Trang Chủ > Truyền Giáo > Văn Kiện

TÌM HIỂU TÔNG HUẤN NIỀM VUI TIN MỪNG

 hình tông huấn niềm vui tin mừng.jpg

Ban soạn thảo Tài liệu của Hội đồng Mục vụ Giáo phận Phú Cường

06/01/2015

LỜI  NGỎ

Năm Mục Vụ 2014 - 2015 là năm cuối cùng trong chương trình ba năm mục vụ, nhằm cử hành Năm Thánh (2015 - 2016) mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo phận Phú Cường:

Năm 2012-2013:      Mầu nhiệm Giáo hội.

Năm 2013 - 2014:    Hiệp thông Giáo hội.

Năm 2014 - 2015:    Sứ vụ của Giáo hội.

Vì thế, Đức Cha Giuse, Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chọn Tông huấn “Niềm Tin Mừng” làm tài liệu học hỏi và sinh hoạt trong năm Mục vụ “Sứ vụ của Giáo hội” cho toàn Giáo phận.

Tập bài “Tìm hiểu Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng” được soạn thảo, nhằm giúp chúng ta tiến sâu vào nội dung của Tông huấn.

 

Ban soạn thảo Tài  liệu của Hội đồng Mục vụ Giáo phận Phú Cường

 TÌM HIỂU TỔNG QUÁT TÔNG HUẤN NIỀM VUI TIN MỪNG

DÀN BÀI:

1.   Đôi lời giới thiệu Tông huấn của Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella.

2.   Bản tóm lược Tông Huấn của Linh mục Bruno Cadart.

3.   Vấn tâm từ Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng.

PHẦN I:

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÔNG HUẤN NIỀM VUI TIN MỪNG

 1.   Tông huấn Niềm vui Tin Mừng là kết quả của Thượng hội đồng Giám mục về “Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”, diễn ra từ ngày 07 đến 28 tháng 10 năm 2012.

Bản Tông huấn dầy 222 trang, với dàn bài như sau:

-         Phần giới thiệu

-         Chương 1: Giáo hội trở thành Giảo hội truyền giáo.

-         Chương 2: Khủng hoảng của sự dấn thân cộng đoàn.

-         Chương 3: Công cuộc loan báo Tin Mừng.

-         Chương 4: Chiều kích xã hội của việc truyền giáo.

-         Chương 5: Những nhà truyền giáo đầy Chúa Thánh Thần.

2.   Tông huấn là một bản văn xoay quanh chủ đề: Niềm vui Kitô giáo là niềm vui giúp Giáo hội tái khám phá ngọn nguồn của việc loan báo Tin Mừng trong thế giới hiện nay.

Tông huấn được coi như tấm bản đồ và bản chỉ dẫn cho sứ vụ mục vụ của Giáo hội. Đức Thánh Cha khơi lên lòng can đảm và thúc đẩy chúng ta nhìn về phía trước cho dù nhiều khủng hoảng đang bao quanh mình. Ngài đưa ra lời mời gọi: hãy nắm bắt lấy thời điểm ẩn sủng hiện nay của Giáo hội, để đón nhận một giai đoạn mới trong hành trình truyền giáo, bằng lòng tin, niềm xác tín và sự nhiệt thành.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến vị thế trung tâm của Chúa Giêsu Kitô, nhà truyên giáo đầu tiên, Đấng hôm nay đang kêu gọi từng người và mọi người chúng ta tham gia vào công cuộc cứu độ của Ngài. Ngài cũng khẳng định rằng, hoạt động truyền giáo của Giáo hội là mô hình cho mọi nỗ lực của Giáo hội; Vì thế, cần phải nắm bắt thời điểm thuận lợi để nhận thức và sống “giai đoạn mới” của công cuộc Loan báo Tin Mừng này.

3. Hoạt động truyền giáo này được trình bày thành hai chủ đề làm nên nét cơ bản của Tông huấn: - một mặt, Đức Thánh Cha đề cập đến các Giáo hội địa phương, với những thách đố, những cơ hội đặc trưng văn hóa của mình, họ đã làm nổi bật những sắc thái riêng của họ trong cuộc Tân Phúc Âm hóa; - mặt khác, Ngài cũng đưa ra một mẫu số chung để toàn thể Giáo hội và các nhà truyền giáo có thể khám phá một phương pháp chung phát xuất từ niềm xác tín rằng, Phúc Ầm hóa bao giờ cũng mang tính tham gia, chia sẻ và  bao giờ chấp nhận tình trạng riêng rẽ.

Bảy điểm sau đây, tập hợp trong năm chương của Tông huấn, tạo thành những trụ cột cơ bản trong quan điểm của Đức Thánh Cha về công cuộc Tân Phúc Âm hóa:

            1) Cải cách Giáo hội hướng vào việc truyền giáo,

            2) Những cám dỗ của những người làm việc mục vụ,

            3) Giáo hội được hiếu như toàn thể Dân Chúa truyền giáo,

            4) Giảng lễ và dọn bài giảng,

            5) Hòa nhập người nghèo với xã hội,

            6) Hòa bình và đối thoại trong xã hội,

            7) Những động lực tinh thần cho hoạt động truyền giáo của Giáo hội.

Chất xúc tác và liên kết các chủ đề này với nhau là lòng thương xót của Thiên Chúa.

4.Văn phong của Tông huấn này thật rõ ràng và trực tiếp,  hoa mỹ, cũng chăng hàm ngụ. Đức Thánh Cha đi thẳng vào những vấn đề của con người hiện nay, những vấn đề đòi hỏi Giáo hội cần phải đổi mới chương trình và thực hành mục vụ theo hướng Tân Phúc Âm hóa. Đó là: Phúc Âm phải đến với mọi người, không loại trừ ai. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, một số dạng người cần được ưu tiên hơn như: người nghèo, người bệnh và người bị khinh thường và quên bỏ.

PHẦN II:

BẢN TÓM LƯỢC TÔNG HUẤN

MỞ ĐẦU TÔNG HUẤN

1. Mọi người bước vào một giai đoạn mới của công cuộc Phúc Âm hóa ghi đậm niềm vui của Tin Mừng và vạch ra những con đường cho hành trình của Giáo hội trong những năm sắp tới.

I. MỘT NIỀM VUI LUÔN MỚI MẺ VÀ ĐƯỢC THÔNG TRUYỀN

2. Nguy cơ nỗi buồn cá nhân.

3. Tôi mời gọi mọi Kitô hữu, ngay lúc này hãy đổi mới cuộc gặp gỡ cá nhân của mình với Chúa Giêsu Kitô, Đấng  bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi tha thứ.

4. Các sách Cựu Ước đã công bố niềm vui cứu độ.

5. Tin Mừng tỏa sáng vinh quang thập giá Chúa Kitô, luôn mời gọi là đón nhận niềm vui và sách Công vụ Tông đồ minh chứng niềm vui của các Tông đồ.

6. Cho dù đời sống có gặp rất nhiều khó khăn, thì các Kitô hữu cũng không thể mang vẻ mặt Mùa Chay mà  có Phục Sinh.

7. Một niềm vui  đến từ xã hội kỹ thuật, nhưng từ cuộc gặp gỡ với con người Đức Giêsu Kitô.

8. Cuộc gặp gỡ với tình yêu Thiên Chúa sẽ giải thoát chúng ta khỏi tâm trạng cô lập và thái độ chỉ quy hướng về mình, đồng thời giúp ta trở nên con người trọn vẹn hơn.

II. NIỀM VUI PHÚC ÂM HÓA DỊU NGỌT VÀ PHẤN KHÍCH

9. Điều thiện hảo phải luôn được thông truyền... “Khốn thân tôi, nếu tôi không loan báo Tin Mừng!”

10. Tìm lại niềm vui dịu ngọt và phấn khích khi loan báo Mừng, cho dù phải gieo trong nước mắt.

11. Đức Giêsu Kitô cũng có thể phá đổ những sơ đồ nhàm mà ta muốn giam hãm Ngài trong đó, và Ngài luôn gây sững sờ cho ta với sức sáng tạo thần linh liên tục của Ngài.

12. Một công cuộc Phúc Âm hóa  phải là công trình của ta, nhưng là công trình của Đức Kitô.

13. Niềm vui loan báo Tin Mừng là niềm vui của người tín có sức “gây tưởng nhớ” và làm nên Thánh Thể.

III. TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỂ THÔNG TRUYỀN ĐỨC TIN

14. Thượng hội đồng các Giám mục về đề tài Tân Phúc Âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo từ ngày 07 đến 28 tháng mười năm 2012, đã đề xuất ba lãnh vực Phúc Âm hóa, không bằng chiêu dụ cách cuồng tín, nhưng nhờ sức thu hút: mục vụ thông thường, mục vụ cho những người đã chịu Phép Rửa nhưng không sống đòi hỏi của bí tích này, loan báo Tin Mừng cho những người không biết Đức Giêsu Kitô.

15. “Chúng ta không thể thụ động và thản nhiên ngồi chờ đợi trong các nhà thờ của mình”. Cần phải vượt qua từ “một mục vụ đơn thuần chỉ mang tính bảo trì đến một mục vụ truyền giáo thật sự”.

Các đề nghị và giới hạn của Tông thư này.

16. Thu nhận kết quả phong phú công việc của Thượng Hội đồng và sau khi tham vấn nhiều người khác, tôi bầy tỏ những quan tâm riêng của mình trong lúc này về công việc loan báo Tin Mừng của Giáo hội, mà không đưa ra một lời nói cuối cùng của huấn quyền Giáo hoàng, vì cảm thấy cần phải phát triển một “sự tản quyền” bổ ích.

17. Trình bày một số đường hướng giúp khích lệ và định hướng trong một giai đoạn mới của công cuộc Phúc Âm hóa, đầy nhiệt tình và năng động, bằng cách dừng lại lâu hơn trên 7 vấn đề sau:

1) Cải tổ Giáo hội trong việc “ra đi” truyền giáo,

2) Các cảm dỗ của những người hoạt động mục vụ,

3) Giáo hội được hiểu như toàn thế Dân Chúa truyền giáo,

4) Bài giảng lễ về việc chuẩn bị,

5) Việc hòa nhập vào xã hội của người nghèo,

6) Hòa bình và đối thoại trong xã hội,

7) Các động cơ thiêng liêng cho công tác truyền giáo.

18. Một triển khai có thể được coi là thái quá, không phải để cống hiến một khảo luận, nhưng để minh chứng hệ lụy thực tiễn quan trọng của các vấn đề này đối với phong cách loan báo Tin Mừng được xác định trong mọi hoạt động.

CHƯƠNG I:

SỰ BIẾN ĐỔI TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI

19. Vâng theo mệnh lệnh truyền giáo của Đức Giêsu: “Vậy anh em hãy đi! Làm cho muôn dân thành môn đệ...”.

I. MỘT GIÁO HỘI “ĐI RA”

20. Trong Lời Thiên Chúa, luôn xuất hiện động năng “đi ra” này, mà Thiên Chúa muốn khích động nơi các tín hữu. Mọi lời đều được mời gọi phân định những ngoại vi nào cần phải tiếp cận.

21. Niềm vui và quyết tâm truyền giáo của Đức Giêsu và các tông đồ trong sách Công vụ các Tông đồ.

22. Đó là Lời hành động tự do theo cách thức mà ta không dự đoán và nắm bắt được.

23. Sự mật thiết của Giáo hội với Chúa Giêsu là một tương quan mật thiết vận hành và sống động, như mối hiệp thông truyền giáo.

- Đi bước trước, tham dự, đồng hành, mang hoa trái và mừng vui.

24. Một Giáo hội đi đến các ngã ba đường để mời gọi những người bị ruồng bỏ, ban tặng lòng thương xót, rửa chân cho họ, rút ngắn những khoảng cách, chạm đến thân xác đau khổ của Đức Kitô trong người khác, mang lấy “mùi của con chiên”, kiên nhẫn tháp tùng, luôn quan tâm đến kết quả,  mất bình an vì tình trạng cỏ dại, chấp nhận tử đạo, luôn vui tươi mừng rỡ.

II. MỤC VỤ TRONG HOÁN CẢI

25. Tôi hy vọng tất cả các cộng đoàn làm thế nào để sử dụng mọi phương tiện cần thiết để tiến bước trên con đường hoán cải mục vụ và truyền giáo, không tự giới hạn mình vào “một sự quản trị đơn thuần”.

26. Giáo hội được Đức Kitô mời gọi canh tân không ngừng.

- Một cuộc canh tân Giáo hội không thể trì hoãn.

27. Cải tổ, đặt mình trong thái độ luôn “đi ra” để trở thành một con kênh thích hợp cho công cuộc Phúc Âm hóa thế giới hiện nay, hơn là thái độ tự vệ; để tất cả trở nên truyền giáo hơn trong Giáo hội.

28. Để một Giáo xứ lắng nghe Lời Chúa, liên kết với các gia đình và đời sống của dân chúng, không trở thành một cơ chế rườm rà tách biệt khỏi dân chúng, hoặc một nhóm người ưu tuyển chỉ biết đến mình.

29. Các cơ chế khác của Giáo hội, các cộng đoàn cơ bản và các cộng đoàn nhỏ, các phong trào và các hình thức hiệp hội khác, nếu được hòa nhập vào giáo xứ, sẽ trở thành một sự phong phú của Giáo hội mà Thánh Thần luôn khơi dậy.

30. Mỗi Giáo hội địa phương, dưới sự cai quản của Giám Mục, được mời gọi chuyển hướng truyền giáo trong việc liên tục đi ra, hướng đến các ngoại vi của mình, bước vào một tiến trình phân định, thanh luyện và cải tiến một cách cương quyết.

31. Giám mục cần phải thúc đẩy sự hiệp thông truyền giáo bằng cách đi trước, hiện diện ở giữa, nhất là đi sau dân, bởi vì chính đàn chiên có một khứu giác để tìm ra những con đường mới; và bằng cách lắng nghe mọi người và những lời khuyên của họ.

32. Đức Giáo hoàng cũng được mời gọi chuyển hướng trong sứ vụ của mình, cũng như những cơ cấu trung tâm của Hội Thánh toàn cầu, hướng đến một tinh thần tập đoàn rộng lớn hơn, đặc biệt đối với Hội đồng Giám mục mà thẩm quyền cần phải được xác định.

33. Từ bỏ thái độ tự mãn mục vụ: “Chúng tôi vẫn luôn luôn làm như thế”, sống can đảm và sáng tạo, nhưng không hành trình một mình.

III. TỪ TRUNG TÂM CỦA TIN MỪNG

34. Trong một thế giới truyền thông đầy tốc độ, cần thông truyền trọng tâm thiết yếu của Tin Mừng, chớ không phải một sứ điệp bị giản lược thành một giáo huấn luân lý.

35. Không áp đặt nhiều học thuyết, nhưng trình bầy cho mọi người điều cốt yếu và vẻ đẹp của nó.

36. Giới thiệu trọng tâm của Tin Mừng: vẻ đẹp tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, được biếu lộ trong Đức Giêsu Kitô, Đấng chịu chết và sống lại.

37. Theo Thánh Tôma Aquinô và phẩm trật trong giáo huấn luân lý, thì lòng thương xót là nhân đức đầu tiên trong mọi nhân đức.

38. Đừng nói 10 lần về đức tiết độ, mà chỉ nói hai hoặc ba về đức bác ái hay đức công bình.

39. Giới thiệu các nhân đức trong tương quan với nhau, đừng giản lược Tin Mừng thành một thứ luân lý, trước hết mời gọi mọi người đáp lại Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta.

IV. TRUYỀN GIÁO NHẬP THỂ TRONG NHỮNG GIỚI HẠN CỦA CON NGƯỜI

40. Cùng với thánh Tôma Aquinô, nói “không” với một học thuyết đồng nhất buộc mọi người phải theo và  chấp nhận những sắc thái riêng; nói “tán đồng” với một suy tư mở đến các khoa học, được Thánh Thần hòa họp trong sự tôn trọng tình yêu, trong một tự do cao đẹp, để diễn tả rõ hơn kho tàng phong phú của Lời Chúa.

41. Trong một thế giới đang thay đổi, cần hình thành cách mới mẻ kho tàng lưu giữ giáo lý Kitô giáo và  liều lĩnh làm biến dạng sứ điệp, vì đóng khung trong một ngôn ngữ hoàn toàn chính thống.

42. Đức tin không bao giờ là dễ hiểu và luôn mang một sắc thái thập giá; và thái độ loan báo Tin Mừng phải đánh thức sự ưng thuận của con tim bằng sự gần gũi, tình yêu và chứng tá.

43. Giáo hội cũng có thể nhận ra một số thói quen và giới luật là di sản của lịch sử  trực tiếp liên hệ đến trọng tâm của Tin Mừng (x. Thánh Tôma Aquinô).

44. Không làm giảm thiểu giá trị của lý tưởng Tin Mừng, đồng hành với lòng thương xót và kiên nhẫn; không biến đổi tòa giải tội, nơi của lòng thương xót Chúa, thành phòng tra tấn, nâng đỡ những bước nhỏ giữa những giới hạn lớn lao của con người.

45. Thông truyền những chân lý của Tin Mừng trong những giới hạn của ngôn ngữ và hoàn cảnh, không từ bỏ điều thiện hảo nào, không đánh liều làm nhơ đời mình với bùn đường.

V. MỘT NGƯỜI MẸ VỚI TRÁI TIM RỘNG MỞ

46. Giáo hội “đi ra” là một Giáo hội mở rộng cửa để đi ra và để cho người con hoang đàng bước vào khi nó trở về.

47. Hội Thánh được kêu gọi trở thành Nhà Cha, luôn luôn mở rộng cửa, ở đó mọi người có thể là thành phần của cộng đoàn, ở đó cửa của các bí tích cũng  được đóng vì bất cứ lý do gì, và ở đó bí tích Thánh Thể không là một phần thưởng cho người hoàn thiện, mà là một phương thuốc và lương thực cho người yếu đuối, ở đó các linh mục không phải là người kiểm tra ân sủng, mà là người giúp ân sủng dễ đến với mọi người. Hội Thánh không phải là một trạm thu phí, nhưng là Nhà Cha, có chỗ cho mọi người đang đương đầu với đời sống khó khăn.

48. Ưu tiên những người nghèo trong việc loan báo Tin Mừng, không bao giờ để họ phải sống cô lẻ.

49. Chúng ta hãy đi ra, đi ra để cống hiến cho mọi người sự sống của Chúa Giêsu Kitô. Tôi thích một Giáo hội bị tai nạn, bị thương tích và nhơ nhớp vì đi ra ngoài đường, hơn là một Giáo hội bệnh hoạn vì khép kín và vì tiện nghi bám víu vào những an toàn, những thủ tục của riêng mình, chỉ lo lắng trở thành trung tâm và quan tòa khe khắt đối với người khác.

CHƯƠNG II:

KHỦNG HOẢNG CỦA SỰ DẤN THÂN CỘNG ĐOÀN

50. Nhắc đến bối cảnh trong đó chúng ta phải hành động bước vào trong cái nhìn của người môn đệ - truyền giáo, “được Chúa Thánh Thần soi sáng và củng cố”.

51. Nhìn một số khía cạnh của thực tại có thể gây cản trở hay làm suy giảm những năng lực canh tân truyền giáo của Hội Thánh.

I. MỘT SỐ THÁCH ĐỐ CỦA THÉ GIỚI HIỆN NAY

52. Các tiến bộ trong nhiều lãnh vực như truyền thông rất đáng kể; nhưng phần lớn dân chúng bây giờ đang sống trong một tình trạng bấp bênh qua ngày, gặp bạo lực và không được tôn trọng, khiến đời sống mất đi ý nghĩa.

53. Chúng ta phải nói “không với một nền kinh tế loại trừ tình trạng bất bình đẳng xã hội”, nói “không với thái độ coi con người như đồ tiêu thụ, nay sử dụng, mai bỏ đi, và nền văn hóa xả thải”.

54. Nói không với thị trường tự do được thần thánh hóa, nhưng thực tế đã  không thành công trong việc tạo ra công bằng hội và bao hàm trên thê giới. Nói không với hiện tượng toàn cầu hóa của thái độ dửng dưng, được gây mê bởi nền văn hóa phúc lợi, trong khi đó những người bị loại trừ vẫn tiếp tục mong đợi.

55. Nói không với thái độ chối bỏ địa vị tối thượng của con người, với việc thờ con bò vàng thời xưa, và sự chuyên chế của nền kinh tế phi nhân,  có một mục đích nhân bản đích thực.

56. Một số nhỏ (kể cả các quốc gia) trở nên giàu có, phủ nhận quyền kiểm soát của các Nhà nước, đang sống trong sự hư hỏng, phá hủy tất cả những gì  được bảo vệ, trong đó có môi sinh.

- Nói “không” với tiền bạc thống trị thay vì phục vụ.

57. Đằng sau thái độ này, ẩn chứa sự chối bỏ đạo đức và Thiên Chúa. không chia sẻ của cải với người nghèo là cướp lột đời sống họ.

58. Cần một cuộc cải cách tài chánh dựa trên đạo đức, theo đó tiền bạc phục vụ con người, thay vì thống trị.

- Nói “không” với tình trạng bất bình đẳng xã hội, là nguồn gốc của bạo lực.

59. Từ khắp nơi, người ta yêu cầu một sự an toàn lớn lao nhất; nhưng chỉ được an toàn nếu con người biết từ bỏ thái độ loại trừ nhau và tiêu diệt những hình thức bất công giữa các dân tộc và giữa các cá nhân; và đặt lại vấn đề những cơ cấu xã hội bất công tận gốc rễ.

60. Cơ chế vận hành kinh tế hiện nay thường cổ vũ việc tiêu thụ quá mức và loại trừ nhau, bằng cách dựa vào vũ khí đế bảo vệ sự an toàn của mình và bằng cách quy tội những người nghèo.

- Một số thách đố văn hóa.

61. Loan báo Tin Mừng khi phải đương đầu với thách đố bách hại, đôi khi ác liệt, thường là do thái độ dửng dưng và chủ nghĩa tương đối.

62. Một nền văn hóa thống trị, trong đó cái bề ngoài, cái tạm bợ lại thắng thế, nên phá hủy các nền văn hóa khác qua các phương tiện truyền thông đại chúng.

63. Thách đố của sự phát sinh ào ạt những phong trào đạo đức mới và những linh đạo  có Thiên Chúa, là hậu quả của  thuyết tương đối và một Giáo hội quản trị và  truyền giáo.

64. Tiến trình tục hóa thường giản lược đức tin và Hội Thánh vào lãnh vực riêng tư, gây nên một thứ chủ nghĩa tương đối và dẫn đến một sự mất phương hướng chung.

65. Dù phải đương đầu với mọi làn sóng thế tục, Giáo hội công giáo vẫn là một tổ chức đáng tin cậy trước công luận.

66. Gia đình đang trải qua một cơn khủng hoảng văn hóa sâu xa, cũng như mọi cộng đoàn và tương quan xã hội.

67. Trong một thế giới tái xuất hiện những hình thức chiến tranh, Giáo hội được mời gọi nhận biết người khác, chăm sóc những thương tích, xây dựng những cây cầu, giúp đỡ nhau để mang gánh nặng.

- Các thách đố hội nhập văn hóa đức tin.

68. Nhận biết với lòng biết ơn những hạt mầm của Ngôi Lời trong các nền văn hóa thấm nhuần tinh thần Kitô giáo.

69. Đưa Tin Mừng vào các nên văn hóa, nhận biết những yếu kém của các nên văn hóa Kitô giáo (bạo lực trong gia đình, nghiện rượu...).

70. Những hình thức sùng mộ  họp với lòng đạo đức bình dân đích thực và một khó khăn trong việc thông truyền đức tin, cũng như thiếu tháp tùng mục vụ với những người nghèo khổ nhất.

- Các thách đố của nền văn hóa đô thị.

71. Viễn tượng Giêrusalem mới... Mặc Khải Thiên Chúa đang cư ngụ trong các ngôi nhà, các đường phố, trên những quảng trường của đô thị.

72. Đối thoại với dân thành phố như Đức Giêsu với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng.

73. Những nền văn hóa mới của thành phố là nơi đặc biệt của Tân Phúc Âm hóa.

74. Cần một công cuộc Phúc Âm hóa có khả năng chiếu tỏa những phương cách mới để sống tương quan với Thiên Chúa, với người khác và với môi trường; và chống lại những thực hành phân biệt chủng tộc, loại trừ và bạo lực, là những hình thức  thể bị giản lược vào thái độ thinh lặng vì áp lực.

75. Trong những thành phố chứa đầy những hành vi xấu ác (xem số liệu), các nhà cửa và các khu phố được xây dựng để cách ly và bảo vệ hơn là để liên kết và hòa hợp.

II. NHỮNG CÁM DỎ CỦA CÁC NGƯỜI HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ

76. Nỗi đau và sự xấu hổ vì tội lỗi của một số người  thể làm chúng ta quên được mọi Kitô hữu vì tình yêu đang hiến dâng cuộc đời mình, tôi biết ơn họ rất nhiều.

77. Những đứa con của thời đại này đang gặp những cơn cám dỗ, cần phải tạo lập những khoảng không gian, để họ bồi dưỡng đức tin của mình vào Đức Giêsu chịu đóng đinh và sống lại.

- Nói “có” với thách đố của một linh đạo truyền giáo.

78. Cám dỗ về một bận tâm quá đáng về tự do cá nhân và trí, khiến họ sống bổn phận truyền giáo chỉ như một điều thuộc của cuộc sống.

79. Trong nền văn hóa truyền thống hiện nay, luôn gặp nguy cơ về một mặc cảm tự ti và giảm bớt việc đầu tư cho bổn phận loan báo Tin Mừng.

80. Một chủ nghĩa tương đối hệ tại việc hành động như thể không có người nghèo, đề ra mục tiêu như thể người khác  hiện hữu, hoạt động như thế không có sự tồn tại của những người chưa đón nhận Tin Mừng, và chỉ kiếm tìm sự an kinh tể và vinh quang nhân loại... Chúng ta đừng để mình cướp mất niềm vui loan báo Tin Mừng!

- Nói “không” với tính ươn lười ích kỷ.

81. Một số người cố trốn lánh việc dấn thân hoạt động đồ, có thế lấy mất thời giờ rảnh rỗi của họ.

82. Vấn đề không luôn nằm ở chỗ quá nhiều hoạt động; nhưng là những hoạt động  được thể hiện tốt, không có linh đạo thấm nhuần những hoạt động ấy và làm cho chúng trở nên đáng ham thích.

83. Chủ nghĩa thực dụng đáng buồn của đời sống hằng ngày Hội Thánh, trong đó bề ngoài mọi sự có vẻ diễn tiến bình thường, nhưng trên thực tế đức tin đang yếu dần và rơi xuống: trạng thiển cận...Chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm loan báo Tin Mừng.

- Nói “không” với thái độ bi quan vô bổ.

84. Những điều xấu của thế giới và của Hội Thánh, không thể là cớ để chúng ta giảm bớt sự dấn thân, nhưng là những thách thức để chúng ta lớn lên với con mắt đức tin, dè chừng: những tiên tri gieo thảm họa.

85. Đối với một lương tâm có những khó khăn và giới hạn riêng, cần dựa trên đức tin vào quyền năng ân sủng của Đức Kitô, khi mang thập giá như ngọn cờ chiến thắng.

86. Xuất phát từ kinh nghiệm sa mạc thiêng liêng này của thế giới chúng ta, hãy khám phá lại niềm vui đức tin và trở thành “những người mang vò nước” để phân phát nước uống cho người khác đến tận thập giá... Chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm hy vọng.

- Nói “có” với các mối tương quan do Đức Giêsu Kitô mang đến.

87. Bước vào trong thế giới truyền thông, biến đổi thế giới ấy thành những khả thể lớn hơn, giúp gặp gỡ và liên đới giữa mọi người. Đừng khép kín trên mình.

88. Tin Mừng mời gọi chúng ta mạo hiểm vào cuộc gặp gỡ trực diện với người khác, với sự hiện diện thể lý của họ vốn chất vấn ta, với nỗi đau và những yêu cầu của họ, với niềm vui lây lan của họ trong một tương quan liên tục gần cận giữa người với người. Trong việc nhập thể của mình, Con Thiên Chúa cũng mời gọi chúng ta bước vào cuộc cách mạng tình yêu.

89. Đáp ứng một cách thích đáng cơn khát khao Thiên Chúa của nhiều người, để họ không tìm kiếm cách thỏa mãn cơn khát này bằng các giải pháp sai lạc, hay với một Đức Giêsu Kitô  xác thể, không dấn thân phục vụ tha nhân.

90. Sự hấp dẫn đối với các hình thức khác nhau của một thứ “linh đạo phúc lợi” cách ly với mọi đời sống cộng đoàn, hay một nền “thần học về sự thịnh vượng” không dấn thân phục vụ anh chị em mình, hay những kinh nghiệm chủ quan không dung mạo.

91. Không trốn tránh một quan hệ cá nhân và gắn bó với Thiên Chúa, với những người khác, chấp nhận họ làm bạn đồng hành, khi khám phá ra Đức Giêsu Kitô trên khuôn mặt của họ.

92. Bước vào trong một tình huynh đệ mầu nhiệm và chiêm niệm, để khám phá ra Thiên Chúa trong môi con người biết chịu đựng những phiền tạp của việc chung sống., lúng ta đừng để cho mình bị cướp mất cộng đồng.

- Nói “không” với tinh thần thế tục trong đời sống thiêng liêng.

93. Tinh thần thế tục núp dưới dáng vẻ của lòng đạo đức thậm chí lòng yêu Hội Thánh, hệ tại việc kiếm tìm vinh quang riêng mình.

94. Hai hình thức tinh thần thể tục xa: sự hấp dẫn của thuyết ngộ đạo, và thuyết tân - Pêlagiô chỉ quy chiếu về mình tin vào sức con người.

95. Tinh thần thế tục tối tăm này được biểu lộ bằng nhiều thái độ bề ngoài coi như đối nghịch nhau, nhưng với cùng một là “chiếm chỗ của Hội Thánh”.

96. Thói háo danh của những người thà làm tướng của một đạo quân thất trận hơn chỉ là những người lính quèn, vẫn tiếp tục chiến đấu và hiến ban mạng sống.

97. Tránh tinh thần thế tục bằng cách làm cho Hội Thánh luôn luôn ra khỏi chính mình, quy hướng việc truyền giáo của mình vào Đức Kitô, dấn thân phục vụ người nghèo, nhờ hít thở khí trong lành của Chúa Thánh Thần... Chúng ta đừng mình bị cướp mất Tin Mừng!

- Nói “có” với việc tranh chấp lẫn nhau.

98. Biết bao cuộc chiến diễn ra trong nội bộ Dân Chúa và trong các cộng đoàn của chúng ta.

99. Tôi đặc biệt xin các Kitô hữu trong các cộng đoàn trên khắp thế giới hãy cống hiến một chứng tá ngời sáng và hấp dẫn tình hiệp thông huynh đệ.

100. Tôi rất đau lòng khi thấy những cảnh chia rẽ trong một sô cộng đoàn. Chúng ta sẽ rao giảng Tin Mừng cho ai, với những ứng xử như thế?

101. Ích lợi biết bao vì luật yêu thương làm chúng ta yêu thương nhau, bất chấp tất cả! Phải, bất chấp tất cả! Chúng ta đừng để mình bị cướp mất lý tưởng tình yêu huynh đệ!

- Các thách đố khác cho Hội Thánh.

102. Duy trì một chủ trương giáo sĩ trị thái quá khiến người giáo dân không được tham gia vào những quyết định của Hội Thánh, và dù họ có thi hành tác vụ trong Hội Thánh, nhưng thật sự không dấn thân trong việc Phúc Âm hóa nhằm biến đổi Giáo hội.

103. Cần phải mở rộng những phạm vi để người phụ nữ hiện diện nhiều hơn nữa trong những lãnh vực khác nhau của Giáo hội, để tham dự vào những quyết định quan trọng.

104. Chức linh mục được dành riêng cho nam giới, như dấu chỉ của Đức Kitô Phu Quân hiến mình trong bí tích Thánh Thể, là vấn đề không thể bàn cãi, nhưng không thể đồng hóa quyền năng của bí tích với một thứ quyền lực.

105. Mục vụ giới trẻ đã chịu tác động mạnh bởi những thay đổi xã hội, cần phải lẳng nghe những người trẻ.

106. Thật là tốt đẹp biết bao, khi những người trẻ trở nên những người “lữ hành của đức tin”, sung sướng mang Đức Giêsu trên mọi đường phố, mọi công trường, mọi phía góc của trái đất.

107. Khủng hoảng ơn gọi tại nhiều nơi vì thiếu sự nhiệt thành của nhiều cộng đoàn; và cần một cuộc tuyển chọn tốt hơn những ứng sinh cho chức linh mục.

108. Tôi mời gọi các cộng đoàn bổ sung danh sách những thách đố của họ, băng cách lắng nghe ý kiến của những người trẻ cũng như người già.

109. Những thách đố hiện hữu để được vượt qua. Chúng đừng đẽ mình bị cướp đi sức mạnh truyền giáo!

CHƯƠNG III:

LOAN BÁO TIN MỪNG

110. Phúc Âm hóa, rao giảng cách vui tươi, kiên nhẫn và tiệm tiến về cái chết cứu độ và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô phải trở nên ưu tiên tuyệt đối.

I. TOÀN THỂ DÂN CHÚA LOAN BÁO TIN MỪNG

111. Toàn thể Hội Thánh là chủ thể của công cuộc Phúc Âm hóa do sáng kiến tự do và yêu thương của Thiên Chúa.

- Một dân tộc cho mọi người.

112. Công cuộc Phúc Âm hóa là sáng kiến đầy yêu thương của Thiên Chúa, nhờ Thần Khí của Ngài làm cho chúng ta trở nên con cái của Ngài.

113. Việc cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện và Giáo hội vui mừng loan báo, được dành cho hết mọi người trong tư cách một dân tộc, chớ không phải từng cá nhân riêng lẻ hay trong tư: cách một nhóm ưu tuyên độc quyền... Chúa kêu gọi anh chị em thành dân của Ngài và Ngài thực hiện điều đó với lòng tôn trọng và yêu thương!

114. Hội Thánh phải là nơi thể hiện lòng thương xót cách vị lợi, ở đó môi người có thể cảm thấy mình được đón tiếp yêu thương? tha thứ và khích lệ để sống một cuộc sống tốt lành Tin Mừng.

- Một dân tộc với nhiều khuôn mặt.

115. Nhiều cách diễn tả khác nhau về đời sống Kitô hữu trong những nền văn hóa khác nhau.

116. Chúa Thánh Thần phong phú hóa nền văn hóa với sức mạnh biến đổi của Tin Mừng và Kitô giáo mang khuôn mặt của nhiều nền văn hóa, nhiều dân tộc, ở đó nó được đón tiếp và bén rễ sâu; sự khác biệt là cách diễn tả tính công giáo của Kitô giáo.

117. Sự khác biệt văn hóa không đe dọa sự hợp nhất của Giáo hội và Tin Mừng  đồng hóa với bất cứ nền văn hóa nào.

118. Làm cho chân lý của Đức Kitô được hiếu biết và trình bầy, nhờ cảm hứng từ các truyền thống và nền văn hóa của vùng miền; làm việc hòa hợp với các Kitô hữu bản địa.

- Tất cả chúng ta đều là những môn đệ truyền giáo.

119. Cho dù không có những từ ngữ để diễn tả đức tin của mình, nhưng Thánh Thần vẫn hoạt động trong mọi Kitô hữu.

120. Mọi “môn đệ truyền giáo” hoạt động, không chần chờ...

121. Mọi người được mời gọi lớn lên trong tư cách những người loan báo Tin Mừng, không nại cớ khiếm khuyết của mình để tránh né, nhưng luôn nhận ra trong sứ vụ của mình một kích thích khiến ta không ở yên trong tình trạng tầm thường.

- Sức mạnh truyền giáo của lòng đạo đức bình dân.

122. Các dân tộc được loan báo Tin Mừng đều trở nên những chủ thể hay tác nhân tập thể tích cực của công cuộc truyền giáo.

123. Lòng đạo đức bình dân “biểu lộ một lòng khao khát Thiên Chúa mà chỉ những kẻ đơn sơ và nghèo khó mới cảm  nhận được” và “nó khiến người ta có thể quảng đại và hy sinh mức anh hùng khi cần chứng tỏ đức tin”.

124. Lòng đạo đức bình dân trong tài liệu Aparecida... Chúng ta đừng bóp nghẹt hay tìm cách kiểm soát sức mạnh truyền giáo này!

125. Để hiểu thực tại này, chúng ta cần tiếp cận nó với cái của vị Mục Tử nhân hậu, Ngài không xét đoán, nhưng tìm yêu thương.

126. Không nhận biết lòng đạo đức bình dân, là không biết hoạt động của Chúa Thánh Thần.

- Giữa người với người.

127. