải được lặp đi lặp lại ba lần đó là sự hiện diện của Thiên Chúa trong cõi thâm sâu nhất của con người. Đây là tôn giáo “thờ phượng Chúa Cha trong tinh thần và sự thật”.

Chúng ta sống đạo cách mới mẽ theo tinh thần của Chúa Giêsu: khi chúng ta làm một việc bác ái, chúng ta mang tâm tình là để tạ ơn Chúa, vì Chúa Giêsu đã nói: “khi các con làm gì cho một kẻ bé mọn là các con làm cho chính ta”. Chúng ta cần ăn chay theo luật Hội Thánh dạy, và còn ăn chay trong các dịp khác nữa tùy nhu cầu lòng đạo đức của chúng ta, nhưng quan trọng là ăn chay với ý ngay lành. Chúng ta có thể ăn chay bằng những việc khổ chế: khổ chế để chế ngự bản thân, ngăn ngừa những thói hư tật xấu hay khổ chế những gì cản trở việc cầu nguyện của chúng ta, hoặc những nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội. Đó là chúng ta khổ chế các ngoại quan và nội quan của chúng ta trong đời sống hằng ngày, giúp cho chúng ta sống đạo tốt và tiến tới trong đường thiêng liêng.

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết thấm nhuần giáo huấn của Chúa, để chúng con sống đạo đức cách chân thật có kết quả cho linh hồn chúng con ở đời này và đời sau, tránh mọi hình thức bề ngoài chỉ có những kết quả đời tạm này chóng qua mau hết mà thôi.

Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo

   Đaminh Monteils


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XI Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XI Thường Niên_Tân Quang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XI Thường Niên - Lm J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XI Mùa Thường Niên - Lm Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XI - Mùa Thường Niên - Lm J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XI Thường Niên - Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XI Thường Niên Năm B - LM ĐAN VINH - HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XI Thường Niên Năm B - Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XII Thường Niên_Lm.Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật XII Thường Niên Năm A_Lm. Đan Vinh

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN XI NĂM B. Nt. Maria Chinh Anh
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XI THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nữ Tỳ Thánh Thể.
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIỆN NĂM B. Lm. Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIỆN NĂM B. Lm. Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN NĂM B.Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN XI THƯỜNG NIÊN NĂM A. Sr. Maria Nguyễn Sao
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Giuse Phạm Đình Hiền.
     QUẢ TIM KHÁC BIỆT CỦA MỘT NGƯỜI THẦY. G. Tuấn Anh
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XI THƯỜNG NIÊN NĂM C. Lm Phêrô Mi Trầm