ĐÀNG THÁNH GIÁ THỨ SÁU TUẦN THÁNH
TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA ĐỨC KITÔ
DO ĐỨC THÀNH CHA PHANXICO CHỦ SỰ
Tại Hý trường Colosseo - Roma, ngày 18 tháng 04 năm 2014
"DUNG NHAN CỦA ĐỨC KITÔ, DUNG NHAN CỦA CON NGƯỜI"
Bài suy niệm của Đức Cha Giancarlo Maria Bregantini
Tổng Giám Mục giáo phận Campobasso - Boiano (Italia)
Dẫn Nhập
Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy Chúa.
Ca đoàn:
Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô, vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Lạy Chúa, xin thương xót chúng con.
Đức Thánh Cha:
Nhân Danh Cha, và Con và Thánh Thần
Đáp: Amen.
Vị đọc bài suy niệm: "Kẻ đã nhìn thấy, thì làm chứng và chứng của người ấy đúng thật và người ấy biết mình nói sự thật, để anh em tin. Quả thật điều này xảy ra để ứng nghiệm Lời Kinh Thánh: "Họ đã không đánh dập một đốt xương nào của Người". Và chỗ khác của Kinh Thánh còn nói: "Họ đã hướng nhìn về Đấng họ đã đâm thâu qua" (Ga 19, 35-37).
Lạy Chúa Giêsu đáng mến yêu, Chúa đã đi lên đồi Golgotha không hề lưỡng lự, như là tột đỉnh của tình yêu, và Chúa đã để cho người ta đóng đinh Chúa vào thập giá mà không than van.
Lạy Người Con khiêm nhường của Mẹ Maria, Chúa đã nhận lấy gánh nặng của đêm tối của chúng con, để tỏ ra cho chúng con biết Chúa muốn làm cho trái tim của chúng con vui chừng nào. Trong đau khổ của Chúa, là sự cứu rỗi của chúng con, trong các giọt nước mắt của con, con cho thấy "Giờ" tỏ bày Tình Yêu nhưng không của Thiên Chúa.
Bảy lần được tha thứ, trong những tiếng than van cuối cùng của Chúa như là Con Người giữa nhân loại, Chúa đem tất cả chúng con tới trái tim của Chúa Cha, để chỉ cho chúng con, trong những lời nói cuối cùng của Chúa, con đường cứu rỗi cho mỗi đau khổ của chúng con.
Lạy Chúa, Đấng Nhập thể trọn vẹn, Chúa hủy bỏ chính mình trên Thập Giá, và Chúa được hiểu biết bởi Đấng duy nhất, là Mẹ, Đấng luôn trung thành "đứng" dưới cây thực hiện bản án đó.
Cơn khát của Chúa là nguồn của niềm hy vọng luôn được đốt nóng lên, cả bàn tay giơ ra cho kẻ trộm biết thống hối, mà hôm nay, nhờ Chúa, đi vào trong thiên quốc.
Xin cho tất cả chúng con, Lạy Chúa Giêsu chịu Đóng Đinh, xin ban lòng từ bi thương xót vô bờ bến của Chúa, như hương thơm làn tỏa nhà Betania xông ra tới khắp thế giới, như lời than van kêu cầu sự sống cho nhân loại.
Và, sau cùng, khi trao phó vào tay của Cha của Chúa, xin mở ra cho chúng con cành cửa của Sự Sống, không bao giời chết! Amen.
____________________
Chặng thứ nhất
Chúa Giêsu bị lên án tử
Ngón tay chỉ vào để lên án
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Phúc Âm theo Thánh Luca 23, 20-25
Ông Philatô muốn tha Chúa Giêsu, nên lại nói với dân chúng. Nhưng chúng càng la to hơn và nói: "Hãy đóng đinh nó, hãy đóng đinh nó vào thập giá". Lần thứ ba, quan lại nói với dân chúng: "Người này đã làm gì xấu. Ta không thấy nơi ông ấy có lý do để lên án tử hình. Vậy ta sẽ trừng phạt, rồi tha đi. Chúng lại la lớn tiếng nhất định đòi dóng đinh người vào thập giá, và tiếng la hét của chúng càng dữ dội hơn. Philatô liền tuyên án theo lời chúng yêu cầu.Vậy quan phóng thích tên đã bị cầm tù vì dấy loạn và giết người, là kẻ mà chúng đả xin tha, còn Chúa Giêsu thì quan trao phó để mặc ý chúng".
Suy niệm:
Một quan Philatô sợ sệt nên không đi tìm sự thật, giơ tay ra để lên án và một tiếng kêu luôn hét lớn lên của đám dân chúng càng thêm hung dữ, là những bước thứ nhất đem tới cái chết của Chúa Giêsu. Ngài vô tội, như chiên con, mà máu của Ngài cứu chuộc dân của Ngài. Chúa Giêsu đã đi qua giữa chúng ta, chữa lành và làm ơn lành, bây giờ bị lên án tử. Không lời nói nào diễn tả lòng biết ơn từ đám dân chúng, nhưng trái lại họ đã chọn tên Barabba. Với quan Philato, đây thật là một vụ án khó xử. Ông bỏ mặc cho đám dân chúng và rửa tay chạy tội, tất cả vì ông bám chặt lấy quyền hành đang có. Ông đã nộp Chúa, để Ngài bị đóng đinh vào thập giá. Ông không muốn biết thêm gì khác liên hệ tới Ngài. Với ông, vụ án đã xong!
Việc lên án vội vã của Chúa Giêsu, khi người ta chấp nhận các lời cáo buộc dễ dãi, các hành động lên án thật chỉ có bề mặt giữa đám dân chúng, các lời ám chỉ và các thiên kiến đóng kín trái tim con người lại và làm nên một nền văn hóa kỳ thị chủng tộc, loại bỏ và "để bên ngoài", với các thư vô danh và các lời lăng mạ thật kinh tởm. Bị tố cáo, người ta rơi ngay vào cảnh bị thua thiệt trên trang nhất của báo chí: là những người ác độc, và kết thúc ở trang cuối cùng!
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có một lương tâm ngay chính và đầy tinh thần trách nhiệm, trong sáng, mà không bao giờ ngảnh vai lại với người vô tội, trái lại, đồng lòng với caan đảm, để bào chữa kẻ yếu thế, khi chống lại những bất công và bảo vệ bất cứ nơi nao sự thật đã bị xâm phạm tới, có như vậy không?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
có những bàn tay nâng đỡ
và có những bàn tay lại ký các việc lên án bất công.
Xin hãy làm để được nâng đỡ bởi ơn thánh Chúa, chúng con không loại bỏ một ai.
Xin hãy bênh vực chúng con khỏi các lời thóa mạ và dối trá.
Xin hãy giúp chúng con luôn đi tìm sự thật,
và đứng về phía những người yếu thế,
có khả năng tháp tùng hành trình của họ.
Và xin ban ánh sáng của Chúa cho những ai, do trách nhiệm, phải luận án tại các tòa án, để họ luôn tuyên bố các bản án đúng và chân thật. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời,
Chúng con nguyện danh Cha cả sáng,
Nước Cha trị đến,
Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con
hôm nay lương thực hằng ngày,
và tha nợ chúng con,
Như chúng con cũng tha
Kẻ có nợ chúng con,
Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.
Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Hát:
Mẹ sầu bi, tầm tã giọt châu,
đang đứng bên cây thập giá
nơi con người đã bị treo lên.
Chặng thứ hai
Chúa Giêsu vác thập giá
Khối gỗ nặng chĩu của cơn khủng hoảng
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích thư thứ nhất của Thánh Phêrô tông đồ 2, 24-25
Chính Người đã gánh vác tội lỗi chúng ta nơi thân xác Người, trên cây khổ giá, để một khi đã chết cho tội lỗi, chúng ta sống cho sự công chính; nhờ vết thương của Người, anh em được chữa lành. Xưa kia anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đã trở về cùng vị mục tử và Đấng canh giữ linh hồn anh em.
Suy niệm:
Gỗ thập giá đó nặng chĩu, bởi vì trên đó Chúa Giêsu mang lấy các tội của tất cả chúng ta. Ngài gò mình xuống dưới gánh nặng này, quá lớn cho một người mà thôi (Ga 19, 17).
Và cả gánh nặng của tất cả các điều bất công đã làm sinh ra cơn khủng hoảng về kinh tế, với các hậu quả nằng nề trong xã hội: tính chất thất thường tạm bợ, nạn thất nghiệp, việc sa thải nhân công, đồng tiền làm chủ thay vì phục vụ, nạn xử dụng trái phép về tài chánh, các cuộc tự tử của các nhà đầu tư, nạn tham nhũng và cho vay nặng lãi, với các xí nghiệp đang bỏ xứ sở mà đi nơi khác.
Đây là thập giá thật nặng nề của thế giới lao động, sự bất công đặt trên vai các công nhân. Chúa Giêsu mang trên vai mình thập giá này và dạy chúng ta không sống trong bất công nữa, mà sống như người có khả năng, với sự trợ giúp của Ngài, tạo ra các nhịp cầu liên đới và hy vọng, để không còn là các chiên con đi lạc, cũng như những chiên con thất lạc trong cơn khủng hoảng này.
Vì thế chúng ta hãy quay lại với Đức Kitô, là Mục Tử và là Người giữ gìn linh hồn của chúng ta. Chúng ta hãy cùng nhau chiến đấu cho công việc, đối nghịc với nhau, khi thắng lướt sợ hãi và đơn độc, lấy lại sự kính trọng cho chính trị, và cùng nhau đi tìm cách ra khỏi các vấn đề.
Thập giá, vì thế, sẽ nên nhẹ nhàng hơn, nếu chúng ta cùng vác với Chúa Giêsu, nếu được nâng đỡ bởi tất cả cùng làm, bởi vì từ các vết thương của Ngài - trở thành các vết thương lớn - chúng ta được chữa lành (xem 1Pr 2, 24).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
đêm của chúng con luôn nên dày đặc hơn!
Sự nghèo khó mang lấy bộ dạng cảnh khốn cùng,
Chúng con không có bánh ăn để trao cho con cái
và các mẻ lưới của chúng con chẳng bắt được gì cả.
Tương lai của chúng con thật bất ổn.
Xin tạo công việc cho những ai đang ở trong tình trạng thất nghiệp.
Xin hãy gợi ra trong chúng con sự hăng say lo cho công bằng,
để cuộc sống chúng con đang sống không bị lãng quên,
nhưng được sống với nhân phẩm xứng hợp. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua
tâm hồn bà đang rên siết,
đang sầu khổ và đau buồn.
Chặng thứ ba
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ nhất
Sự yếu đuối đưa chúng ta ra để đón tiếp
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích sách ngôn sứ Isaia 53, 4-5
Thật sự, Người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã mang thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành.
Suy niệm:
Đó là một Chúa Giêsu yếu đuối, nhưng rất con người, Đấng mà chúng ta chiêm ngưỡng với sự ngỡ ngàng trong chặng đau đớn lớn lao. Nhưng chính đây là sự ngã xuống của Chúa, ngã xuống bụi đất, điều này còn tỏ ra cho thấy hơn nữa tình yêu thật lớn lao của Ngài. Bị đun đẩy bởi đám đông, bị điếc tai vì những tiếng gào thét của bọn lính, bị sưng bầm lên vì các vết thương của việc đánh đòn, tràn ngập chua chát bên trong vì cảnh vô ơn lớn lao của con người. Và Chúa ngã xuống. Chúa ngã xuống đất!
Nhưng trong cảnh ngã này, trong cảnh bị gánh nặng và mệt nhọc đàn áp, Chúa Giêsu một lần nữa còn là Chúa của sự sống. Ngài dạy chúng ta chấp nhận các yếu đuối của chúng ta, không được phép thất vọng nản chí, vì các thất bại của chúng ta, biết lương thiện chấp nhận các giới hạn của chúng ta: "Có trong tôi, ước muốn làm điều thiện - Thánh Phaolô nói - nhưng tôi lại không có khả năng để thực hiện điều thiện" (Rm 7, 18).
Với sức lực bên trong này, sức lực đến từ Chúa Cha, Chúa Giêsu cũng giúp chúng ta đón nhận sự yếu đuối của người khác; không tự tôn trên người sa ngã, không nhửng nhưng với ai sa ngã xuống. Và Ngài ban cho chúng ta sức mạnh để không đóng cửa lại với người đến gõ cửa nhà của chúng ta, đóng nơi nương náu, đóng phẩm giá và tổ quốc. Ý thức về sự yếu đuối của chúng ta, chúng ta sẽ đón nhận giữa chúng ta, sự yếu đuối của những người di dân, để họ được sự an toàn và hy vọng.
Quả thật, trong nước dơ bẩn của hầm nhà Tiệc Ly, nghĩa là trong sự yếu đuối của chúng ta, chiếu dọi bộ mặt thật của Thiên Chúa chúng ta! "mỗi tinh thần nhận biết Đức Giêsu Kitô, đến trong xác thịt, thì từ Thiên Chúa mà đến" (1Ga 4, 2).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa đã nên khiêm nhường để chuộc lại các nỗi yếu hèn của chúng con,
xin làm cho chúng con có khả năng đi vào trong sự hiệp thông đích thực với các anh chị em nghèo khó nhất của chúng con.
Xin lôi chúng con khỏi con tim mang mọi gốc rễ của sự sợ hãi và của thái độ nhửng nhưng vì để hưởng những gì thuận lợi đang có,
đó là điều cản trở chúng con nhận ra Chúa trong các người di dân,
để làm chứng rằng Giáo Hội của Chúa không có ranh giới, là mẹ của tất cả mọi người. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Ôi đau buồn sầu khổ biết bao
cho bà mẹ đáng suy tôn
của một người con duy nhất!
Chặng thứ bốn
Chúa Giêsu gặp Đức Mẹ
Các giọt nước mắt liên đới
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Luca 2, 34-35
Ông Simeon chúc lành cho hai ông bà và nói với Maria mẹ người rằng: "Đây trẻ này được đặt lên, khiến cho nhiều người trong Israel phải sụp đổ hay được đứng dậy, và cũng để làm mục tiêu cho người ta chống đối. Về phần bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ".
Rm 12, 15-16: "Hãy khóc lóc với kẻ khóc lóc. Hãy đồng tâm hiệp ý với nhau: đừng tự cao tự đại, một hãy ưa thích những sự hèn kém".
Suy niệm:
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và Mẹ của Chúa, Đức Maria tràn ngập xúc động và thấm đẫm nước mắt. Ở đó diễn tả sức mạnh không gì thắng nổi của tình yêu từ người mẹ, là thứ tình yêu vượt lên trên mọi cản trở và biết mở ra mọi nẻo đường. Nhưng còn sống động hơn đó là cái nhìn liên đới của Đức Maria, là người chia sẻ và ban sức cho Người Con. Như thế người ta làm tràn ngập con tim của mình với sự ngỡ ngàng, trong việc chiêm ngắm vẻ cao cả của Đức Maria, trong cách làm nên chính mình, Mẹ là thụ tạo, nên người "gần gũi" với Thiên Chúa của mình và vì Chúa của mình.
Mẹ đón nhận mọi giọt nước mắt của các bà mẹ vì những người con ở xa, vì các người trẻ bị kết án tử hình, bị giết hoặc trẩy đi tham gia một cuộc chiến tranh, nhất là các trẻ em - lính tráng. Chúng ta cảm thấy ở đó lời than van gay gắt của các bà mẹ vì con cái của mình, đang hấp hối vì lý do các bệnh ung thư phát sinh xuất ra từ những cơn hỏa hoạn do các đống rác đầy chất độc.
Các giọt nước mắt thật chua xót! Sự chia sẻ liên đới của lối sống hoang tàn của con cái! Các bà mẹ thức suốt đêm với các ngọn đèn chong sáng, lo lắng run rẩy vì các người trẻ, bị liên lụy lôi kéo vào trong lối sống tạm thời và những trận hút xách thuốc phiện và rượu chè, nhất là vào các đêm thứ bảy!
Chung quanh Mẹ Maria, chúng ta sẽ không bao giờ mồ côi! Chúng ta sẽ không bao giờ bị quên lãng. Như với Thánh Juan Diego, Đức Maria cũng cống hiến cho chúng ta những cái vuốt ve đầy an ủi của người mẹ và Mẹ nói với chúng ta: "Trái tim của các con đừng xao xuyến . . . Mẹ không phải là mẹ sao, là người Mẹ của con?" (Tông Huấn Niềm Vui của Tin Mừng, số 286).
Cầu nguyện:
Kính mừng Mẹ Maria,
xin ban cho con phúc lành thánh thiện của Mẹ.
Xin Mẹ chúc lành cho con và tất cả gia đình của con.
Xin Mẹ đoái thương dâng lên Thiên Chúa
những gì hôm nay con phải làm và phải chịu đau khổ,
trong sự hiệp thông với các công phúc của Mẹ
và của Con chí thánh của Mẹ.
Con dâng lên Mẹ và dâng hiến tất cả con đây
và tất cả những gì thuộc về con để tôn kính Mẹ,
khi đặt dưới tà áo của Mẹ tất cả mọi sự.
Lạy Bà Chúa của con, xin ban cho con,
sự trong trắng của lý trí và của thân xác
và xin ban ơn, để trong ngày hôm nay,
con không làm điều gì mất lòng Thiên Chúa.
Con xin Mẹ ơn này nhờ sự vô nhiễm nguyên tội của Mẹ
và nhờ sự đồng trinh không tì vết của Mẹ. Amen. (Thánh Gaspare Bertoni).
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Bà mẹ hiền nhìn xem
nỗi khổ hình của người con chí thánh,
mà đau lòng thổn thức tâm can.
Chặng thứ năm
Chúa Giêsu được ông Simon người Cirene giúp đỡ
Bàn tay bạn bè nâng đỡ
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marco 15, 21
Chúng gặp một người qua đường, tên là Simon, quê ở Xyrênê, là thân phụ của Alexandro và Ropho vừa ở ngoài đồng về, chúng bắt ông vác đỡ thập giá cho người.
Suy niệm:
Tình cờ ông Simon đi qua. Nhưng lại trở nên một cuộc gặp gỡ mang tính quyết định trong đời sống của ông. Ông từ ngoài đồng trở về. Con người mệt nhọc và đầy sức mạnh. Vì thế ông bị ép buộc phải vác thập giá của Chúa Giêsu, Đấng bị kết án tử cách thật xấu hổ (xem Phl 2, 8).
Nhưng từ cái tình cờ này, cuộc gặp gỡ đó biến thành một cuộc đi theo mang tính cách quyết định và sống chết sau Chúa Giêsu, khi mỗi ngày vác thập giá riêng của mình, khi từ bỏ chính mình (xem Mt 16, 24-25). Ông Simon, quả thế, được thánh sử Marco nhớ lại như là cha của 2 người Kitô được biết trong cộng đoàn tại Roma: Alexandro và Rufo. Một người cha chắc chắn đã in vào trong con tim của các người con sức mạnh của thập giá của Chúa Giêsu. Bởi vì sự sống, nếu bạn giữ thật kỹ, thì sẽ đóng kín lại và trở thành khô khan. Nhưng nếu người ta đem dâng hiến sự sống, thì sự sống đó nở hoa và làm nở thành các hạt lúa mì, cho con và cho tất cả cộng đoàn.
Ở đây có việc chữa trị đích thực chúng ta khỏi tính ích kỷ, luôn làm thiệt hại. Việc liên hệ với người khác, chữa trị chúng ta lành mạnh lại và sinh sản tình huynh đệ huyền nhiệm, mang tính cách chiêm nhiệm, là điều làm chúng ta biết nhìn tới tính cao cả thánh thiện của người chung quanh, là làm khám phá ra Thiên Chúa trong mọi con người, là điều giúp chịu đựng các lo lắng của cuộc sống, khi nắm chặt vào tình yêu của Thiên Chúa. Chỉ khi nào mở con tim ra cho tình yêu của Thiên Chúa, tôi mới bị thúc đẩy để đi tìm hạnh phúc của người khác trong biết bao nhiêu cử chỉ của việc tình nguyện: một đêm nằm trong nhà thương, một việc cho vay không tính lời, một giọt nước mắt được lau khô trong gia đình, bày tỏ tính nhưng không cách thành thực, việc dấn thân với cái nhìn sâu xa cho công ích, việc chia sẻ cơm bánh và công ăn việc làm, khi thắng mọi hình thức ghen tị và ghen tương.
Chính Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta: "Tất cả những gì anh em làm cho một người trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là anh em làm cho ta" (Mt 25, 40).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
trong người bạn Cireneo,
con tim của Giáo Hội của Chúa rung động,
làm cho mình nên mái ấm tình thương
cho những ai khao khát Chúa.
Sự trợ giúp huynh đệ là chìa khóa để cùng nhau vượt qua,
cánh cửa của Sự Sống.
Đừng để cho tính ích kỷ của chúng tcon đi quá hơn nữa,
nhưng xin giúp chúng con đổ dầu của sự an ủi
trên các vết thương của người khác,
để làm cho chúng con nên các bạn lương thiện trên đường,
mà không chạy trốn và không bao giờ mệt nhọc trong chọn tình huynh đệ. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Ai là người không tuôn châu lệ,
khi nhìn thấy mẹ Chúa Kitô,
trong cảnh cực hình như thế?
Chặng thứ sáu
Bà Veronica lau mặt cho Chúa Giêsu
Tính dịu hiền của nữ giới
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Sách các Thánh Vịnh 27, 8-9
Tâm hồn tôi thưa cùng Chúa: Mắt tôi tìm kiếm Chúa"
Và lạy Chúa, tôi tìm kiếm dung nhan Chúa,
xin đừng ẩn mặt xa tôi,
xin đừng thịnh nộ mà xua đuổi tôi tớ Chúa,
xin Chúa phù trợ và đừng hất hủi tôi.
