THỨ NĂM TUẦN XI THƯỜNG
NIÊN
LỜI KINH LẠY CHA
LỜI CHÚA: Mt 6, 7-15
(7)
"Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói
nhiều là được nhậm lời. (8) Ðừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết
rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.
(9)
"Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Ðấng
ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, (10) triều đại
Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. (11) Xin
Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày; (12) xin tha tội cho
chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con; (13)
xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. (14)
"Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng
sẽ tha thứ cho anh em. (15) Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người
ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.
SUY NIỆM
Là
Kitô hữu, ai trong chúng ta cũng thuộc nằm lòng Kinh Lạy Cha. Một ngày sống
chúng ta có nhiều dịp để đọc lời kinh mà chính Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ cầu
nguyện. Chúng ta đọc trong thánh lễ, trước mỗi bữa ăn, khi khấn nguyện cho bản
thân hay cho những công việc chung. Thậm chí các bà mẹ còn dạy các em nhỏ khi bập
bẹ biết nói lời kinh này. Nhiều em bé đọc lời kinh với thái độ hồn nhiên, thật
đẹp.
Tuy
nhiên từ lời đọc thuộc lòng đến thực hiện lời kinh ấy quả không dễ dàng. Khi
các Tông đồ không biết phải cầu nguyện thế nào. Chúa Giêsu đã dựa vào kinh nghiệm
của Ngài kết hợp với Thiên Chúa Cha mà Phúc âm vẫn thường ghi lại, sáng sớm
tinh sương hay chiều tối. Chúa Giêsu thường lui vào nơi thanh vắng để cầu nguyện.
Các
nhà tu đức cho rằng “Bước vào đời sống cầu nguyện là bước vào cuộc chiến đấu”.
Có người cầu nguyện thật nhiều. Nhưng vẫn cảm thấy trống rỗng như Chúa chẳng
nghe lời, rồi chán nản, bỏ cầu nguyện, thậm chí bỏ nhà thờ, vẫn nghĩ rằng cầu
nguyện như một dịch vụ “xin cho”. Được
thì tin, không thì thôi.
Hôm
nay, trong Bài Tin Mừng Chúa Giêsu đã nói rõ : "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng:
cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh
em cần gì, trước khi anh em cầu xin. Vậy,
anh em hãy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,xin
làm cho danh thánh Cha vinh hiển”, (Mt 6, 7-9).
Kinh
Lạy Cha mà Chúa Giêsu để lại là một mạc khải về Chúa Cha. Thiên Chúa của chúng
ta không là Thiên Chúa xa vời hay nghiêm nghị, nhưng là Thiên Chúa gần gũi,
thân mật đến độ chúng ta có thể gọi Ngài là Cha với tất cả trìu mến như một em
bé gọi cha mình.
Tỏ
lộ cho cho chúng ta một Thiên Chúa như người cha yêu thương, Chúa Giêsu cũng tỏ
lộ chính chúng ta là ai. Phẩm giá của con người chính là được làm con Thiên
Chúa, và bởi vì là con của cùng một cha, nên chúng ta là anh em với nhau. Tình
Cha con (chiều dọc) và tình em (chiều ngang) được Chúa Giêsu mạc khải cách hài
hòa qua kinh lạy Cha.
Đặc
biệt trong mối tương quan chiều ngang đối với anh em. Chúa Giêsu đã đặc biệt nhấn
mạnh trong lời kinh: “xin tha tội cho
chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con”. Mt
6, 12).
Khi
chúng ta có lỗi với Chúa. Chúng ta thường đến với Bí tích Hòa Giải để xin ơn
tha thứ. Thế nhưng, khi chúng ta có lỗi với anh em, hay anh em xúc phạm đến
mình, chúng ta khó có thể tha thứ. Cũng chính vì thế mã xã hội hôm nay hận thù
gia tăng, đưa đến tình trạng trả thù, giết người. Trong gia đình, vợ chồng
không thể tha thứ cho nhau đưa đến tình trạng đổ vỡ, ly thân ly dị. Anh chị em
ruột không thể tha thứ cho nhau, coi nhau như người dưng nước lã.
Do
vậy, Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ, nhưng Ngài không tha cho những ai không biết
tha thứ : “Sao ngươi chẳng bạn ngươi như
Ta đã thương ngươi?”. Bởi thế, tha thứ không còn là hành vi tự nguyện, mà
là điều kiện bắt buộc. Đó cũng làm phẩm tính của Kitô hữu con một Cha trên trời.
Lạy
Chúa, xin cho mỗi lần đọc lên lời kinh Lạy Cha nhắc nhở cho chúng con về lòng
nhân từ của Thiên Chúa, đồng thời nhắc nhở cho chúng con đều kiện để hưởng sự
tha thứ: càng tha thứ cho người khác, chúng con càng được Chúa thứ tha.
Lm
GioanB Lại Anh Tuấn