CHỦ NHẬT 27 TN A
HÃY LÀM CHO VƯỜN NHO TRỔ SINH HOA TRÁI
Nước Thiên Chúa không dành riêng cho những người may mắn,
những người ki tô hữu rảnh rỗi, nhưng dành cho những người tự trở thành đầy tớ
chứ không phải là ông chủ làm vườn nho cho Đức Kitô.
Sách
Tiên tri Isaia 5, 1-7
Tiên tri Isaia đã sống tám thế kỉ trước Chúa Giê su Ki
tô và là một nhân vật cao cấp trong triều đình. Đau lòng trước sự sa sút của
dân tộc mình, ông loan báo ngày tàn của họ bằng cách so sánh dân với một cây
nho chỉ sinh ra gai góc trong mùa hạn hán tồi tệ nhất. Thiên Chúa chờ đợi từ Vườn
nho của Người điều công minh chính trực, nhưng chỉ gặt hái toàn sa đọa và gian
ác.
Thánh
Vịnh 79
Đau buồn vì thấy vườn Nho do tay Chúa vun trồng đã bị
phá hủy, tác giả đã khẩn khỏan nài xin Ngài đến viếng thăm để làm cho nó hồi
sinh. Đây là một Thánh vịnh nói lên lòng đầy tin tưởng trong cơn sầu thảm.
Thư
Philípphê 4, 6-9
Thánh Phao lô mô tả những gì Cộng đòan Ki tô hữu phải
làm để đáp lại lòng mong đợi của Chúa. Hãy hướng về tương lai mà sống trong niềm
tạ ơn và bình an. Hãy tìm kiếm tất cả những gì là tốt đẹp và tinh tuyền. Như thế
họ sẽ đem lại hoa trái mà Chúa mong muốn.
Tin
mừng: Mt 21:33-43
NGỮ CẢNH
Dụ ngôn nầy xen
giữa dụ ngôn hai người con (21,28-32) và dụ ngôn tiệc cưới (22,1-14) trong bối
cảnh cuộc tranh chấp càng ngày càng quyết liệt giữa Chúa Giê su và các thủ lãnh
Do thái giáo. Bằng cách lấy lại chủ đề “nói’ và “làm” (28-31) và “cây vả không
sinh trái” (cc 19-20), Chúa Giê su cho các thủ lãnh Do thái biết rằng đã đến
thời gian sinh trái (cc.34 và 41), thời gian mà Thiên Chúa dứt khoát đòi tính
sổ vườn nho.
Có thể đọc đoạn
tin mừng theo cấu trúc như sau:
1. Dụ ngôn
những tá điền sát nhân: hành động của dân Chúa (21,33-41)
2. Kết luận từ
dụ ngôn: hành động của Thiên Chúa (21,42-43).
TÌM
HIỂU
Chung quanh ông rào giậu; trong vườn ông khoét bồn đạp nho: Các chi tiết nầy nhấn mạnh
tình yêu cũng như quyền tuyệt đối của ông chủ trên vườn nho của mình: nó thuộc
về ông, vì nó hoàn toàn do tay ông gầy dựng nên. Tháp canh để canh phòng trộm cắp
ban đêm nhất là trong mùa hái nho; bồn đạp nho để lấy nước nho. Tất cả nói lên
tấm lòng của ông chủ đối với vườn nho, hoàn toàn tương phản với lòng độc ác của
tá điền không chịu giao nộp hoa quả cho ông.
Gần
đến mùa hái nho: Chắc chắn mùa hái nho ám chỉ đến thời
chung cục, lúc Thiên Chúa tính sổ với dân Ngài. Trong nguyên bản động từ ‘gần đến’
cũng xuất hiện trong lời loan báo Nước Trời của Gioan Tẩy giả và Chúa Giê su
(Mt 3,2; 4,17). Đã đến lúc Israel phải “sinh hoa quả phúc đức, xứng với lòng hối
cải” (3,8).
