Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 5

LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN V THƯỜNG NIÊN B

Mc 7, 14 - 23

Chúa Giêsu giải thích cái gì quyết định sự tốt xấu cho việc làm của con người.

E7T7EUCA5IUD19CAF05AAMCAI3I87NCAYQF6RQCACNXHJICABIW08LCA2LO4NXCABQ840DCA5RYRXHCA51F23UCAS2D4VTCABURBXLCAXW1TQCCAC88JIFCA9JCK1RCA86LXYJCAB8JQ29CA6YMU0K.jpg(14) Sau đó, Ðức Giêsu lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: (15) Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ô uế. (16) Ai có tai nghe thì nghe!

(17) Khi Ðức Giêsu đã rời đám đông mà vào nhà, các môn đệ hỏi Người về dụ ngôn ấy. (18) Người nói với các ông: "Cả anh em nữa, anh em cũng ngu tối như thế sao? Anh em không hiểu sao? Bất cứ cái gì từ bên ngoài vào trong con người, thì không thể làm cho con người ra ô uế, (19) bởi vì nó không đi vào lòng, nhưng vào bụng người ta, rồi đi ra xuống cầu tiêu?" Như vậy là Người tuyên bố mọi thức ăn đều thanh sạch. (20) Người nói: "Cái gì từ trong con người xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế. (21) Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, (22) ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. (23) Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."

SUY NIỆM

Nói đến cái thanh sạch và cái ô uế của con người, là nói đến cái tốt cái xấu của con người, là đề cập đến phương tiện luân lý. Có thứ luân lý theo hoàn cảnh, có thứ theo phong tục do con người đặt ra. Như ngày xưa thì nam nữ thọ thọ bất thân, thanh niên, thiếu nữ không được gặp nhau. Ngày nay lại chủ trương cho chúng gặp nhau để tim hiểu trước khi kết hôn. Vậy thì đâu là tốt, đâu là xấu? Luân lý nào đúng? Luân lý nào sai? Chúng ta hãy lắng nghe Chúa Giêsu giải thích qua bài phúc âm hôm nay, để hiểu rõ mà nhận định cho đúng.

Chúa Giêsu lấy lại lời Kinh thánh trong sách ngôn sứ Isaia, mà khiển trách thói giữ luật vụ hình thức của các kinh sư và biệt phái: “Dân này tôn kính Ta bằng môi, bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta”. Sau đó, Chúa Giêsu hướng về đám đông dân chúng để dạy họ về vấn đề thanh sạch và ô uế. Chúa Giêsu mời gọi mọi người: “Xin mọi người nghe tôi nói đây và hiểu cho rõ”. Ngài đặc biệt mời gọi những người có thiện chí: “Ai có tai nghe thì hãy nghe”. Để giúp họ hiểu rõ, Ngài dùng dụ ngôn mà nói với dân chúng ta các môn đệ Ngài: “Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người, lại có thể làm cho con người ra ô uế được, nhưng chính cái từ lòng người xuất ra, mới làm cho con người ra ô uế”. Ngài muốn nhắm đến hình ảnh bữa ăn và sự tiêu hoá. Những thức ăn chỉ vào bụng rồi bị thải ra ngoài, chứ không thể vào lòng con người được. Chúa Giêsu muốn nói: Mọi sự Thiên Chúa dựng nên cho con người đều tốt đẹp… mọi thức ăn đều sạch, nhưng vì những tư tưởng, ý định và tâm tình bất chính của con người, làm biến đổi những cái tốt đẹp, thanh sạch ra xấu xa ô uế. Vì thế, một hành vi tốt hay xấu không chỉ do hoàn cảnh, phong tục của xã hội, mà trước tiên là do lòng người. Ý hướng tốt, hành động sẽ tốt, ý hướng xấu thì hành động sẽ xấu. Từ cõi lòng con người có thể xuất phát từ bi nhân ái, bao dung, độ lượng, yêu thương, tha thứ. Nhưng cũng từ cõi lòng có thể bộc phát những tư tưởng xấu: ngoại tình, dâm ô, giết người, trộm cắp, tham lam, độc ác, xảo trả, lăng loan, ganh tị, vu khống, kiêu căng, ngông cuồng. Như thế, không phải do thức ăn nhưng là do lòng người mới chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Vậy nếu phải đánh giá theo phương diện luân lý, thì tâm hồn mới là chỗ quyết định. Cũng vậy, trong lãnh vực ơn cứu độ tâm hồn con người mới là nơi quan trọng.

Chúng ta nghe lời Chúa và sống theo đường lối của Ngài: biết bảo vệ sự thanh sạch, sự tốt đẹp của tâm hồn hơn là sự thanh sạch, sự kiều diễm của thân xác. Biết thi hành bác ái, công bằng xã hội hơn là tổ chức hay tham dự các hình thức nghi lễ hoành tráng, lộng lẫy, rầm rộ bên ngoài. Biết giữ lòng mến Chúa yêu người cách trọn vẹn hơn là thi hành tỉ mỉ các tập tục bên ngoài của xã hội. Chúng ta cần chú ý đến tính chất công việc hơn là hình thức của nó. Sống tinh thần của luật hơn là hình thức bên ngoài của luật. Cần có một lương tâm chân chính, một tâm hồn trong sạch, một trái tim mở rộng, chúng ta hãy mến Chúa cách đích thực và yêu thương tha nhân cách chân thành, cụ thể. Tôn giáo mà Chúa Giêsu thiết lập là một tôn giáo yêu thương, chúng ta không con giữ đạo một cách hẹp hòi, gò bó, cưỡng ép, giả hình, để chúng ta thi hành sứ vụ truyền giáo đúng ý Chúa. Giúp cho mọi người cảm thấy đến với Thiên Chúa, vào trong Giáo Hội là hạnh phúc, để bất kỳ phong tục nào, hoàn cảnh nào, dân tộc nào, người ta cũng có thể trở về với Thiên Chúa là cùng đích và hạnh phúc đích thực của họ. Từ đó, tất cả mọi người biết sống đạo và thờ phượng Thiên Chúa trong tinh thần và Chân Lý chứ không phải theo hình thức nữa.

Nt. M. Martin Hồ Thị Thu Thảo OP


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần V Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần V Thường Niên_Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần V Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần V Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần V Thường Niên_ Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần V Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần V Thường Niên - Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật V Thường Niên C_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật V Thường Niên C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Giao Thừa - Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM THỨ BA TUẦN V THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nt. Maria Chinh Anh
     SUY NIỆM THỨ HAI TUẦN V THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nữ tỳ Thánh Thể.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nhiều Tác Giả
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM B: “XIN CHO CON MỘT TẤM LÒNG NHƯ CHÚA”. Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHÚA CÓ MUỐN CON NGƯỜI ĐAU KHỔ VÀ BỆNH TẬT ? Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN V THƯỜNG NIÊN NĂM A. Anna Nguyễn Thị Nguyện
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN V THƯỜNG NIÊN NĂM A. Minh Thùy
     BA NGÀY ĐẦU NĂM. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT V THƯỜNG NIÊN NĂM A-Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     THỨ SÁU TUẦN THỨ V THƯƠNG NIÊN NĂM C - Ép-pha-tha, “Hãy mở ra” - Nt. Madalena Nguyễn Thị Lan O.P