THỨ BẢY
TUẦN THỨ XXIII TN A:
TẠI SAO ANH EM GỌI THÀY: LẠY CHÚA LẠY CHÚA!
MÀ ANH EM KHÔNG LÀM ĐIỀU THÀY DẠY?
Câu
hỏi ngày xưa Chúa đặt ra cho các môn đệ cũng là câu hỏi Chúa Giêsu đặt ra cho
chúng ta hôm nay. Thực tế cho thấy một số quốc gia tại Châu Âu như Pháp, Tân
Ban Nha là những quốc gia Công Giáo lâu đời hầu như toàn tòng, vậy mà ngày nay
con số những người còn thực hành đạo thường xuyên chỉ còn là số ít, còn đa số
những người khác chỉ có tên khi rửa tội, nhưng rất hiếm khi họ đến nhà thờ. Người
ta dự đoán tình trạng này sẽ lan đến các quốc gia khác ở Châu Á như Philippine
hoặc Việt Nam khi đời sống kinh tế xã hội gia tăng.
Giải
thích cho tình trạng này, những nhà nghiên cứu đưa ra rất nhiều lý do, trong những
lý do đó, phải kể đến lối sống hưởng thụ, chạy theo vật chất, đã làm cho con
người xa rời niềm tin tôn giáo như thế. Chúng ta không thể phủ nhận rằng xã hội
càng phát triển thì nhu cầu của con người càng tăng, những nhu cầu hưởng thụ,
tiện nghi, tiêu xài như một lực hút vô hình kéo con người chúng ta vào vòng
xoáy của nó. Người ta chỉ còn tìm những cái lợi trước mắt, làm những gì có tiền
nhiều và có ngay, để đáp ứng cho nhu cầu tiều dùng. Chính vì thế các mục tiêu
tôn giáo như là hạnh phúc đời đời, Nước Trời, bị những người này xếp vào hành
thứ yếu, việc tôn thờ Thiên Chúa, đến nhà thờ dâng lễ, việc đọc kinh cầu nguyện
không còn phải là mối quan tâm của họ.
Đàng
sau đó, chủ nghĩa duy vật cũng là một nguyên nhân quan trọng, nó tách con người
ra khỏi Thiên Chúa, hay đúng hơn nó loại trừ Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của
con người. Nhiều người đã tìm kiếm chỗ dựa là tiền bạc danh vọng, họ cho rằng
có tiền là giải quyết được tất cả, của cải vật chất là trên hết. Tuy nhiên họ
quên rằng tiền bạc không thể mua được hạnh phúc gia đình và càng không thể đem đến hạnh phúc Nước Trời được.
Nhưng
có lẽ nguyên nhân sâu xa hơn của tình trạng mất gốc tôn giáo, giữ đạo theo cái
vỏ bề ngoài mà không có tâm tình yêu mến thực sự bên trong là do nền tảng đạo đức
của đời sống gia đình bị lung lay, hoặc đúng hơn là nhiều gia đình đã đánh mất
nền tảng đạo đức của một gia đình Công Giáo. Có lẽ vì thế Chúa Giêsu đã nhấn mạnh:
Không có cây nào tốt mà lại sinh trái sâu, cũng chẳng có cây nào sâu mà lại
sinh trái tốt. Xem quả biết cây. Không ai hái được trái vả nơi bụi gai, cũng không
thể hái được trái nho nơi bụi rậm. Với những câu thành ngữ hết sức thông dụng
và dễ hiểu này, Chúa Giêsu cho thấy mối liên hệ giữa quả và cây. Như vậy nguyên
nhân sâu xa của việc xuống cấp trong đời sống đạo đức, bỏ bê việc thờ phượng
Chúa vẫn là từ nơi gia đình.
Một
gia đình cha mẹ không biết cầu nguyện, thì không thể dạy con cầu nguyện. Gia
đình cha mẹ không thường xuyên tham dự thánh lễ, tham gia các công tác tông đồ,
đọc kinh sớm tối, thì con cái sẽ không biết đến nhà thờ, không biết đọc kinh.
Thực tế nhiều cha mẹ không chỉ khô khan lười biếng, mà còn có đời sống không tốt
đẹp, có những việc làm mờ ám gian dối, trở thành gương xấu cho con cái. Cha mẹ
gian dối thì không thể dạy con sống ngay thẳng thật thà, cha mẹ hung dữ thì
không thể dạy con sống hiền lành, cha mẹ hay cãi vã chửi bới nhau thì không thể
có được những đứa con hiền hòa và biết tha thứ. Vì rau nào sâu nấy, cây nào quả
nấy. Chỉ có người tốt thì mới có thể lấy
cái tốt từ lòng mình ra được, còn người xấu thì chỉ có thể lấy cái xấu ra mà
thôi.
Để
khắc phục tình trạng mất gốc, xuống cấp của gia đình và của mỗi người, Chúa
Giêsu chỉ cho chúng ta cách sửa chữa gia cố lại nền móng cho gia đình và cho bản
thân. Hãy xây dựng gia đình mình bằng những vật liệu tốt và thi công có chất lượng,
hãy đổ bê tông cho nền móng gia đình bằng Lời của Chúa, đừng rút ruột công
trình, cũng đừng thay bằng bê tông cốt tre, mà hãy đổ móng cho gia đình của mình
bằng thứ bê tông đặc biệt là Lời Chúa và các Bí tích, bằng các việc đạo đức mỗi
ngày. Đó là thứ bê tông chịu lực và chịu được cả những sóng gió của cuộc sống.
Cuộc
sống thường ngày của mỗi người mỗi gia đình đều bị những con sóng của thời
gian, cơn lũ của lối sống hưởng thụ vất chất uy hiếp, nhưng nếu cha mẹ là những
làm chủ gia đình biết xây dựng nền tảng gia đình mình bằng những vật liệu Chúa
chỉ dạy hôm nay, hạnh phúc của gia đình sẽ được bảo vệ an toàn. Hãy bắt đầu từ
cha mẹ, can đảm nhìn lại tình trạng gia đình, vợ chồng, con cái của mình, đừng
vội kêu ca than trách, nhưng cần nhận ra trách nhiệm của mình đã làm tốt hoặc
chưa làm tốt việc xây dựng và bảo vệ hạnh phúc cũng như nền tảng đạo đức cho
gia đình, để rồi can đảm khắc phục sửa chữa. Hãy đem Lời Chúa vào gia đình của
mình qua việc siêng năng tham dự thánh lễ mỗi ngày, lắng nghe Lời Chúa; Hãy đem
Lời Chúa vào gia đình qua các giờ kinh tối sớm và hãy tuân theo Lời Chúa nhắc bảo
qua giới răn lề luật của ngài.
Hãy
trang hoàng cho gia đình mình không chỉ là những đồ đạc đắt tiền, mà hãy trang
bị cho cả nhà bằng tình yêu thương, bằng sự cảm thông tha thứ và nhất là hãy tập
cho nhau biết quan tâm đến người bên cạnh, biết nghĩ đến người khác trước khi
nghĩ tới quyền lợi bản thân và hãy tập cho nhau biết mở rộng tay để chia sẻ và
cho đi. Để trở thành một thói quen tốt, cần phải được thường xuyên lặp lại,
cũng vậy việc thực hành đời sống đạo và các việc lành việc yêu thương chia sẻ,
cần phải được thực hiện liên tục mỗi ngày, nó mới có thể trở thành những thói
quen tốt được.
Còn
đối với các bạn trẻ, chúng ta là những người biết Chúa, tin Chúa, yêu Chúa,
chúng ta đừng ngại làm việc tốt, đừng ngại tỏ cho mọi người biết về niềm tin và
niềm vui cứu độ mà chúng ta đã được. Hãy cho mọi người thấy mình là những người
Công giáo thực sự và chuyên chăm, chuyên chăm trong đời sống đạo, chuyên chăm
trong công việc, chuyên chăm để sống yêu thương chia sẻ, nhân ái giữa một xã hội
bạo lực, bất công này.
Mỗi
người, mỗi gia đình cố gắng sống tốt như thế, là chúng ta làm cho nền móng hạnh
phúc của chúng ta ngày càng vững chắc hơn. Xin Chúa trợ giúp cho quyết tâm của
chúng ta. Amen