Lạy Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi.
Suy niệm:
Chúa Giêsu để cho mình hết sức lực, đang xuống sức. Nhưng ánh sáng trên gương mặt của Chúa vẫn còn nguyên. Không phải là điều xúc phạm có thể đụng chạm tới vẻ đẹp của Ngài sao?. Nhưng cái nhổ vào mặt không làm cho vẻ đẹp đó bị mờ đi. Các cú tát không thể làm vẻ đẹp này tắt lịm đi. Dung nhan đó xuất hiện như một bụi gai nóng cháy mà, càng bỏ đi, thì càng có khả năng là ánh sáng của sự cứu rỗi. Các giọt nước mắt thầm lặng rơi xuống đất từ con mắt của Thày. Ngài mang lấy gánh nặng của sự bỏ rơi. Tuy nhiên, Chúa Giêsu tiến lên, Ngài không ngừng lại, không trở lùi lại. Ngài đương đầu với chống đối. Ngài bị khuấy động bởi sự độc ác, nhưng Ngài biết rằng việc Ngài chết đi sẽ không vô ích.
Bấy giờ Chúa Giêsu ngừng lại trước một người đàn bà đến gặp mà không ngần ngại gì. Đó là bà Veronica, hình ảnh đích thực của phái nữ về sự dịu hiền.
Ở đây Chúa làm cho các nhu cầu của chúng ta về tính cách nhưng không của tình yêu, được trở nên rõ ràng cụ thể, nhu cầu cảm thấy mình được yêu và được bảo vệ bởi các cử chỉ chăm sóc và lo lắng. Các cử chỉ vuốt ve của tạo vật này đầm đìa với máy châu báu của Chúa Giêsu và hình như đem đi các hành động phạm sự thánh là những điều đã nhận được trong những giờ bị làm khổ. Bà Veronica đã có thể đánh động Chúa Giêsu hiền dịu, làm cho sự nóng bị tan đi. Không phải chỉ để làm cho nhẹ đi nhưng để tham dự vào sự đau khổ của Chúa. Trong Chúa Giêsu, bà nhận ra mỗi người thân cận để an ủi, với cái đánh động dịu hiền, để tới việc than vãn do đau khổ của biết bao nhiêu người ngày nay không nhận được sự giúp đỡ cũng như không được sự nồng ấm do đồng cảm. Và họ chết trong cảnh cô đơn.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
thật là nặng nề việc tách chúng con ra khỏi những ai
chúng con nghĩ là họ ở bên chúng con trong những ngày đơn độc!
Nhưng Chúa, Chúa quấn quanh chúng con với tấm khăn mang được in dấu vết máu châu báu của Chúa,
máu mà Chúa đã đổ ra suốt con đường của sự từ bỏ,
mà cả Chúa nữa cũng đã chịu một cách bất công.
Nếu không có Chúa, chúng con đã không và cũng không có thể cho ai được sự nâng đỡ nào. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Ai có thể không buồn bã
nhìn xem Mẹ Chúa Kitô,
đang đau khổ cùng với con người?
Chặng thứ bảy
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ hai
Lo âu về nhà tù và tra tấn
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Sách Các Thánh Vịnh 118, 11. 12-13. 18
Chư dân xúm lại bủa vây tôi
chúng bủa vấy tôi như thể bẩy ong,
chúng như lửa bụi gai cháy bừng bừng
nhờ danh Chúa, tôi đã trừ diệt chúng.
Chúng xô đẩy tôi, xô cho ngã,
nhưng Chúa đã phù trợ thân này.
Chúa sửa trị tôi, Chúa sửa trị tôi,
nhưng người đã không nạp tôi cho tử thần.
Suy niệm:
Thực sự trong Chúa Giêsu đã hoàn tất các lời tiên tri xưa về Người Tôi Tớ Đức Giavê, khiêm nhường và vâng phục, mang trên vai tất cả lịch sử của chúng ta về đau khổ. Và Chúa Giêsu là như thế, Chúa bị thúc đẩy do bạo lực tiến về phía trước, đã bị đánh đập, dưới sức ép của sự mệt nhọc và áp bức, bị bao vây bởi bạo lực, và như thế, Chúa cũng đã thiếu sức lực. Luôn cảm thấy càng ngày càng cô đơn, càng ngày ở trong bóng tối! Bị xé tan tành trong xác thịt, xương thì bị đánh đập.
Chúng ta nhận ra nơi Chúa kinh nghiệm đau xót của các can phạm bị giam trong các nhà tù, với tất cả những cách đối xử ngược ngạo không mang tính chất con người.
Họ bị bao vây và bị vây hãm tư bề, "họ bị đẩy cho ngã xuống". Nhà tù, ngày nay, còn bị giữ cho ở nơi thật xa, bị lãng quên, bị tẩy chay bởi xã hội văn mình. Có những điều vô lý về thủ tục hành chánh, sự chậm trễ trong việc xét xử. Là hai hình phạt khi số lượng quá tải, là một đau đớn còn tăng thêm, sự áp bức bất công, đang gặm hao mòn xác thịt và xương máu họ. Một số người - quá nhiều - không thể chịu được nữa . . . Và cả khi một người anh em của chúng ta ra khỏi đó, người ta còn coi họ như một "cựu tù nhân", trong khi đóng cửa lại trước mặt họ, xét về phạm vi bồi thường và công ăn việc làm.
Nhưng còn nặng hơn, đó là việc tra tấn, thật đáng tiếc, còn đang thịnh hành tại một số nơi trên thế giới, bằng nhiều hình thức khác nhau. Như với Chúa Giêsu : Cả Chúa cũng đi qua đó, bị nhục mạ, bởi nhóm lính thuộc hạ, bị tra tấn với việc đội mão gai, bị đánh đòn một cách bạo tàn.
Làm sao chúng ta cảm thấy, trước việc ngã xuống đất này, lời Chúa nói là đúng, ngày hôm nay : "Ta ở trong nhà tù và các ngươi đã đến thăm viếng ta" (Mt 25, 36). Trong mỗi nhà tù, bên cạnh người bị tra tấn, luôn có Chúa, Đức Kitô chịu đau khổ, bị bỏ tù giam, và bị hành hạ. Cả khi cảm thấy bị thử thách nặng nề, chính Chúa là sự giúp đỡ của chúng ta, để chúng ta không bị bỏ rơi cho sợ hãi. Người ta chỉ có thể đứng dậy cùng với nhau, được tháp tùng bởi một vài người khỏe mạnh, được nâng đỡ bởi bàn tay huynh đệ của những thiện nguyện viên và được vực dậy bởi một xã hội văn minh, là xã hội đã làm biết bao nhiêu điều bất công trong các bức tường của một nhà tù.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
một sự cảm động không biên giới đang ghì chặt con
trong khi nhìn thấy Chúa ngã xuống đất vì con.
Con không có công lênh gì, chỉ đầy dẫy tội lỗi,
những điều không thích hợp, những yếu đuối.
Tình yêu nào do sự mến thương để đáp trả lại!
Bên ngoài xã hội, những người bị giết do án quyết,
Chúa luôn luôn chúc lành cho chúng con.
Phúc cho chúng con nếu hôm nay chúng con ở đây, ngã xuống đất, với Chúa, được cứu chuộc, khỏi bị án phạt.
Xin ban cho chúng con đừng trốn chạy các trách nhiệm của chúng con,
Xin ban cho chúng con ở lại trong sự xỉ nhục của Chúa
chắc chắn khỏi mọi huênh hoang như có mọi quyền lực
để sống lại trong đời sống mới như các tạo vật được làm nên cho Nước Trời. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Mẹ nhìn thấy Chúa Giêsu
vì tội dân mình mà khổ cực
và bị vùi dập dưới làn roi.
Chặng thứ tám
Chúa Giêsu gặp các phụ nữ thành Giêrusalem
Cùng chia sẻ chứ không thương hại
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Luca: 23, 28
Hỡi con gái Giêrusalem, đừng khóc thương ta, hãy khóc thương chính các ngươi và con cái các ngươi.
Suy niệm
Như các ngọn đuốc thắp lên, người ta trình diện các bộ mặt nữ giới suốt con đường đau khổ. Các phụ nữ của lòng trung thành và sự can đảm, là những phụ nữ không để cho mình bị de dọa, bị làm cho sợ, bởi các lính canh cũng như bị xúc phạm vì các vết thương của Thày của họ. Họ sẵn sàng để gặp Chúa. Chúa Giêsu ở đó trước mặt họ. Có người đạp lên Chúa, trong khi Chúa gần như xuống đất, hao mòn hết sức lực. Nhưng các phụ nữ ở đó, sẵn sàng cho Chúa hơi thở nóng hổi mà con tim của các bà không thể nào làm cho ngưng được. Các bà nhìn Chúa, lúc đầu còn đứng đàng xa, nhưng rồi các bà tiến lại gần, như các người bạn, anh chị em, đều làm như thế, khi biết được các khó khăn mà người họ yêu thương đang gặp phải.
Chúa Giêsu bị xúc động khi nghe tiếng khóc đau xót của các bà, nhưng Chúa khuyên các bà đừng lo cho Chúa khi nhìn thấy Chúa bị hành hạ như vậy, như những phụ nữ không còn khóc lóc, nhưng là những phụ nữ tin! Ngài xin một sự đau đớn được chia sẻ, nhưng không xin một sự thương hại đơn thuần không sinh ích gì và chỉ khóc lóc mà thôi. Không còn các lời than van nhưng là ước muốn tái sinh, biết nhìn về phía trước, là tiến lên với đức tin và đức cậy hướng về bình minh của ánh sáng sẽ còn xuất hiện sáng hơn, có sức làm cho con mắt như mờ đi, chiếu sáng trên đầu những ai bước đi hướng về Thiên Chúa. Chúng ta hãy khóc lóc vì chính chúng ta, nếu chúng ta chưa tin vào Đức Giêsu đó, là Đấng đã loan báo cho chúng ta Nước của sự cứu rỗi. Chúng ta hãy khóc tha trên các tội của chúng ta chưa xưng thú.
Và còn điều này nữa, chúng ta hãy khóc than trên những con người đang giáng trên các phụ nữ các hành động do bạo lực mà họ làm trong bối cảnh của họ. Chúng ta hãy khóc than trên các phụ nữ bị bắt làm nô lệ do sợ hãi và bị lạm dụng và lợi dụng. Nhưng chỉ đấm ngực thôi chưa đủ, và chỉ bày tỏ sự cảm thương thôi chưa đủ. Chúa Giêsu còn đòi hỏi hơn nữa. Các phụ nữ cần được bảo đảm như Chúa đã làm, cần được yêu thương như một ơn huệ không thể nào bị tổn thương xúc phạm tới, đối với tất cả nhân loại. Vì sự lớn lên của con cái của chúng ta, trong phẩm giá và trong niềm hy vọng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
Xin làm ngưng lại những bàn tay đánh đập phụ nữ!
Xin hãy nâng đỡ con tim của các phụ nữ khỏi vực thẳm của cảnh thất vọng khi họ trở nên con mồi của bạo lực.
Xin Chúa hãy thăm viếng những nơi có tiếng khóc than của họ khi họ sống cô đơn một mình.
Và xin hãy mở con tim của chúng con ra
để chia sẻ mọi nỗi đau đớn,
trong sự trung thành và trong chân thật,
ngoài tâm tình cảm thương tự nhiên,
để làm cho chúng con nên khí cụ của việc giải phóng thực sự. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện …
Hát:
Ôi lạy Mẹ là niềm yêu mến,
xin cho tôi cảm thấy mãnh lực của đau thương,
để cho tôi được khóc than cùng Mẹ.
Chặng thứ chín
Chúa Giêsu ngã xuống đất lần thứ ba
Thắng lướt sự tưởng nhớ xấu
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Roma 8, 35. 37
Ai sẽ tách biệt chúng ta ra khỏi lòng yêu mến của Đức Kitô được? Gian truân, buồn sầu, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, bắt bớ, hay gươm giáo sao? . . . Nhưng chúng ta vượt thắng được trong tất cả những điều ấy, vì Đấng đã yêu thương chúng tôi!
Suy niệm:
Thánh Phaolô liệt kê ra các thử thách của ngài, nhưng biết rằng trước ngài, Chúa Giêsu cũng đã đi qua các thử thách đó, Chúa là Đấng trên con đường đi tới Núi Golgota đã ngã xuống đất, một lần, hai lần, ba lần. Bị nên tàn tệ bởi các khốn khó, bởi các cuộc bách hại, bởi gươm, bị đè xuống bởi gỗ thập giá. Ngài bị kiệt sức hoàn toàn! Hình như muốn nói, như chúng ta, trong biết bao nhiêu giai đoạn: Tôi không chịu được nữa!
Đó là tiếng kêu của những người bị bách hại, của những người đang hấp hối, của những người đang sống vào giai đoạn cuối cùng, của những người bị đè nén dưới gông cùm.
Nhưng nơi Chúa Giêsu, cũng thấy có sức của Chúa: "Nếu người ta đánh đập, thì cũng sẽ có lòng hiếy thảo" (Lam 3, 32). Ngài chỉ cho chúng ta biết rằng luôn có, trong cơn đau đớn, sự an ủi. Một "cái gì hơn nữa" để nhìn ra trong niềm hy vọng. Như cây mang trái, Chúa Cha trên trời, với sự khôn ngoan, làm cho có các cành cây đâm quả (xem Ga 15, 8). Không bao giờ chỉ có sự cắt tỉa, nhưng luôn có việc đâm hoa trái. Như một người mẹ khi tới giờ của bà: bà đau đớn, kêu van, đau đớn trong khi sinh con. Nhưng bà biết rằng đó là việc sinh con đẻ cái cho một sự sống mới, của mua xuân trong thời kỳ nở hoa, chính cho việc đâm hoa trái này.
Chớ gì việc chiêm ngắm Chúa Giêsu bị cùng cực đau đớn, giúp chúng ta có khả năng đứng dậy, biết thắng vượt các đóng kín mà sự sợ hãi về ngày mai in vào trong con tim của chúng ta, nhất là trong thời điểm khủng hoảng này. Chúng ta vượt thắng việc luyến tiếc xấu xa của quá khứ, sự dễ chịu trong thái độ bất động, của kiểu sống "người ta luôn làm như thế mà!". Điều mà Chúa Giêsu bước đi lững thững rồi ngã xuống, nhưng lại đứng dậy, chắc chắn có niềm hy vọng, và điều này được nuôi dưỡng bởi kinh nguyện sâu xa, phát sinh ra trong chính khi bị thử thách, chứ không phải sau khi bị thử thách hoặc vì không có thử thách.
Chúng ta sẽ có điều hơn nữa, vì là những người chiến thắng, do sức mạnh của tình yêu!
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con cầu xin Chúa, xin hãy nâng đỡ, người cùng khốn khỏi thử thách,
xin làm cho những người nghèo khó đứng dậy khỏi các đống rác,
xin hãy làm cho họ cùng ngồi với các người lãnh đạo của dân
và dành cho họ một tòa vinh quang.
Xin hãy bẻ tan cung nỏ của những kẻ mạnh
và mặc cho các người yếu đuối bằng áo choàng của sức mạnh,
bởi vì chỉ Chúa làm cho chúng con nên giầu có
với sự nghèo khó của Chúa (xem 1Sam 2, 4-8; 2Cor 8, 9).
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Xin cho lòng tôi cháy lửa mến yêu,
mến yêu Đức Kitô là Thiên Chúa,
để cho tôi có thể làm đẹp ý Người.
Chặng thứ mười
Chúa Giêsu bị lột áo xống ra
Sự hiệp nhất và địa vị
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc âm theo thánh Gioan 19, 23-24
Khi quân lính đã đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo người chia làm bốn phần cho mỗi người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên xuống dưới. Họ bảo nhau: "Chúng ta đừng xé áo này, nhưng hãy rút thăm xem ai được thì lấy. Hầu ứng nghiệm lời Kinh Thánh: chúng đã chia nhau các áo ta và đã rút thăm áo dài của ta". Chính quân lính đã làm điều đó.
Suy niệm:
Ngay cả một tấm vải họ cũng không để lại cho che thân của Chúa Giêsu. Họ lột trần Chúa. Chúa không có áo ngoài cũng như áo dài, không có áo xống gì cả. Họ lột trần Chúa như một hành động hạ nhục tột độ. Điều che thân Chúa, chỉ là máu, chảy ra lai láng từ các vết thương của Chúa.
Chiếc áo dài còn để lại nguyên vẹn, là biểu hiệu của sự hiệp nhất của Giáo Hội, một sự hiệp nhất cần tìm lại trong một hành trình đầy kiên nhẫn, trong một sự bình an do thợ làm nên, được xây dựng ngày này sang ngày khác, trong một bối cảnh gồm có các sợi vàng của tình huynh đệ, trong sự hòa giải và trong sự tha thứ lẫn cho nhau.
Trong Chúa Giêsu, kẻ vô tội, bị lột hết áo xống và bị hành hạ, chúng ta nhận ra địa vị phẩm giá của tất cả mọi người vô tội, nhất là các trẻ nhỏ. Thiên Chúa đã không ngăn cản là thân xác của Chúa, bị lột trần, bị đưa lên thập giá. Ngài đã để xẩy ra như thế hầu cứu chuộc mọi lạm dụng, bị che giấu một cách bất công, và tỏ ra rằng Chúa, Thiên Chúa ở về phía các nạn nhân một cách không thể rút lại được, cũng như không thể lấy lại bằng bất cứ phương tiện nào.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
chúng con muốn trở lại là những kẻ vô tội như trẻ con,
để có thể vào được Nước Trời,
khi đã được thanh luyện khỏi các vết xấu
và các thần tượng của chúng con.
Xin Chúa hãy cất đi khỏi cõi lòng của chúng con, trái tim bằng đá của sự chia rẽ,
là những điều làm cho Giáo Hội trở nên khó tin.
Xin ban cho chúng con một con tim mới và một tinh thần mới
để sống theo các giới luật của Chúa
và tuân giữ cũng như đem ra thực hành các lề luật của Chúa. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Ôi Thánh Mẫu, xin Mẹ làm ơn,
đóng vào lòng tôi cho thực mạnh
những vết thương của Đấng bị treo thập giá.
Chặng thứ mười một
Chúa Giêsu chịu đóng đanh
Ở bên giường các bệnh nhân
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marco 15, 24-28
Chúng đóng đinh người vào thập giá, rồi chúng chia nhau áo người bằng cách bắt thăm xem ai được phần nào.Vào lúc giờ thứ ba, chúng đã đóng đinh người vào thập giá. Và có bản án rằng: Vua dân Do Thái. Và cùng với người, chúng đóng đinh hai tên trộm cướp vào thập giá, một đứa bên hữu, một đứa bên tả người. Như vậy là ứng nghiệm lời Thánh Kinh rằng: Người đã bị liệt vào số những kẻ gian ác!
Suy niệm:
Và họ đã đóng đanh Chúa! Đó là hình phạt của những người bị khinh khi, của những kẻ phản bội, của những người nô lệ phản bội. Đây là việc lên án dành cho Chúa Giêsu của chúng ta: các mũi đinh nhọn sắc, đau đớn do lưỡi đòng đâm vào, lòng xé nát của người mẹ, sự xấu hổ vì bị liệt vào chung với bọn trộm cướp giết người, các áo xống bị phân chia và rút thăm như chiến lợi phẩm cho quân lính, các lời nhục mạ hung dữ của nhửng kẻ đi qua đường: "Ông ta đã cứu được người khác, lại không có thể cứu lấy chính mình sao! Hãy xuống khỏi thập giá và chúng tôi sẽ tin vào ông ta!" (Mt 27, 42).
Suy niệm:
Và họ đã đóng đanh người! Chúa Giêsu không xuống khỏi thập giá, Chúa không bỏ thập giá. Chúa vẫn ở trên đó cho tới cùng để tuân theo ý của Chúa Cha. Chúa yêu thương và tha thứ.
Cả ngày nay nữa, như Chúa Giêsu, nhiều anh chị em của chúng ta cũng bị đóng chặt vào một cái giường đau khổ, trong các bệnh viện, trong các nhà dưỡng lão phục sức, trong các gia đình của chúng ta. Đó là thời gian thử thách, sống trong những ngày cay đắng cô đơn và thất vọng: "Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa đã bỏ rơi con?" (Mt 27, 46).
Bàn tay của chúng ta không bao giờ được dùng để đâm thâu qua người nào, nhưng luôn để tới gần, để yên ủi và đồng hành với các người ốm liệt, nâng đỡ họ đứng dậy khỏi chiếc giường đau khổ. Bệnh tật không xin phép. Luôn xẩy đến những điều, mà không ai ngờ trước. Nhiều lần làm chúng ta ngỡ ngàng, giới hạn các nhãn giới của chúng ta, đem niềm hy vọng vào trong cơn thử thách đau thương. Mật đắng Ngài uống thật là chua. Chỉ khi nào chúng ta tìm ra, ở bên cạnh chúng ta, một ai đó biết lắng nghe, ở gần chúng ta, ngồi trên giường với chúng ta . . . lúc đó bệnh tật mới có thể trở nên một trường lớn dạy chúng ta sự khôn ngoan, gặp gỡ với Thiên Chúa là Bệnh Nhân. Khi một người nào đó mang trên mình họ, các bệnh tật của chúng ta, vì tình yêu, ngay cả vào lúc đêm tối của đau khổ, thì người ta cũng mở ra cho ánh sáng phục sinh của Đức Kitô chịu đóng đanh và sống lại. Điều mà theo con người, là sự lên án, có thể biến thành một lễ hiến tế có sức cứu rỗi, vì sự ích của các cộng đoàn của chúng ta, của các gia đình của chúng ta. Theo gương của các thánh.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin đừng ở xa con,
xin hãy ngồi trên chiếc giường đau đớn và đồng hành với con.
Xin đừng để con cô đơn, xin hãy giơ bàn tay ra và nâng con lên!
Con tin rằng Chúa là Tình Yêu,
và con tin rằng ý muốn của Chúa là diễn tả Tình Yêu của Chúa;
vì thế con xin phó thác mình con cho ý của Chúa,
bởi vì con phú thác mình con cho Tình Yêu của Chúa. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Xin cho tôi được chia phần thống khổ
của Con Mẹ đã thương vong,
đã khấng chịu cực hình vì tôi như thế.
Chặng thứ mười hai
Chúa Giêsu chết trên thập giá
Tiếng thở than của 7 lời cực trọng
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan 19, 28-30
Sau đó, vì biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa Giêsu nói: "Ta khát". Ở đó có một bình đầy dấm. Họ liền lấy miếng bông biển thấy đầy dấm cắm vào đầu ngành cây hương thảo đưa lên miệng người. Khi đã nếm dấm rồi, Chúa Giêsu nói: "Mọi sự đã hoàn tất". Và người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.
Suy niệm:
Bảy lời của Chúa Giêsu trên thập giá là kiệt tác của niềm hy vọng. Từ từ, Chúa Giêsu, với các những bước chân, cũng là những bước chân của chúng ta, đi qua tất cả bóng tối tăm của đêm đem, để bỏ mình đi, hoàn toàn tín thác, trong cánh tay của Chúa Cha. Đó là tiếng kêu than của những người đang hấp hối, tiếng gào thét của những kẻ tuyệt vọng, lời khẩn xin của những kẻ hư mất. Đó là Chúa Giêsu! "Lạy Thiên Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, tại sao Chúa đã bỏ con" (Mt 27, 46). Đó là tiếng kêu của ông Gióp, của mọi người bị đánh quỵ bởi điều lạ thường. Và Thiên Chúa lặng thinh. Chúa lặng thinh bởi vì câu trả lời có đó rồi, trên thập giá: là chính Ngài, Chúa Giêsu, câu trả lời của Thiên Chúa, Lời đời đời đã nhập thể vì tình yêu.
"Xin Cha nhớ đến con . . . " (Lc 23, 42). Lời van xin huynh đệ của người trộm lành, cùng là bạn với Chúa trong đau khổ, đi vào trong tận con tim của Chúa Giêsu, là người trộm cảm thấy đó là tiếng vọng vang của chính đau khổ của Chúa. Và lúc đó Chúa Giêsu lắng nghe tiếng van nài đó: "Hôm nay con sẽ ở cùng ta trên thiên đàng". Luôn luôn đau khổ của người khác cứu thoát chúng ta, bởi vì làm chúng ta ra khỏi chính mình.
"Thưa bà, này là con của bà! . . . " (Ga 19, 26). Nhưng đó là Mẹ của Chúa, Đức Maria, cùng với môn đệ Gioan đứng dưới chân thập giá, đập tan sự sợ hãi. Tràn đầy nơi Mẹ sự dịu hiền và hy vọng. Chúa Giêsu không cảm thấy cô đơn nữa. Như với chúng ta, nếu chúng ta ở bên giường đau khổ, có ai đó đang yêu thương! Một cách trung thành. Cho tới tận cùng.
"Ta khát" (Ga 19, 28). Như em bé đòi mẹ cho uống; như bệnh nhân đứng dậy từ con sốt . . . cơn khát của Chúa Giêsu là cơn khát của tất cả mọi người khát sự sống, khát tự do, khát công bình. Và đó là cơn khát của người khát hơn tất cả, Thiên Chúa, còn khát vô cùng hơn chúng ta, Thiên Chúa khát sự cứu rỗi của chúng ta.
"Mọi sự đã hoàn tất" (Ga 19, 30). Mọi sự: mỗi lời nói, mọi cử chỉ, mọi lời tiên tri, mọi giây phút trong cuộc sống của Chúa Giêsu. Cuộc chạy đua đã hoàn tất trọn vẹn. Nghìn màu sắc của tình yêu bây giờ chiếu sáng lại trong vẻ tuyệt đẹp. Không có gì bỏ đi dư thừa. Không có gì vứt ra ngoài. Tất cả trở nên tình yêu. Tất cả hoàn tất vì tôi và vì bạn! Và bấy giờ, cả việc chết có một ý nghĩa!
"Lạy Cha, xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm" (Lc 23, 34). Bây giờ, một cách anh hùng, Chúa Giêsu đi ra khỏi sợ hãi của sự chết. Vì nếu chúng ta sống trong tình yêu nhưng không, thì tất cả là sự sống. Sự tha thứ canh tân đổi mới, biến đổi và an ủi! Tạo nên một dân mới. Làm ngưng lại các cuộc chiến tranh.
"Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha" (Lc 23, 46). Không còn thất vọng điều gì nữa. Nhưng là tín thác trọn vẹn trong tay của Chúa Cha, được êm vui trong trái tim của Chúa Cha. Bởi vì trong Thiên Chúa, mọi xé lẻ được nối kết lại, sau cùng, thành hiệp nhất!
Cầu nguyện:
Ôi lạy Thiên Chúa,
trong cuộc thương khó của Đức Kitô Chúa chúng con
Chúa đã giải thoát chúng con khỏi sự chết,
là di sản của tội xưa,
được truyền lại cho toàn thể nhân loại,
xin canh tân chúng con theo hình ảnh của Con Chúa;
và như chúng con đã mang trong chúng con,
từ khi chúng con sinh ra,
hình ảnh của con người dưới đất,
cũng thế nhờ tác động của Thần Khí của Chúa
xin làm cho chúng con mang hình ảnh của con người trên trời.
Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Mẹ nhìn con mình dịu hiền như thế,
bị thống khổ lúc lâm chung,
khi Người trút hơi thở cuối cùng.
Chặng thứ mười ba
Chúa Giêsu được đem xuống khỏi thập giá
Tình yêu còn mạnh hơn sự chết
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Mathêô 27, 57-58
Tới chiều có một người giầu sang quê ở Arimathia tên là Giuse, cũng đã làm môn đệ Chúa Giêsu, ông đi gặp Philatô và xin xác Chúa Giêsu. Bấy giờ Philato truyền giao xác cho ông.
Suy niệm:
Trước khi được chôn trong mồ, sau cùng Chúa Giêsu được trao Mẹ của Ngài. Đó là hình ảnh của một con tim bí xé nát tan tành đang nói với chúng ta rằng sự chết không cản trở cái hôn của người mẹ với người con của bà. Phục xuống trên xác của Chúa Giêsu, Đức Maria ôm choàng hôn lấy hôn để trong vòng tay rộng mở cho Chúa. Hình ảnh này được đơn sơ gọi là tượng "Pietà" [lòng hiếu thảo]. Thật như xé lòng ra, nhưng tỏ ra rằng sự chết không xé nát tình yêu. Bởi vì tình yêu thì mạnh hơn sự chết! Tình yêu trong sạch là tình yêu kéo dài. Buổi chiều đã tới. Trận chiến đã thắng. Tình yêu không bị xé nát. Ai sẵn sàng hy sinh sự sống của mình cho Đức Kitô, sẽ tìm lại được sự sống đó. Sự sống được biến hình, vượt qua cái chết.
Nước mắt và máu chảy ra hòa trộn với nhau trong việc trao xác này. Như cuộc sống trong các gia đình của chúng ta, mà, từng đợt một, bị xáo trộn vì những cảnh mất mát bất ngờ và đau đớn, với một cảnh trống rỗng không thể nào lấp đầy, nhất là cái chết của một người con.
Lòng hiếu thảo có nghĩa là làm cho mình gần gũi các người anh chị em đang chịu cảnh tang tóc và không đem lại bình an. Đó là đức bác ái lớn lao là chăm lo cho những ai đang phải đau khổ trong thân xác bị nát tan, trong tâm trí bị đập tan tành, trong linh hồn thất vọng. Yêu cho đến chết là bài học tối cao để lại cho chúng ta từ Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đó là sứ mệnh hằng ngày của việc an ủi, sứ mệnh được trao phó cho chúng ta trong vòng ôm hôn trung tín giữa Chúa Giêsu nằm chết và Mẹ của Ngài thật đớn đau.
Cầu nguyện:
Lạy Mẹ đồng trinh sầu bi,
trong các đền thánh của chúng con mẹ tỏ ra cho chúng con bộ mặt đầy ánh sáng của mẹ,
trong khi các con mắt hướng về trời
và bàn tay mở toang ra
Mẹ dâng lên Chúa Cha, như dấu chỉ của việc tế lễ tư tế,
lễ vật dâng tiến cứu chuộc của Chúa Giêsu Con của Mẹ.
Xin tỏ cho chúng con biết sự dịu hiền ngọt ngào của vòng ôm hôn trung tín cuối cùng
và xin ban cho chúng con sự an ủi hiền mẫu của Mẹ,
để đau khổ hằng ngày
không bao giờ cắt đứt niềm hy vọng về đời sống sau khi chết. Amen.
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện…
Hát:
Xin cho tôi được cùng Mẹ thảo hiếu khóc than,
cùng Đấng bị đóng đinh tỏ niềm thông cảm,
Bao lâu tôi còn sinh sống ở đời.
Chặng thứ mười bốn
Chúa Giêsu được đặt trong mồ
Mảnh vườn mới
V/. Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy và ngợi khen Đức Kitô.
R/. Vì Chúa đã dùng Thánh Giá mà cứu chuộc trần gian.
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Gioan 19, 41-42
Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có một cái vườn và trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Nên họ đã mai táng Chúa Giêsu trong ngôi mộ đó.
Suy niệm:
Tại mảnh vườn đó, người có đào một ngôi mộ, trong đó Chúa Giêsu được chôn cất, nhắc lại một mảnh vườn khác: vườn Eden. Một vườn mà vì sự bất tuân, đã mất đi vẻ đẹp của mình và trở nên hoang vu, nơi của sự chết và không còn phải là vườn của sự sống nữa.
Các cành lá hoang dã cản trở chúng ta hít thở được ý của Thiên Chúa, như việc chúng ta bám sát tiền tài, sống kiêu căng, phí phạm sự sống, các cành đó bị cắt đi và bây giờ được gắn vào gỗ Thánh Giá. Đó là ngôi vườn mới: Thánh Giá được trồn trong trái đất!
Từ trên cao đó, Chúa Giêsu từ nay sẽ có thể mang tất cả lại vào sự sống. Một khi trở lại khỏi vực thẳm địa ngục, nơi đó Satan giam hãm một số lớn các linh hồn, sẽ bắt đầu có sự canh tấn tất cả các sự vật. Ngôi mộ đó tượng trưng sự kết thúc của con người cũ. Và như Chúa Giêsu, cả với chúng ta, Thiên Chúa không cho phép con cái của Chúa bị phạt giam vì sự chết vĩnh viễn. Trong cái chết của Đức Kitô đổ xuống tất cả các ngai tòa của sự dữ, là những ngai tòa được thiết lập dựa trên lòng tham muốn và sự cứng cỏi của con tim.
Sự chết giải giáp chúng ta, làm chúng ta hiểu rằng chúng ta bị đặt ra trước một sự hiện hữu trần thế có hạn. Nhưng được đặt ra trước xác của Chúa Giêsu, bị đặt vào trong mồ, mà chúng ta ý thức về điều chúng ta là ai. Là tạo vật mà, để không phải chết, cần tới Đấng Tạo Thành nên họ.
Sự thinh lặng baao trùm cả mảnh vườn đó, cho phép chúng ta lắng nghe tiếng than thở của một làn gió hiu hiu: "Ta là Đấng Sống và Ta ở cùng các con" (xem Xh 3, 14). Bức màn của Đền thờ bị xé toang ra. Sau cùng chúng ta nhìn thấy bộ mặt của Chúa chúng ta. Và chúng ta biết một cách trọn vẹn tên của Ngài: là lòng thương xót và sự trung thành, để không bao giờ con lầm lẫn về Ngài, ngay cả trước sự chết, bởi vì Con của Thiên Chúa tự do giữa những người chết" (xem Tv 88, 6, theo bản Vulgata).
Cầu nguyện:
Lạy Thiên Chúa, xin bảo vệ con: nơi Chúa con ẩn náu.
Chúa là phần gia nghiệp và là phần chén của con,
trong tay Chúa là sự sống của con.
Con xin đặt mình luôn ở trước Chúa, như là Chúa của con,
Chúa đứng ở bên hữu con, con sẽ không vấp ngã.
Vì thế, con tim con vui mừng và linh hồn con hoan hỉ,
ngay cả thân xác con nghỉ yên an toàn.
Xin đừng bỏ rơi mang sống con trong âm phủ
cũng đừng để tôi tớ Chúa nhìn thấy hố sâu.
Xin chỉ cho con đường nẻo dẫn tới sự sống.
niềm vui trọn vẹn ở trước mặt Chúa,
sự dịu hiền không bao giờ hết được ở bên hữu Chúa. Amen (xem Tv 15).
Tất cả:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện …
Hát:
Khi mà xác thịt tôi sẽ chết,
xin cho linh hồn tôi được Chúa tặng ban
vinh quang của cõi thiên đàng. Amen.
_______________________________________
Bài Diễn Văn của Đức Thánh Cha sau Chặng đàng Thánh Giá (sẽ có)
và Phép Lành Tông Tòa
Đức Thánh Cha ngỏ lời với các người hiện diện.
Vào cuối Bài diễn văn, Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tông Tòa.
Chúa ở cùng anh chị em.
R/. Và ở cùng Cha.
Hãy chúc tụng danh Chúa.
R/. Từ bây giờ và cho đến muôn đời.
Ơn phù trợ chúng ta ở nơi danh Chúa.
R/. Là Đấng tạo thành trời đất.
Xin Thiên Chúa toàn năng
Là Cha và Con và Thánh Thần.
Ban Phép Lành cho Anh Chị Em.
R/. Amen.
___________________
Bản văn này do Phòng Các Lễ Nghi phụng vụ của Đức Thánh Cha soạn và giữ bản quyền.
Nhà in Vatican 2014.
_____________________
(Bản dịch này được thực hiện để dùng cá nhân. Mọi xử dụng công cộng phải theo các luật lệ thông thường của Giáo Hội. Linh mục Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 15-04-2104).