CHỦ NHẬT 1 MÙA CHAY B
Mỗi
ngày mới bắt đầu với một tình huống mới chúng ta chưa bao giờ đối diện, buộc
chúng ta phải quay hướng về Thiên Chúa, như ông No ê và gia đình khi ra khỏi
con Tàu cứu thoát ông và gia đình khỏi cơn Hồng thủy, như Dân Chúa sau ngày Phục
sinh. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta, cả khi Ngài dẫn
chúng ta đi vào sa mạc.
Sáng
Thế Ký 9, 8-15:
Gia
đình ông Noê là nhóm nhỏ bé còn sót lại của nhân loại được Thiên Chúa đề nghị
tái lập Giao Ước với Người. Tất cả chúng ta được mời gọi vào trong Giao Ước ấy
để chúng ta được thật sự thông hiệp với Cha.
Thánh
vịnh 24:
Khiếp
sợ trước những khó khăn chồng chất, người Tín hữu quay hướng về phía Thiên Chúa
là Đấng nhân từ và hay thương xót. Chính từ lòng tốt vô biên của Người mà ơn
tha thứ, sự trợ giúp và ánh sáng cần thiết soi sáng con đường và rọi chiếu những
chướng ngại sẽ đến với chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện thánh vịnh nầy với trọn
niềm tin tưởng và yêu thương!
Thư
1Pr 3, 18-22
Thiên
Chúa hằng sống muốn chúng ta phải là NHỮNG CON NGƯỜI SỐNG như Người. Trong Giao
Ước, Ngài đã dấn thân đi về phía chúng ta. Qua Hi tế của Con Người, Ngài lại
còn dấn thân sâu xa hơn nữa. Và khi chính người Con ấy phục sinh, Người đã cứu
thoát chúng ta khỏi chết muôn đời: đó chính là sự giải phóng hoàn hảo. Đến
phiên chúng ta là phía đối tác, chúng ta cũng phải hoàn toàn dấn thân cho Người
ngay cả khi điều ấy đòi hỏi phải vào sống trong sa mạc.
Tin
mừng Mc 1, 12-15
NGỮ CẢNH
Đoạn
văn nầy nằm trong phần mở đầu tin mừng Mc. Tác giả muốn đưa ra những thông tin
cần thiết để độc giả hiểu sứ mạng Chúa Giê su được nói đến ở phần sau.
Sau
khi đã nhận lãnh Thần khí (1, 10), Chúa Giê su đi vào cuộc chiến đấu và đã chiến
thắng Sa tan (1,12-13). Phần tóm tắt hoạt động rao giảng (14-15) là kết luận tất
yếu từ những gì đã nói trong phép rửa và cơn cám dỗ đi trước. Nếu Nước Thiên
Chúa đã bắt đầu hoạt động trong giai đoạn mới và dứt khoát, và đã tỏ ra là mạnh
nhất, thì con người được mời gọi phải tiếp nhận và tin vào Tin mừng.
TÌM
HIỂU
Thần
khí đẩy Người: Chính
Thánh Thần thúc đẩy (gần như là cưỡng bách) đưa Chúa Giê su vào trong sa mạc.
Hoang
địa (sa mạc): trong
kinh nghiệm dân Israel, hoang địa vừa là nơi sống thân mật với Thiên Chúa, vừa
là nơi bị thử thách hay bị trừng phạt. Bốn mươi ngày có thể gợi nhớ cuộc thử
thách 40 ngày mà ông Mô sê (Xh 34, 28) và Tiên tri Êlia (1V 19, 1-8) đã phải trải
qua.
Chịu
Sa ta cám dỗ: Sa
tan có nghĩa là ‘kẻ tố cáo’, ‘kẻ chống đối’, kẻ phản nghịch Thiên Chúa và là kẻ
thù của lòai người.
Đâu
là nội dung cám dỗ Chúa Giê su chịu? Trong suốt cuộc đời trần thế, Ngài đã bị dụ
dỗ sử dụng sức riêng và vinh quang của Chúa Cha để thiết lập Nước Thiên Chúa.
Cám dỗ từ Phê rô (8, 31-32), từ những người biệt phái đòi hỏi một dấu lạ từ trời
(8, 11-12), từ cơn lo lắng trước giờ tử nạn (14, 32-42), từ những lời chế nhạo
của những kẻ qua đường:”Hãy xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi để chúng ta
tin” (15, 31).
Loài
dã thú: những
từ nầy dường như muốn chỉ một tương giao hoà bình giữa Chúa Giê su và thú rừng.
Thiên
sứ: toàn
thể tạo thành (tạo vật hạ đẳng cũng như thần thiêng trên trời) đều phục quyền
Chúa Giê su và phục vụ Ngài.
Triều
đại Thiên Chúa đã đến gần: có tới ba cách giải thích khác biệt nhau:
-
Triều đại Thiên Chúa giờ đã đến vì có Chúa Giê su hiện diện;
-
Triều đại Thiên Chúa đã gần kề: nó sẽ tới khi Đức Ki tô phục sinh sẽ được tấn
phong vinh quang (x. 16, 19);
-
Triều đại Thiên Chúa đã gần kề: nó sẽ tới khi Đức Ki tô sẽ ngự đến trong vinh
quang vào lúc cuối thời gian.
SỨ ĐIỆP
Từ thứ tư lễ tro, chúng ta đã bước vào
mùa Chay thánh. Đó là thời gian 40 ngày chuẩn bị mừng lễ Phục sinh. Thông thường,
chủ nhật thứ nhất mùa chay, Giáo Hội đọc lại trình thuật về việc Chúa Giê su bị
cám dỗ trong sa mạc. Tin mừng thánh Mác cô là bài ngắn nhất, nhưng để lại cho
chúng ta sứ điệp quan trọng nhất.
Chúa Giê su vừa chịu phép Rửa xong, tiếng
nói của Cha còn vang vọng: « Con là
con Cha yêu dấu.. ». Liền ngay sau đó, Thánh Thần đẩy Ngài vào sa mạc.
Muốn sát nghĩa hơn, phải đọc là: « Thánh
Thần đuổi Ngài vào sa mạc.. ».
Rõ ràng ở đây, Thánh Thần không phải là luồng gió êm dịu mà là trận cuồng phong
cuốn phăng đi mọi thứ. Rồi cũng phải để ý đến cụm từ « Liền ngay lúc đó », được Mác cô
dùng nhiều lần, nhằm gửi đến mọi người một sứ điệp quan trọng liên quan đến
cách sống người ki tô hữu. Không còn là « Ngày mai tôi mới bắt đầu, hay
sau đó.. ». Nhưng là ngay hôm nay, liền ngay đây, Chúa chờ đợi tôi trả lời.
Sa mạc đối với Chúa Giê su là nơi chiến đấu
chống lại ma quỉ. Ngài phải chống lại các cơn cám dỗ chạy theo danh vọng, quyền
lực và dùng phép lạ để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Thật ra, tên cám
dỗ không có gì để hiến cho Ngài. Tất cả chỉ là láo khoét trong các lời hứa của
nó. Thế nhưng cho đến hôm nay đó vẫn luôn luôn là chiến thuật lừa dối mọi người.
Thí dụ như nó làm mọi cách khiến người ta tin rằng rượu và ma túy là linh dược
chữa lành tất cả những cơn lo âu; nhưng rốt cục đó là lời dối trá chỉ mang lại
sự tha hóa tinh thần mà thôi. Hoặc nó làm người ta tin rằng sau khi li dị sẽ hạnh
phúc hơn, nhưng cuối cùng chỉ là nỗi thất vọng ê chề để lại cho mọi người trong
cuộc. Đằng sau những khẩu hiệu hứa hẹn đủ thứ, giải quyết mọi vấn đề còn tồn đọng
trong xã hội, nhưng cuối cùng, chỉ đưa đến sự thù hằn giữ mọi tầng lớp, mọi chủng
tộc. Phải nói rằng: ma quỉ làm hư hoại tất cả những gì nó chạm đến; đó là dấu vết
cho thấy nó đã đi qua.
Ma quỉ cũng có thể cám dỗ chúng ta nghĩ rằng
sống làm con Thiên Chúa là điều vượt quá khả năng thực hiện, nên không bao giờ
chúng ta có thể thành công. Từ đó, chán nản, buông xuôi, chúng ta không còn muốn
cố gắng đứng lên nữa.
Và một trong những cám dỗ nguy hiểm nhất
mà chúng ta phải chống lại, đó là không làm gì đặc biệt để đánh dấu mùa Chay. Bốn
mươi ngày có thể trôi qua như những ngày khác. Rồi không sớm thì muộn, chúng ta
dễ bị lôi kéo rất nhanh theo nhịp sống quen thuộc hằng ngày, để mùa chay chỉ
còn là tên gọi không để lại một dấu ấn nào cả trong cuộc sống. Và đó chính là
điều khiến chúng ta phải nhớ phải bắt đầu « ngay tức khắc » mà Tin mừng
hôm nay gợi ý. Hoặc là ngay bây giờ, hoặc là không bao giờ. Như Chúa Giê su, chúng ta
phải lựa chọn để đáp lại thánh ý Chúa Cha. Trong một môi trường ồn ào và đầy cạnh
tranh của thế giới hôm nay, chúng ta có can đảm dành những khoảnh khắc im lặng
để gặp Thiên Chúa không? Đúng, chúng ta cần có sa mạc, vì Thiên Chúa không ở
trong cảnh ồn ào.
Mùa
chay trước tiên là thời gian sám hối, một cuộc sống quay ngược 180 độ; sám hối,
tức là quay trở về với Thiên Chúa, là điều cốt yếu của cuộc đời chúng ta. Và
cũng có nghĩa là chúng ta phải xa lánh các bụt thần, các điều tầm thường khiến
chúng ta bận tâm và xa cách Thiên Chúa. Sám hối là xa lánh tội lỗi và quay về với
lòng nhân từ của Thiên Chúa; là mở lòng ra cho Thánh Thần hoạt động, gần giống như một con tàu cánh buồm, không thể lướt tới
nếu không có gió. Nhưng gió cũng không làm gì được nếu cánh buồm không giương
lên. Đối với chúng ta cũng thế: chúng ta chỉ thực sự tiến bộ trong mùa chay nầy
nếu chúng ta mở ra cho hành động của Chúa Thánh Thần. Sám hối là nghe vọng lại
tiếng gọi nên thánh gửi đến cho mọi người. Có người viết: “Một Ki tô hữu mà không có ước muốn nên thánh là một ki tô hữu không xứng
đáng với danh xưng của mình”.
“Hãy tin
vào Tin mừng…” Mùa Chay nghiêm túc còn bao gồm một cố gắng nuôi dưỡng đức
tin bằng việc đọc và suy niệm Tin mừng thường xuyên. Cầu nguyện và lãnh nhận
các bí tích ngày nay nhiều khi mang dáng dấp một cuộc chiến thật sự. Phải chiến
đấu chống lại tất cả những gì khiến chúng ta sao lãng những việc của Thiên
Chúa. Tin vào Thiên Chúa không phải là điều tự nhiên mà có. Phải
muốn và chọn lựa. Có như thế thì ở cuối con đường, mừng lễ Phục sinh mới thực sự
có ý nghĩa. Thật vậy, mùa Chay là một cuộc leo núi cần thiết tiến về lễ Phục
sinh.
Bốn mươi ngày ban cho chúng ta để học yêu
thương một cách mới mẻ, theo cách Đức Ki tô. Bốn mươi ngày để bước đi theo một
nhịp điệu khác, để dọn dẹp, để thanh tẩy. Bốn mươi ngày để học sống !
ĐÀO SÂU
1. HỎI: Sách Sáng thế là
sách gì?
THƯA: Sách Sáng thế là quyển
sách đầu tiên của bộ Kinh Thánh, gồm phần đầu (12 chương đầu) nói về việc Thiên
Chúa tạo dựng vũ trụ qua các suy tư từ kinh nghiệm tôn giáo của Ít ra ên và phần
sau (các chương sau) ghi lại các câu chuyện về các tổ phụ dân Ít ra ên dựa vào
các truyền thống thủy tổ của dân ít ra ên.
2. HỎI: Bài đọc thứ nhất
nói đến điều gì?
THƯA: Bài đọc thứ nhất trích từ
sách Sáng thế nói về việc Thiên Chúa ký kết giao ước thân hữu với ông Noê và
con cháu ông khi họ ra khỏi tàu sống sót sau cơn hồng thủy trừng phạt tội lỗi
loài người. Đó là thời gian nhân loại được hạnh phúc sống trong tình nghĩa với
Thiên Chúa sau khi Ngài đã cứu họ ra khỏi cơn đại lụt 40 đêm ngày.
3. HỎI: Câu chuyện ông No
ê như thế nào?
THƯA: Nô ê được Thiên Chúa cho
biết trước Hồng thủy sắp đổ xuống để phạt tội lỗi nhân loại. Ông được lệnh đóng
một chiếc tàu khổng lồ để ông, cả gia đình và các con vật mẫu được sống sót an
toàn trong suốt thời gian cơn Hồng thủy hủy hoại trái đất.
4. HỎI: Khi Hồng thủy chấm
dứt, Nô ê đã làm gì?
THƯA: Hồng thủy chấm dứt sau bốn
mươi đêm ngày tàn phá trái đất. Bấy
giờ ông No ê đã thả nhiều con chim bay ra để dò thám tình hình. Tất cả đã bay
đi mất trừ một con chim câu mang về một cành lá ô liu tươi làm bằng chứng rằng
thảo mộc đã bắt đầu sống lại.
5. HỎI: Câu chuyện về Hồng
thủy trong Kinh thánh có phải là câu chuyện đầu tiên không?
THƯA: Không. Trước đó, vào khoảng
năm 1600 trước Công Nguyên, ở Lưỡng hà địa, đã có ít nhất hai truyền thuyết về
Hồng thủy. Hồng thủy trong sách Sáng thế rất giống các truyền thuyết ngoại giáo
ấy. Rõ ràng tác giả câu truyện Hồng thủy trong Kinh thánh đã biết các truyền
thuyết Babilon. Cả hai có những nét đại cương khá giống nhau: có một nhân vật
chính được thần linh báo trước, đóng một chiếc tàu để chứa cả gia đình và các
con vật mẫu. Sau đó, thần linh mở cửa trời và hồng thủy nhấn chìm cả trái đất.
Khi dứt mưa, con tàu dừng lại và tuyền trưởng thả chim do thám ra để xem đất đã
khô ráo chưa. Khi đã thấy chắc chắn, ông và gia đình rời con thuyền và dâng lễ
vật.
6. HỎI: Những điểm khác biệt
nào giữa sách Sáng thế và truyền thuyết đương thời?
THƯA: Có nhiều điểm khác biệt. Điểm khác biệt thứ nhất là nguyên nhân
dẫn đến Hồng Thủy. Trong các huyền thoại ngoại giáo, con người chỉ là thứ đồ
chơi trong tay các vị thần. Còn trong Kinh thánh, thì khác hẳn. Chính con người
có trách nhiệm về vận mạng của mình và Thiên Chúa không đánh phạt người lành
chung với kẻ có tội.
7. HỎI: Còn điểm khác biệt
nào nữa không?
THƯA: Trong truyền thuyết ngoại
giáo, khi Hồng thủy chấm dứt thì nhân vật chính được đưa về trời và trở thành
thần linh. Còn trong Kinh Thánh thì không phải thế. Ông No ê vẫn là một người đại
diện loài người kí kết một giao ước với Thiên Chúa.
8. HỎI: Giao Ước đó có ý
nghĩa gì?
THƯA: Bài đọc một nhấn mạnh đến
giao ước nầy. Đó là một lời hứa không thấy ở nơi khác trong Kinh thánh: một thỏa
ước thật sự giữa Thiên Chúa và nhân loại, một chương trình yêu thương Thiên
Chúa dành cho con người, một điều mà con người cần phải có mạc khải mới biết dược.
9. HỎI: Đâu là đặc điểm của
Giao Ước đó?
THƯA: Trước hết, giao ước bao gồm
toàn thể nhân loại và có giá trị muôn đời: ‘Đây là dấu chỉ giao ước ký kết giữa
Ta với các ngươi, và tất cả sinh vật đang ở với các ngươi và sau này mãi
mãi.’(St 9, 12).
10. HỎI: Giao ước nầy có
trước giao ước với dân Do thái?
THƯA: Đúng thế. Ông Nô ê có trước
ông Abraham và không phài là người Hip pri. Vì
thế đây là giao ước với toàn thể nhân loại.
11. HỎI: Còn điều khác biệt
nào nữa không?
THƯA: Có. Trong truyền thuyết
ngoại giáo, kẻ sống sót dâng hy tế. Hương thơm của lễ vật bay lên làm cho các
thần ngoại thích thú. Các ngài hài lòng và phong thần cho người ấy. Trong Kinh
Thánh thì sự việc không diễn ra như thế. Chính Thiên Chúa có sáng kiến ban hạnh
phúc cho loài người, còn hi tế là hành vi biết ơn mà con người thực hiện vì những
phúc lành mà họ lãnh nhận từ Thiên Chúa.
12. HỎI: Cầu vòng (cái mống)
trên trời có nghĩa gì?
THƯA: Cầu vòng có trước biến cố
Hồng thủy rất lâu, nhưng đã được đưa vào ngữ cảnh Giao ước. Hình ảnh chiếc cầu vòng muốn nối kết trời và
đất, trùng hợp với việc ánh sáng trở lại sau những ngày dài mưa bão, thật là một
biểu tượng đẹp chỉ Giao Ước giữa Thiên Chúa và nhân loại. Nó còn chỉ chiếc cung
xếp lại một chỗ từ nay không còn dùng để chiến đấu nữa.
13. HỎI: Qua bài đọc một,
mạc khải Kinh thánh cho ta biết điều gì?
THƯA: Qua câu chuyện Hồng thủy, người ta đã khám phá một Thiên Chúa
không báo thù con người nhưng lại ngỏ lời ký một Giao Ước vì Ngài muốn mọi
người được cứu thoát. Đúng như sách Khôn ngoan đã viết: ‘Nhưng Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết
mọi sự. Vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên. Lạy Chúa Tể là
Ðấng yêu sự sống, Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa’
(Kn 11, 23-26).
14. HỎI: Giao Ước với No ê
có ý nghĩa gì?
THƯA: Hồng thủy là cách Thiên
Chúa thanh luyện con người tội lỗi trước khi ký kết giao ước với họ. Với giao ước
kí với No ê, từ nay Ngài sẽ không còn tàn phá mặt đất nữa, từ nay bắt đầu một
giai đoạn mới với một lớp người biết đặt hết lòng tin tưởng vào Chúa. Biểu hiệu
cho Giao Ước nầy là một cầu vòng hình cánh cung đặt ngang trời. Mỗi khi nhìn thấy
nó là Thiên Chúa nhớ lại tình thương vô điều kiện của Ngài đối với nhân loại.
15. HỎI: Bài đọc một muốn
nói với chúng ta điều gì?
THƯA: Bài đọc ấy muốn nhắc nhở
chúng ta rằng, chúng ta đang sống trong thời đại ân sủng. Chúng ta phải nhớ
mình là là những người đã được chịu phép rửa, đã được đưa ra khỏi lụt Hồng Thủy
của tội lỗi, và trở thành con cái của Thiên Chúa. Nhưng ân huệ lớn lao nầy luôn
đi kèm với thử thách nhằm chuẩn bị cho chúng ta có một đời sống mới tốt đẹp
hơn. Mùa Chay là cơ hội mở ra cho chúng ta thực hiện mục đích ấy.
16. HỎI: Ngữ cảnh bài tin
mừng như thế nào?
THƯA: Đoạn tin mừng nầy nằm
trong phần mở đầu tin mừng Mc. Sau khi đã nhận lãnh Thần khí (1,10), Chúa Giê
su đi vào cuộc chiến đấu và đã chiến thắng Sa tan (1,12-13). Phần tóm tắt hoạt
động rao giảng (14-15) là kết luận tất yếu từ những gì đã nói trong phép rửa và
cơn cám dỗ đi trước. Nếu Nước Thiên Chúa đã bắt đầu hoạt động trong giai đoạn mới
và dứt khoát, và đã tỏ ra là mạnh nhất, thì con người được mời gọi phải tiếp nhận
và tin vào Tin mừng.
17. HỎI: Ma quỉ có thể cám
dỗ Chúa Giê su sao?
THƯA: Ma quỉ đã cám dỗ Chúa Giê
su trong hoang địa, nơi Thần khí đẩy Chúa Giê su đến. Nơi ngài, “Israel mới” lặp
lại thử thách mà Israên cũ đã trải qua trong hoang địa, nhưng không biết chống
trả và đã thua cuộc. Còn Chúa Giê su trái lại, đã quyết tâm chọn lựa trung
thành và vâng theo Lời Chúa. Trong niềm trung thành vâng phục đó, Chúa Giê su
đã chỉ cho chúng ta cách chiến thắng và vượt qua mọi cơn cám dỗ.
18. HỎI: Hoang địa có ý
nghĩa gì?
THƯA: Trong kinh nghiệm dân
Israel, hoang địa (hay sa mạc) vừa
là nơi sống thân mật với Thiên Chúa, vừa là nơi bị thử thách hay bị trừng phạt.
19. HỎI: Bốn mươi ngày gợi
lại điều gì?
THƯA: Trong Kinh thánh, bốn mươi
không có nghĩa số lượng mà chỉ có nghĩa biểu tượng chỉ một thời gian dài có ý
nghĩa. Bốn mươi ngày có thể gợi nhớ cuộc thử thách 40 ngày mà ông Mô sê (Xh 34,
28) và Tiên tri Êlia (1V 19, 1-8) đã phải trải qua.
20. HỎI: Tại sao thánh Mác
cô viết: ‘Thánh Thần đẩy Ngài trong sa mạc để chịu thử thách?
THƯA: Thánh
Mác cô cho biết chính
Thánh Thần thúc đẩy (gần như là cưỡng bách) đưa Chúa Giê su vào trong sa mạc.
Qua đó, Thánh Mác cô muốn nói cả cuộc sống Chúa Giê su đã sống trong sự vâng phục
hoàn toàn thánh ý Thiên Chúa Cha đã được tỏ hiện khi Ngài chịu phép rửa trước
khi đi vào sứ vụ cứu thế.
21. HỎI: Chúa Giê su chịu
thử thách về điều gì?
THƯA: Trong suốt cuộc đời trần
thế, Ngài đã bị dụ dỗ sử dụng sức riêng và vinh quang của Chúa Cha để thiết lập
Nước Thiên Chúa. Cám dỗ từ Phê rô (8, 31-32), từ những người biệt phái đòi hỏi
một dấu lạ từ trời (8, 11-12), từ cơn lo lắng trước giờ tử nạn (14, 32-42), từ
những lời chế nhạo của những kẻ qua đường:”Hãy xuống khỏi thập giá ngay bây
giờ đi để chúng ta tin” (15,31).
22. HỎI: Sự hiện diện của
thiên thần và dã thú có ýnghĩa gì?
THƯA: Toàn thể tạo thành (thiên sứ
và dã thú, tạo vật hạ đẳng cũng như thần thiêng trên trời) đều phục quyền Chúa
Giê su và phục vụ Ngài.
23. HỎI: Lời rao giảng ‘Triều đại Thiên Chúa đã đến gần’
có nghĩa gì?
THƯA: Lời
rao giảng ‘Triều đại Thiên Chúa đã đến gần’ có tới ba cách giải thích
khác biệt nhau:
-
Triều đại Thiên Chúa giờ đã đến vì có Chúa Giê su hiện diện;
-
Triều đại Thiên Chúa đã gần kề: nó sẽ tới khi Đức Ki tô phục sinh sẽ được tấn
phong vinh quang (x. 16, 19);
-
Triều đại Thiên Chúa đã gần kề: nó sẽ tới khi Đức Ki tô sẽ ngự đến trong vinh
quang vào lúc cuối thời gian.
24. HỎI: Chúa Giê su đã
chiến thắng ma quỉ như thế nào?
THƯA: Thánh Mát thêu cho biết:
Chúa Giê su đã cương quyết chống lại
những lời dụ dỗ mê hoặc của nó. Ngài đã dùng lời Kinh Thánh như khí giới mạnh mẽ
đánh trả và khước từ. Cuối cùng Ngài đã chiến thắng và ma quỉ đã rút lui. Sức mạnh
giúp Ngài chiến thắng chính là Lời kinh thánh và thái độ cương quyết đứng về
phía Thiên Chúa (Mt 4, 1-11).
25. HỎI: Chúng ta có thể
chiến thắng ma quỉ không?
THƯA: Là những người tín hữu
chúng ta cũng có thể chiến thắng như Đức Ki tô nếu biết chọn đứng về phía Thiên
Chúa và lắng nghe lời Ngài mà thay đổi nếp sống và để Ngài hướng dẫn đời ta. Có
thể nói, chiến thắng của Đức Ki tô mở đầu và hứa hẹn cho chiến thắng của chúng
ta. Cuộc chiến đấu của Ngài chứng tỏ: con người có thể thắng những chước mê hoặc
của ma quỉ nếu dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa.
26. HỎI: Bị cám dỗ là đã
phạm tội chưa?
THƯA: Chưa! Bị cám dỗ chưa phải
là tội. Cám dỗ là đề nghị, mời mọc, dụ dỗ, tìm mọi cách quyến rũ chúng
ta lìa xa và chống lại Thiên Chúa. Đề nghị có thể được chấp nhận hoặc từ chối bởi
ý chí của chúng ta. Có hai điển hình về cách đáp trả cơn cám dỗ, hai cách dử dụng
sự tự do của mình: Ađam Eva và Chúa Giê su Ki tô. Sự cám dỗ là một chiều kích
trong đời sống con người có liên hệ đến sự tự do của chúng ta. Con người được
Thiên Chúa tạo dựng một cách tự do, và sự tự do đó đặt con người trước một sự lựa
chọn: hoặc chấp nhận hoặc từ khước Thiên Chúa.
27. HỎI: Đâu là sứ điệp mà
Lời Chúa muốn gởi đến cho chúng ta ngày hôm để khởi đầu cuộc lữ hành mùa Chay?
THƯA: Chúng ta phải lấy Chúa Giê
su làm điểm qui chiếu. Chúng ta phải yêu mến đọc Thánh kinh, để Lời của Ngài hướng
dẫn chúng ta, vì đó là khí giới mạnh mẻ chống lại mọi chước cám dỗ. Điều quan
trọng nhất là để cho Chúa Thánh Thần hiện diện trong trong cuộc sống, ngõ hầu
chúng ta nhận được ánh sáng và sức mạnh cần thiết để hoàn toàn vâng theo thánh
ý Thiên Chúa.
28. HỎI: Bài đọc hai có nội
dung và sứ điệp như thế nào?
THƯA: Bài đọc hai trích từ thư thứ 1thánh Phê rô (1Pr 3, 18-22) dạy chúng
ta rằng Thiên Chúa hằng sống muốn chúng ta phải là NHỮNG CON NGƯỜI SỐNG
như Người. Trong Giao Ước, Ngài đã dấn thân đi về phía chúng ta. Qua Hi tế của
Chúa Giê su, Con của Người, Ngài lại còn dấn thân sâu xa hơn nữa. Và khi chính
người Con ấy phục sinh, Người đã cứu thoát chúng ta khỏi chết muôn đời: đó
chính là sự giải phóng hoàn hảo. Đến phiên chúng ta là phía đối tác của Giao ước,
chúng ta cũng phải hoàn toàn dấn thân cho Người ngay cả khi điều ấy đòi hỏi phải
vào sống trong sa mạc.