Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Phục Sinh

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN THỨ BA PHỤC SINH

Gn 15,9-17

 

“ Anh em hảy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em”

Bo-da-gat-tung-giot-mo-hoi-de-con-duoc-an-hoc_Tin180_com_002.jpgĐoạn Tin Mừng Gn 15,9-17 nằm trong diễn từ cuối cùng của Chúa Giêsu, trước khi Ngài lên Giêrusalem chịu khổ nạn. Tiểu đoạn này tiếp nối nội dung về cây nho và cành nho, sự tháp nhập trong Chúa Giê su để đón nhận ân sủng, để sinh hoa trái. Gn 15,9-17 chuyển hướng đến đề tài “ tình yêu” giữa Chúa Cha, Đức Giêsu và các môn đệ [1]. Chúa Giêsu gởi gấm thông điệp cho các môn đệ, những người theo Ngài “ Hãy yêu thương người khác như Thầy đã yêu thương anh em”. Chúa Giêsu đưa ra một kiểu mẫu của tình yêu và muốn tất cả mọi người phải thực thi: yêu như Ngài đã yêu.

Eros, philia, và  agape là các khái niệm về tình yêu thường được người Hy Lạp diễn tả các loại tình yêu. Nhưng khi nói đến tình yêu mà người môn đệ cần hiểu, biết và thực thi, Chúa Giêsu muốn nói đến tình yêu agapê người môn đệ của Ngài cần phải sống.

Agapê:là loại tình yêu vượt qua cái tôi ích kỷ để đi đến người khác. Tình yêu đòi hỏi một sự từ bỏ, sẵn sàng hy sinh vì người khác. Triết lý về bản chất tình yêu đưa chúng ta đến niềm tin, hiểu được tình yêu mà Chúa Giêsu đã sống và dạy trong Thánh Kinh: tình yêu tự hạ và dâng hiến. Trong khi đó, kiểu loại tình yêu eros không thuộc về Kitô giáo, đặc biệt thuộc văn hóa Hy lạp, là tình yêu tự cao và ham muốn.  Agapê là tình yêu vô vị lợi, tự do và dựa trên sự tín nhiệm, không căn cứ trên sự hợp tính nhau. [2] Người Kitô hữu thương mến nhau không chỉ là bạn hữu, nhưng còn là chi thể, là anh em trong Chúa Kitô. Tình yêu này phổ quát, vì mọi người là chi thể của Chúa Kitô. Như vậy phải có yếu tố mến Chúa như là lý lẽ tối hậu của lòng yêu người. Người Kitô hữu nhìn thấy Chúa trong con người anh em. Vậy đối tượng của đức mến là Thiên Chúa và anh em là tạo vật của người. Agapê không nằm trong sự chiếm hữu mà là sự cho đi. Thiên Chúa là tình yêu cho đi một cách trọn vẹn nhất. Tình yêu Agapê xuất phát từ Thiên Chúa, nó không đòi hỏi một sự đáp đền, Agapê là tình yêu dâng hiến hòan tòan và trọn vẹn cho tha nhân, tình yêu vô vị lợi. Chính tình yêu này (Agapê) đã làm cho Chúa Giêsu chịu chết trên thập tự giá để mang lại ơn cứu độ cho con người: “ không có tình yêu thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”( Ga 15, 13).

Ngày hôm nay, con người bị chao đảo trong nhiều “dáng vẻ” của tình yêu trong đời sống hàng ngày. Tình yêu bị xăm xoi, bị bào mòn, bị đục khoét, bị giẫm đạp bởi những mảng tối của vụ lợi, của điều kiện. Tình yêu được phân cấp theo cách thức họ suy nghĩ. Tình yêu đi kèm điều kiện “ nếu, vì”, thỏa mãn nhu cầu người trẻ mong muốn. Loại tình yêu nếu ( IF kind of love)  Tình yêu vì ( BECAUSE OF kind of love), hoặc nói theo tâm lý triết học chia tình yêu, bác ái theo các dạng “ tình yêu đổi chác”, “ tình yêu ngân hàng”... Đó là các dạng thức của tình yêu vị kỷ, không mở ra với người khác, không dám chấp nhận tiêu hao chính mình để người khác được hạnh phúc.

Sống mỗi ngày và chạm mặt với những thách đố làm chứng cho Tin Mừng, chúng ta có dám can đảm để sống trọn vẹn cho một tình yêu hy hiến như Thầy mình đã sống? Có đủ mạnh mẽ để người khác được lớn lên, còn mình nhỏ bé lại? Biết tha thứ, biết cho đi, biết quên mình… để sống với hạnh phúc của tha nhân? Thật không dễ chút nào khi chúng ta bị lôi vào nhịp của thế giới bị tục hóa, chỉ biết đến vật chất mà lãng quên giá trị tinh thần. Chúng ta bị phân tâm bởi những kiểu yêu “giả tạo”, bóng bẩy mà không có chiều sâu.

Mẹ Têrêsa Calcutta đã nói “Chúng ta phải biết rằng chúng ta được tạo dựng nên vì những điều lớn hơn, chứ không chỉ là một con số nơi thế giới, chứ không chỉ để đi học lấy bằng cấp hay chứng chỉ này nọ, cho công việc này hay công việc kia. Chúng ta được tạo dựng để yêu và được yêu.” hoặc “ Cứ mỗi lần bất kỳ ai tiếp xúc với chúng ta, họ phải trở nên những người khác hẳn và tốt đẹp hơn, bởi vì họ đã gặp được chúng ta. Chúng ta phải chiếu rọi ra tình yêu của Thiên Chúa.” … “ Tình yêu cao độ không tính toán, nó chỉ cho đi mà thôi.”

“ Lạy Chúa, xin dạy con biết yêu thương,

Một tình yêu với dáng vẻ nhẹ nhàng,

Nhưng lại có sức làm biến đổi anh chị em con.

Một tình yêu đơn sơ, không màu mè, hoa lá,

Nhưng lại là bức tranh đẹp trong mỗi nhịp đời con đang sống.

Một tình yêu chỉ biết sự chân thật, cao quý

Biết gạt bỏ đi những ngụy trang giả tạo,

Không biết kiếm tìm những lợi ích bản thân,

Nhưng hoàn toàn qui hướng về tha nhân,

Để Chúa được tỏa sáng nơi những người con gặp gỡ

 

Nt Têrêsa Ngọc Lễ, Đa Minh Thánh Tâm

 



[1] .x. LÊ MINH THÔNG, Tình yêu và tình bạn trong Ga 15,9-17; tr.32-33

[2] Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI - Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh_Tân Quang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Tuần VII Phục Sinh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh_ Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM A-Mục tử tốt lành. Lm Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM A- MỤC TỬ VÀ CỬA CHUỒNG CHIÊN.Nt. Maria Lê Hương
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM A- Mục tử thật - mục tử giả. Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
     NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH
     MỜI ÔNG Ở LẠI VỚI CHÚNG TÔI
     EMMAUS
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN III PHỤC SINH NĂM A.
     GẶP GỠ CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. Lm Phaolô Nguyễn Văn Đông
     THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN II PHỤC SINH NĂM A-THUỘC VỀ TRỜI CAO. Lm. Đaminh Nguyễn Thành Tiến