Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 23

CHÚA NHẬT XXIII TN-B

CÂM VÀ ĐIẾC

Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả”(Mc.7,37)

img4145awl1.jpgHiện nay, nhu cầu định cư, du lịch, du học, làm việc ở nước ngoài và các công ty đa quốc gia ngày càng cao. Để có thể giao tiếp, làm việc với những người nước ngoài một cách tốt nhất, việc đầu tiên là phải nghe, hiểu và nói được ngôn ngữ của họ. Vì thế, việc học, trau dồi ngoại ngữ là điều rất cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu nghe, hiểu và nói được tiếng nước ngoài như Anh, Hoa, Hàn, Pháp, Ý….người ta mở ra các trung tâm ngoại ngữ từ bình dân cho tới cao cấp, học phí bỏ ra không nhỏ và cũng không dễ tiếp cận với những hoàn cảnh khó khăn.

Vâng! Để tạo cho mình một công việc ổn định, có thu nhập cao, để không rơi vào tình trạng “Ông nói gà, bà nói vịt” khi giao tiếp, làm việc với những người khác ngôn ngữ, khác phong tục, tập quán…. Người ta, từ giới trẻ, giới trung niên và ngay cả các em thiếu nhi phải bỏ ra khá nhiều kinh phí, thời gian để học hỏi, trau dồi ngôn ngữ mà họ muốn tiếp cận…Trong mối tương quan trần thế, đôi khi vì cuộc sống, công việc, ta phải giao tiếp với những người khác ngôn ngữ, nhưng nếu ta không hiểu được họ muốn nói gì, lúc ấy ta có khác chi người điếc và ngọng!

Lời Chúa trong phụng vụ thánh lễ hôm nay, thánh Máccô đã giới thiệu cho ta hình ảnh một người mắc bệnh vừa điếc vừa ngọng, căn bệnh đã làm cho anh ta không có khả năng hòa nhập với cộng đồng, không nghe và không giải bày được những vui buồn trong cuộc sống đối với chính người thân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Đối với người Do Thái, người mang những căn bệnh như phong hủi, câm điếc, què quặc….đều là người tội lỗi, bị liệt vào hàng ngũ dân ngoại. Đây là nỗi đau lớn nhất của họ, đặc biệt là người điếc và ngọng trong bản văn Tin Mừng hôm nay.

Niềm vui tràn ngập niềm vui, khi Đức Kitô quá bước đến Thập Tỉnh, vùng đất của dân ngoại. Sự hiện diện của Ngài đã đem lại nguồn sinh khí mới qua việc Ngài chữa lành cho người mắc bệnh câm điếc. Từ chình giây phút được chữa lành, người điếc và ngọng đã như được “cải tử hoàn sinh”. Từ đây đôi tai của anh có khả năng nghe được tiếng chim hót mỗi khi bình minh đến, nghe được tiếng cười, tiếng nói, tiếng than thở của những người chung quanh…. Tuyệt vời nhất là anh được nghe lời giáo huấn từ Đức Kitô. Miệng anh từ đây cũng thốt lên lời cảm ơn, lời an ủi, động viên… với mọi người, nhất là anh cất tiếng cảm tạ, ngợi khen Đấng đã chữa lành cho anh. Không chỉ riêng bản thân anh mà cả những người chứng kiến những việc Đức Kitô đã thực hiện đều phải thốt lên: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: Ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được” (Mc.7,37).

Còn gì tồi tệ, khổ đau hơn khi ta mang trong thân phận con người căn bệnh câm và điếc. Chính căn bệnh này đã làm cho ta tự ti, cuộc sống như khép kín trước mọi mối tương quan, lắm khi ta cảm thấy cô độc, le loi, dẫu chung quanh ta đầy dãy những tiếng khóc, tiếng cười của hạnh phúc và khổ đau. Nhưng còn một căn bệnh câm điếc mà đôi khi ta mắc phải nhưng không nhận ra. Đó là căn bệnh câm điếc của tâm hồn.

Ta điếc hoặc giả điếc trước những giới luật, những lời giáo huấn của Chúa nơi Tin Mừng, của Giáo Hội là mẹ và của những bậc bề trên.

 

Ta điếc hoặc giả điếc để rồi ta không nghe thấy những tiếng khóc than, nhu cầu của những người đang khổ đau, đang bị áp bức, bóc lột….

Ta điếc hoặc giả điếc khi đi tham dự thánh lễ, ta không chú trọng Lời Chúa và lời giảng của vị mục tử.

Ta câm hoặc giả câm khi ta chưa và không cất lên lời tạ ơn Thiên Chúa, Đấng đã ban tặng cho ta sự sống và tất cả mọi sự ta đang sở hữu, hưởng dùng.

Ta câm hoặc giả câm khi ta thờ ơ trong việc tuyên xưng danh Chúa, trong bổn phận lên tiếng giới thiệu Chúa cho mọi người.

Ta câm hoặc giả câm khi ta không dám lên tiếng bênh vực cho công lý và sự thật.

Ta câm hoặc giả câm khi ta không thốt lên những lời tốt đẹp, lời động viên, tha thứ, cám ơn với anh em trong gia đình, xã hội và Giáo Hội

Nếu như ta bị câm điếc về mặt thể lý, ta không hiểu không nghe được ngôn ngữ của những người xung quanh, điều này đem đến cho ta sự xa lánh, tự ty, tự kỷ, cô lập… Nếu trong công việc, nhất là khi làm việc với người nước ngoài, ta không hiểu, không nghe được ngôn ngữ của họ, chắc chắn ta sẽ bị thua thiệt về mọi mặt thì đối với căn bệnh câm điếc tâm hồn, căn bệnh này làm ta xa Chúa, xa anh em nhất là đường về cõi phúc đối với ta khác chi “mò kim đáy biển” và rồi ta sẽ nghe lời quở trách của Đức Kitô: “Anh em có tai mà như điếc, có mắt mà như mù” (Mc.8,18)

Khi thính giác ta bị khiếm khuyết, ta cần đến sự trợ giúp của máy trợ thính; khi ta bị ngọng, câm ta dùng cử chỉ để diễn tả những nhu cầu, ước muốn và suy nghĩ của mình; khi muốn tiếp xúc, làm việc với người nước ngoài ta phải bỏ thời gian, kinh phí để học hỏi, thì lẽ nào trong đời sống tâm linh ta không cố gắng, hy sinh, dành thời gian để tìm và học hỏi ngôn ngữ Nước Trời; lẽ nào ta trở thành người câm điếc trước những giá trị Tin Mừng mà Đức Kitô đã xuống trần mạc khải cho ta; lẽ nào ta để cho căn bệnh câm điếc tâm hồn làm hoen ố tấm áo trắng tinh tuyền mà Thiên Chúa ban tặng cho ta khi ta lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Đặc biệt là căn bệnh câm điếc tâm hồn của ta làm méo mó dung mạo của Đức Kitô qua cách sống trái ngược với Tin Mừng….

Ép-pha-tha, nghĩa là: hãy mở ra” (Mc.7,34). Lời phán của Đức Kitô đã chữa lành cho người câm và điếc năm xưa, cũng là lời phán để chữa lành ta khi ta mang trong thân phận con người căn bệnh câm điếc của tâm hồn với điều kiện ta có nhận ra cái yếu đuối, khiếm khuyến của chính mình mà chạy đến với Ngài, van xin lòng xót thương và ơn chữa lành từ nơi Đấng đã và đang song hành, đang “đồng cam cộng khổ” với ta trong từng ngày sống. Đó chính là Đức Kitô, Đấng mà ngôn sứ Isaia đã tiên báo từ ngàn xưa: “ Chính Người sẽ cứu anh em. Bấy giờ mắt người mù sẽ mở ra, tai người điếc sẽ nghe được. Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai, miệng lưỡi người câm sẽ reo hò…(Is.35,4-6)

Lạy Chúa! Con là người câm và điếc trước tình yêu của Chúa và anh em con, vì con điếc đã không nghe thấy tiếng Chúa mời gọi con, dạy dỗ, an ủi và đỡ nâng con, con đã không nghe thấy những nhu cầu của anh em; vì con câm nên không cất lên lời tạ ơn, sám hối và van xin tình yêu của Chúa, con không cất lên những tiếng nói đậm nét yêu thương tha thứ và cảm thông với anh em quanh con. Lạy Chúa! Xin hãy tha thứ và chũa lành cho con. Amen

Sài gòn, ngày 07/09/2012

Antôn Lương Văn Liêm

 

 

  

 

 

           


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên_Maria Phạm Thực, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXIII Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXIII Thường Niên_Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên - Lm. JP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIII Thường niên - Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Thường Niên - Sưu Tầm
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ SáuTuần XXIII Thường Niên -Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXIII Thường Niên - Lm . Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXIII Thường Niên - Sưu Tầm

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN B: TÔI CÓ BỊ CÂM ĐIẾC KHÔNG? Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: HÃY LÀM VIỆC GÌ CŨNG TỐT ĐẸP……Lm. Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A-XÂY NHÀ TRÊN ĐÁ
     TẢN MẠN NGÀY SINH NHẬT MẸ. Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN- “Hãy đi sửa dạy nó”. Lm Gioan B.Phan Kế Sự
     Tương quan giữa vật lý học và đức tin
     NHẮC BẢO
     SỬA LỖI ANH EM. GM. Ngô Quang Kiệt.
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A- SỬA LỖI CHO NHAU. Lm Jos Tạ Duy Tuyền