Bọn
tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người nầy, giết người kia, ném đá người
nọ: Đánh, giết, ném đá, sự gian ác trong hành động tăng
dần cho thấy sự đối nghịch càng lúc càng trầm trọng hơn giữa ông chủ và các tá
điền. (Ném đá là việc bạo hành số một thời Chúa Giê su. Chủ đề ném đá các ngôn
sứ: x.Mt 23,37; Lc 13,34).
Ông
lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước:
Lần thứ hai nầy hình như ám chỉ đến việc người Do thái thường sắp xếp các ngôn
sứ thành hai loại: ngôn sứ trước và ngôn sứ sau.
Sau
cùng: Từ nầy cho thấy đây là cơ hội cuối cùng ông chủ dành
cho các tá điền thống hối ăn năn.
Đứa
thừa tự đây rồi !! Nào ta giết quách nó đi:
Câu nầy cho thấy các tá điền nhận ra ngay kẻ thừa tự không chút do dự (Dt
1,2;11,7; Rm 8,17); do đó tội ác của họ không phải là do sự lầm lẫn đáng tiếc
hay do sự bất tín vào đấng được sai đến. Họ hành động với đầy đủ ý thức về sự nặng
nề của tội lỗi mình.
Thế
là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi: Cái chết ‘ngoài vườn nho’ nầy chắc hẳn ám chỉ đến việc Chúa Giê su chết
ngoài thành Giêrusalem. Lại thêm một nét ẩn dụ nữa trong dụ ngôn.
Tảng
đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường: Câu nầy xê dịch điểm nhấn của dụ ngôn, từ vườn nho sang bản thân người
Con, xuất hiện một cách khá bất ngờ. Do đó người ta nghĩ rằng đây là lời chú giải
mà Giáo hội sơ khai thêm vào dụ ngôn. “Loại bỏ” là động từ chuyên môn chỉ
việc hủy bỏ một đồng bạc bởi một nhân vật có thẩm quyền xác nhận là giả mạo (apodekimazein)
(x. Mc 8,31; 17,25; Dt 12,17). “Đá tảng [= Viên đá góc]” có lẽ
không phải là viên đá góc tường của móng nhà, mà là viên đá đỉnh gôc, viên đá
hoàn tất và đem lại cho công trình ý nghĩa của nó. Viên đá bị loại bỏ ở thể thụ
động, chỉ một hành động kì diệu của Thiên Chúa.
Một
dân: Một dân nước, ở số ít, nên không thể chỉ ‘chư dân’
theo nghĩa ‘các lương dân’ được, nhưng chỉ một đoàn thể đang được cấu tạo và
hình thành: người ta nghĩ đến “dân thánh” (ethnos hagion) của Xh
19,6). Dân nước nầy sẽ được họp thành bởi những người sinh hoa trái của Nước Trời,
nghĩa là những người, khi tiếp nhận người Con, sẽ tụ họp chung quanh Người để
làm nên Dân mới của Thiên Chúa (Rm 9,25; 1Pr 2,10).
SỨ
ĐIỆP
Các
bài đọc nói về vườn nho.
Có
đi ngang Phan rang, chúng ta sẽ có dịp ngắm nhìn những vùng đồi trồng nho bát
ngát. Vườn nho không chỉ là một mảnh đất nhỏ trồng nho, mà cả một vùng rộng lớn thuộc sản ngiệp của mình. Trồng nho là lối canh tác đòi hỏi
nhiều công đoạn vất vả phải thực hiện quanh năm, sới đất, ươm giống, trồng cây,
tỉa cành đúng lúc, bón phân, tưới tắm, phòng ngừa sâu bệnh. Rồi phải chờ đợi
cho đến mùa nho chín để hái nho. Lúc nào người ta cũng nơm nớp lo
sợ thời tiết thất thường có thể phá hủy toàn bộ công lao của mình trong vài
phút.
Vì
thế, giữa người chủ vườn nho và vườn nho có tương quan thân mật như tương quan
giữa Cha và con, hoặc như chồng với vợ. Chính Isaia nói với chúng ta điều đó
trong bài đọc thứ nhất. Ông nói về vườn nho như nói về một tình yêu thực sự
mãnh liệt. Nhưng tình yêu say mê của Thiên Chúa đã bị thất vọng. Mặc cho Thiên
Chúa luôn tỏ lòng ân cần quan tâm chăm sóc, dân Ngài vẫn không sinh hoa trái mà
Người chờ mong. Thiên Chúa chờ đợi hoa trái công chính, tức là muốn nhìn thấy
dân sống theo đường lối công chính thánh thiện của Ngài. Thế nhưng rút cục,
Ngài chỉ thấy thảm họa và bất công. Đặc biệt Isaia tố cáo sự lãnh đạm của người
giàu đối với người nghèo.
Ngày
nay tình trạng đó vẫn còn. Thiên Chúa đã làm mọi sự cho chúng ta. Người đã ban
cho chúng ta tất cả trong cuộc sống, những gì chúng ta đang có và sử dụng. Vấn
đề là chúng ta luôn có khuynh hướng sử dụng chúng một cách ích kỉ, thường lãng
quên hoặc từ chối chia sẻ với những người đói khát, những người đang thiếu thốn
chung quanh. Tình trạng ấy xảy ra thường xuyên giữa các quốc gia, cũng như giữa
các làng xóm, thậm chí trong cả gia đình nữa. Việc kế thừa thường khơi mào cho
những tranh chấp và chia rẽ không bao giờ ngừng.
Chúa
chờ đợi một điều khác nơi chúng ta. Những hoa trái tốt lành mà Người muốn thấy
chúng ta sinh ra, đó là lòng tín trung, cuộc sống hòa hợp hơn, đầy yêu thương
hơn giữa chúng ta. Chúng ta có thể hiểu được sự thất vọng của Ngài trước sự thảm
trạng đó. Isaia thậm chí đã nói rằng Ngài sẽ từ bỏ vườn nho của Ngài, để mặc
cho chúng ta bị sự dữ lấn át. Nếu quay trở về
với Thiên Chúa, thì cuộc sống con người sẽ
hạnh phúc hơn, sẽ có nhiều hiểu biết hơn, trong một
bầu khí tốt lành hơn, Chắc chắn, điều đó không tránh khỏi những tai họa, đau khổ
và sự chết. Nhưng cái nhìn của chúng ta và những phản ứng của chúng ta sẽ khác,
sự can đảm của chúng ta sẽ gia tăng. Khi liên kết với Đức Ki tô, cuộc sống của
chúng ta sẽ tràn đầy tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Toàn văn đoạn
sách Isaia là một lời mời gọi trở về với Chúa, thay đổi tâm hồn, và để cho Ngài
biến đổi chúng ta. Như thế chúng ta sẽ mang những hoa trái tốt tươi.
Trong
bài tin mừng, vẫn là câu chuyện về vườn nho. Nhưng ở đây, bài tin mừng nói với
chúng ta về những người thợ làm vườn nho chiếm lấy hoa trái vườn nho. Họ quên rằng họ chỉ là những người quản lí chứ không phải là chủ vườn.
Đặc biệt họ tỏ ra đáng ghét, dữ dằn, thậm chí đến độ tàn ác ra tay giết đứa con
duy nhất của chủ điền. Phải nhớ rằng Chúa Giê su kể dụ ngôn nầy một vài ngày
trước khi Ngài chịu Khổ nạn và chịu chết.
Như
thế, điều Ngài cho chúng ta hiểu điều Chúa muốn nói với chúng ta: “Chúng ta là
những người làm vườn nho đó khi chúng ta tự coi mình như những người chủ cuộc sống
và của cải chúng ta”. Ngày nay, Ngài vừa nhắc chúng ta nhớ chúng ta chỉ là những
người quản lí. Dưới đất nầy, không có gì thuộc về chúng ta cả. Thiên Chúa giao
phó cho chúng ta trong một thời gian có hạn. Chúng ta chỉ là
những người quản lí cuộc đời và phải làm lợi cho Ngài.
Thiên Chúa giao phó cho chúng ta gìn giữ và chúng ta không có quyền làm hư hỏng.
Của cải chúng ta, nhà cửa chúng ta, đất đai chúng ta, chuyện mua bán, nhà xưởng
chúng ta, chúng ta chỉ là những người thuê mướn. Còn ông chủ chính là Thiên
Chúa. Một ngày nọ, Người sẽ đòi chúng ta phải trả lại để Người ban lại cho kẻ
khác. Và rồi, chúng ta cũng còn phải chia sẻ cho anh em, những kẻ bé nhỏ và người
nghèo.
Tin
mừng Mát thêu khép lại khi nói rằng Chủ vườn nho sẽ giao vườn lại cho những người
khác thuê mướn, họ sẽ làm ra hoa lợi. Giáo hội là dân mới của Thiên Chúa. Nhưng
lịch sử bi thảm của dân Israen luôn là bài học dạy chúng ta phải luôn biết khiêm tốn. Ơn cứu độ
không thể đắc thủ chỉ bằng ghi tên trong sổ Giáo xứ. Điều mà Thiên Chúa chờ đợi
nơi chúng ta, đó là một sự thực hành Tin mừng đích thực. Thiên Chúa giao cho
chúng ta một Tin mừng mà chúng ta phải làm chứng. Nếu chúng ta không làm, sứ mạng
ấy sẽ trao cho người khác. Còn phần chúng ta, chúng ta phải trả lẽ trước mặt
Người.
Sứ
điệp quan trọng của ngày hôm nay, chính là lời mời gọi để cho Chúa đến như người
làm vườn nho đến thăm để chăm sóc. Trong Thánh Thể, chính Chúa Giê su đến gặp
chúng ta để ban đầy tình yêu của Ngài cho chúng ta. Chúng ta hãy xin Ngài giúp
chúng ta luôn tỉnh thức và sinh hoa trái cho Vương Quốc Ngài.
ĐÀO
SÂU
1. HỎI: Bối cảnh bài đọc một là gì?
THƯA: Vào thế kỉ thứ 8 trước CN, Ít ra ên chia ra làm hai, vương quốc phía bắc
là Ít ra ên và vương quốc phía nam là Giu đa. Bấy giờ Assyria là một thế lực
hùng mạnh bá chủ toàn vùng, đưa quân xâm chiếm vương quốc Ít ra ên. Vua quan và
toàn thể đất nước đều hoảng sợ. Để trấn an dân, tiên tri Isaia xuất hiện loan
báo: một vì Vua sẽ ngự tri trên Giu đa, sẽ thống nhất hai vương quốc lại
và sẽ đuổi quân Assyria ra khỏi bờ cõi.
2. HỎI.
Bài đọc một (Is 5,1-7) có nội dung như thế nào?
THƯA: Bài đọc một là ca khúc về Vườn nho Ít ra ên. Qua hình ảnh chủ vườn
yêu thương chăm sóc vườn nho, Tiên tri Isaia cho thấy tình yêu của Thiên Chúa đối
với dân Ngài. Nhưng họ đã làm cho Ngài phải thất vọng. Vì thế, tiên tri loan
báo Thiên Chúa sẽ bỏ hoang phế vườn nho của Ngài.
3.
HỎI: Dân Ít ra ên đã phạm những sai lầm nào khiến Thiên Chúa phải thất vọng?
THƯA: Họ đã không nghe những gì Thiên Chúa dạy và làm ngược lại những điều
Ngài muốn. Thay vì đi sống công chính và thánh thiện, họ lại làm những chuyện bất
công và gian ác. Tệ hơn nữa, họ đảo lộn giá trị công chính: họ gọi sự dữ là sự
lành, và gọi sự lành là sự dữ. Họ lấy đêm tối làm ánh sáng và lấy ánh sáng làm
đêm tối.
4.
HỎI: Hậu quả như thế nào?
THƯA: Vườn nho xanh tốt trở nên hoang tàn làm nơi trú ẩn và mồi ngon cho
thú dữ. Đó là hình phạt của Thiên Chúa đối với dân bất trung và phản bội Ngài.
5. HỎI.
Thánh vịnh 79 (80) cho thấy hình phạt mà tiên tri Isaia đã loan báo được thực
hiện phải không?
THƯA: Đúng thế. Vườn nho bị bỏ hoang, dân bất trung bị phế bỏ.
Thiên Chúa sẽ dành một “Số sót” để phục hưng một dân biết sống trung thành với
Giao Ước của Ngài. Trong Thánh vịnh, dân cầu khẩn lòng nhân lành của Thiên Chúa
và hứa đổi mới lòng trung thành với hi vọng mãnh liệt rằng Ngài sẽ quay mặt
lại với họ, và sẽ dẫn họ vào đời sống mới.
6.
HỎI: Có điều gì khác biệt giữa vườn nho trong Isaia và vườn nho trong dụ ngôn của
Chúa Giê su?
THƯA: Trong Isaia chủ vườn nho đồng thời cũng là thợ làm vườn nho. Vườn
nho tượng trưng cho dân Ít ra ên. Vườn nho này, dù được chăm sóc kĩ lưỡng nhưng
đã khiến cho chủ vườn thất vọng vì chỉ sản sinh trái xấu. Còn trong Mát thêu,
chủ vườn không phải là thợ làm vườn nho. Ngài không trực tiếp nhưng mướn những
người khác canh tác vườn nho cho mình.
7.
HỎI: Vậy trong Mát thêu vườn nho ám chỉ điều gì, và các thợ làm vườn nho là ai?
THƯA: Có thể nói vườn nho biểu tượng cho Nước Thiên Chúa và các thợ làm
vườn nho chính là toàn dân Ít ra ên có trách nhiệm về Nước Thiên Chúa.
8. HỎI: Tại sao trong dụ ngôn Chúa Giê su nói đến nhiều chi tiết: ‘Chung
quanh ông rào giậu; trong vườn ông khoét bồn đạp nho’?
THƯA: Chúa Giê su nói đến các chi tiết ấy là để nhấn mạnh đến tình yêu cũng
như quyền tuyệt đối của ông chủ trên vườn nho của mình: nó thuộc về ông, vì nó
hoàn toàn do tay ông gầy dựng nên. Tháp canh để canh phòng trộm cắp ban đêm nhất
là trong mùa hái nho; bồn đạp nho để lấy nước cốt nho. Tất cả nói lên tấm lòng
của ông chủ đối với vườn nho, hoàn toàn tương phản với hành vi tham lam và gian
ác của tá điền không chịu giao nộp hoa quả cho ông.
9.
HỎI: Chi tiết ‘Gần đến mùa hái nho’ ám chỉ diều gì?
THƯA: Mùa hái nho ám chỉ đến thời điểm cuối cùng, lúc Thiên Chúa tính sổ
với dân Ngài. Thời gian đã đến lúc gần kề, nghĩa là cấp bách lắm rồi (Mt 3,2;
4,17). Đã đến lúc Israel cần phải “sinh hoa quả phúc đức, xứng với lòng hối cải”
(3, 8).
10.
HỎI: Tội lỗi Ít ra ên được mô tả như thế nào?
THƯA: Tội lỗi Ít ra ên càng lúc càng trở nên trầm trọng hơn: ‘Bọn tá điền
bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người nầy, giết người kia, ném đá người nọ’. Lúc
đầu là đánh, kế đến là giết, và sau cùng là ném đá. Ném đá là cách giết người
khủng khiếp nhất thời Chúa Giê su. Hành động gian ác tăng dần cho thấy sự đối
nghịch càng lúc càng trầm trọng hơn giữa ông chủ và các tá điền.
11.
HỎI: Câu: ‘Đứa thừa tự đây rồi !! Nào ta giết quách nó đi’ cho thấy điều gì?
THƯA: Câu nầy cho thấy các tá điền nhận ra ngay kẻ thừa tự không chút
khó khăn (Dt 1,2;11,7; Rm 8,17). Bởi đó, tội ác của họ không phải là do sự lầm
lẫn đáng tiếc hay do việc không tin vào đấng được sai đến. Họ biết rõ và hành động
với đầy đủ ý thức về sự nặng nề của tội lỗi mình.
12.
HỎI: Chi tiết: ‘quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi’ ám chỉ đến điều gì?
THƯA: Cái chết ‘ngoài vườn nho’ nầy chắc hẳn ám chỉ đến việc
Chúa Giê su chết ngoài thành Giêrusalem.
13.
HỎI: ‘Đá tảng góc tường’ có ýnghĩa gì?:
THƯA: ‘Đá
tảng góc tường’ hay còn gọi là ‘Viên đá góc’ có lẽ không phải là viên đá góc tường
của móng nhà, mà là viên đá đỉnh gốc, viên đá hoàn tất và đem lại cho công
trình ý nghĩa của nó. Viên đá bị loại bỏ chỉ một hành động kì diệu của Thiên
Chúa.
14.
HỎI: ‘Một dân’ chỉ ai?
THƯA: ‘Một dân’ không có nghĩa là ‘chư dân’ theo nghĩa ‘các dân ngoại’,
nhưng chỉ một đoàn thể đang được thiết lập và hình thành: đó là “dân thánh” (x.
Xh 19,6). Dân nầy sẽ được hình thành bởi những người sinh hoa trái của Nước Trời,
nghĩa là những người, khi tin vào Chúa Giê su, người Con, sẽ tụ họp chung quanh
Ngài để tạo thành Dân mới của Thiên Chúa (Rm 9, 25; 1Pr 2, 10).
15. HỎI. Chúa Giê su giải thích lịch sử dân Ít ra ên như thế nào?
THƯA: Chúa Giê su lấy lại hình ảnh của Isaia trong Cựu Ước để
giải thích lịch sử bi thảm của dân ưu tuyển: dân ấy sẽ bị thay thế bởi Vương quốc
bởi một số người Do thái hay Hi lạp quay về với Đức Ki tô và Tin mừng của Người.
Lịch sử bắt đầu với sự ưu ái của ông chủ dành cho vườn nho. Ông giao vườn cho
những người thợ chăm sóc sau khi đã xây dựng tất cả những cơ ngơi cần thiết.
Ngài quan tâm đến vườn nho của Ngài, với hi vọng là nó sẽ sinh nhiều hoa trái.
Tất cả những điều đó đối nghịch hoàn toàn với sự độc ác của những người làm vườn
nho mà Ngài đã giao phó: lẽ ra họ phải chăm sóc
sao cho vườn nho sai trái để đạt một mùa bội thu khi đến thời thu hoạch. Trái lại
họ đã cưỡng chiếm vườn nho. Chủ vườn nho tốt bụng và giàu lòng thương xót đã
nhiều lần sai các đầy tớ đến để thu họach, nhưng đã bị họ đánh đập và giết chết.
Không nản lòng, ông chủ vườn dành cho họ một cơ hội cuối cùng bằng cách gửi đến
chính Con Một của mình. Nhưng người Con nầy cũng bị chung một số phận như những
người đi trước. Những người thợ vườn nho đã tỏ cho thấy điều sâu kín trong tâm
hồn họ: đó là lòng tham lam ngược lại lòng tốt của ông chủ.
16. HỎI.
Chúa Giê su không cho dụ ngôn một kết thúc tốt đẹp?
THƯA: Có chứ, mặc dù dụ ngôn kết thúc bằng một lời kết án
nghiêm khắc đối với những người làm vườn nho, nhưng kết thúc
ấy hứa hẹn một khởi đầu mới. Con của chủ vườn
nho bị giết biểu tượng cho Đức Ki tô được Thiên Chúa Cha sai đến. Chính Ngài trở
thành cây nho mà chúng ta là cành nho (x. Ga 15). Nơi cây nho tốt lành ấy, sẽ
có những cành nho sai trái. Thật vậy với sự nhập thể, Ngài đã kết lại Giao Ước
với Thiên Chúa Cha, điều mà con người không thể làm được. Chúa Giê su khi tự
trao nộp làm giá chuộc cho tất cả mọi người, đã nói lời cuối cùng đầy hi vọng
và giải thoát cho tất cả những người thợ làm vườn nho trong dụ ngôn, cho cả những
người đã giết chết Ngài. Tình yêu của Thiên Chúa đối với vườn nho của Ngài đã đạt
đến cao điểm ấy. Vì thế, cái kết tốt đẹp là tình yêu và ơn cứu độ cho tất cả mọi
người.
Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông