Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Chay

Thứ Bảy tuần III  mùa chay

LẠY CHÚA XIN THƯƠNG XÓT CON

Phúc Âm: Lc 18, 9-14

imagesCAKTEG0J.jpg"Người thu thuế ra về được khỏi tội".

Khi ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những người hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ khác: "Có hai người lên đền thờ cầu nguyện, một người biệt phái, một người thu thuế. Người biệt phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: "tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi". Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà nguyện rằng: "Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội". Ta bảo các ngươi: người này ra về được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống; và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên".

Phụng vụ lời Chúa hôm nay nói về dụ ngôn hai người biệt phái và thu thuế cùng lên đền thờ để cầu nguyện. Hai thái độ khác nhau của việc cầu nguyện. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tính cách của cả hai người và tìm ra bài học để áp dụng cho việc cầu nguyện mang lại nhiều hiệu quả và nhiều điều ích lợi trong khi cầu nguyện.

1. Nhóm biệt phái được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong kinh thánh, vì họ sống tách biệt với mọi người nên gọi là biệt phái, biệt phái cũng có nhiều dạng nhiều nhóm: dạng thứ nhất là nhóm trí thức, họ có học, có bằng cấp, nên họ được người đời gọi là thầy. Dạng thứ hai là nhóm có học, nhưng học không đến nơi đến chốn, không đỗ đạt. Hai nhóm biệt phái trên họ đều có quyền xét xử trên dân địa phương của họ. Dạng thứ ba là nhóm nhiều tiền bạc của cải, họ dùng tiền để mua chức vị này. Điểm đặc trưng của cả ba nhóm này là cách sống hình thức bề ngoài của họ, nên họ thường bị Chúa Giêsu phê phán. Khi Chúa đi rao giảng Tin Mừng, Ngài thường bị nhóm biệt phái này bắt bẻ chỉ trích, gài bẫy để tìm cách triệt hạ Chúa.

2. Người làm nghề thu thuế được xem là một dạng tiếp tay cộng tác với đế quốc Rôma thời đó. Những người làm nghề này họ được hưởng lợi tức cao, (trường hợp ông Gia-kêu là người rất giàu có) (Lc 19, 1-10) chắc hẳn trong nghề nghiệp họ không tránh được sự gian lận lạm thu, nên dạng thu thuế thường bị dân chúng khinh thường ghét bỏ. Đối với người Do-thái, họ là những tấm gương mù gương xấu cần phải xa lánh.

Dưới cái nhìn của nhóm biệt phái họ xem thường khinh bỉ những người làm nghề thu thuế. Trong trường hợp khi Chúa kêu gọi ông Lêvi (Matthêô). Khi thấy Chúa Giêsu ngồi dùng bữa với người thu thuế và tội lỗi, nhóm luật sĩ và biệt phái nói: “sao Thầy các ông lại ngồi ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi” (Mc 2, 15-16). Cho nên thái độ của người biệt phái hôm nay vào đền thờ cầu nguyện, chợt  nhìn thấy người thu thuế đứng xa xa, người biệt phái không ngần ngại liền đem người thu thuế này để so sánh, một thái độ tự kiêu và tỏ vẻ khinh bỉ người thu thuế ra mặt.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta thấy rõ thái độ và cung cách của hai người khi vào trong đền thờ để cầu nguyện, hai thái độ cung cách khác biệt nhau:

BIỆT PHÁI

THU THUẾ

Đứng thẳng

Đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực

Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình

hay là như tên thu thuế kia

tôi ăn chay mỗi tuần hai lần, và dâng một phần mười tất cả các hoa lợi của tôi

Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội

CHÚA ĐỊNH LƯỢNG

còn người kia thì không

người này ra về được khỏi tội

VÀ DẠY CHÚNG TA

tất cả những ai tự nâng mình lên, sẽ bị hạ xuống

và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên

- Người biệt phái tự hào cho mình là người công chính. Nhìn vào bảng đối chiếu nơi người biệt phái quả là lắm lời, kể công, điều nguy hiểm hơn cả lại là đem người khác để so sánh. Trước nhan Thiên Chúa chúng ta không cần phải kể công, vì chính Chúa sẽ thấu suốt mọi điều chúng ta làm, và Ngài sẽ dành phần phưởng mà chính Ngài sẽ thưởng công cho chúng ta, sự huênh hoang tự hào tự đắc dễ dẫn chúng ta đi vào sự soi mói phán xét kẻ khác, mà việc đó chỉ dành riêng cho Thiên Chúa, con người chúng ta không có quyền phán xét ai. “sao anh thấy cái rác trong mắt anh em, mà cái xà trong mắt của mình lại không để ý tới” (Mt 7, 3)

- Người thu thuế biết mình là kẻ tội lỗi, ông không dám đến gần với Chúa và nhìn thẳng lên Chúa. Ông lặng lẽ cúi đầu đấm ngực và thưa với Chúa: Lạy Chúa, xin thương xót con là kẻ có tội”.

Kết quả Chúa Giêsu đã khẳng định người thu thuế này sẽ được tha thứ, còn người kia thì không.

Thánh Phaolô trong thư gởi tín hữu Rôma, ngài đã viết: “đừng đi quá mức khi đánh giá mình” (Rm 12, 3b). Cuộc sống ngày nay đang vướng vào một căn bệnh thời đại, gọi là bệnh thành tích. Những bản báo cáo cuối năm, thường được nêu lên những kết quả thành công mỹ mãn, vượt kế hoạch chi tiêu đề ra.

Chúng ta đang sống trong mùa chay, mùa phụng vụ Giáo Hội mời gọi mỗi người hãy thật lòng ăn năn những lỗi lầm sai phạm, để trở về nhận lấy tấm lòng thương yêu của Chúa cho chúng ta. Hãy mang lấy thái độ và tâm tình của người thu thuế để đến với Chúa. Chỉ khi nào chúng ta mặc lấy tâm tình khiêm nhường và thật lòng ăn năn sám hối để đến với Chúa, Chúa sẽ rộng lượng tha thứ những tội lỗi cho chúng ta. Vì tính tự mãn kiêu căng sẽ bị triệt hạ, sự từ tốn khiêm nhường sẽ được Thiên Chúa nâng cao.

Trong nghi thức sám hối mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ, mỗi người đều thú nhận trước nhan thánh Chúa đọc kinh cáo mình, với ba lần đấm ngực của chính mình: “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng”, Hội Thánh dạy chúng ta về đức khiêm nhường mỗi khi chúng ta cử hành mầu nhiệm thánh.

Xin Chúa giúp chúng con biết sống trong tinh thần khiêm tốn. Đặc biệt trong mùa chay thánh mỗi người chúng con biết hồi tâm nhìn lại những lỗi lầm của chính mình, để xứng đáng lãnh nhận ơn thánh Chúa qua bí tích hòa giải. Amen.

 

                                                                           Ban truyền giáo Hạt Xuân Lộc

                                                                           Lm Jos Trần Quốc Thắng

 

 

 

 

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh _Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần Thánh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần Thánh_Lm Giuse Mai Văn Điệp, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần Thánh Năm C_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP

Các bài viết cũ hơn
     Thứ Sáu tuần III Mùa Chay: LỄ DÂNG MONG ĐỢI. Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, ĐMTT
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ NĂM TUẦN III MÙA CHAY. Nt. Mai Đệ Liên
     Suy niệm Lời Chúa thứ tư tuần III Mùa Chay: NGƯỜI GIỮ LUẬT. Nữ Tỳ Thánh Thể.
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN III MÙA CHAY: THA THỨ. Nt. Anh Thư
     Suy niệm Tin Mừng thứ 2 tuần III Mùa Chay: "Số đông không phải là chân lý". Minh Thùy
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C. Nhiều tác giả
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III MÙA CHAY NĂM C. Lm. Phaolo Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN II MÙA CHAY C. Lm D.Nam
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU II MÙA CHAY NĂM C. Minh Tứ
     SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN II MÙA CHAY NĂM C: Người Làm đầu là người phục vụ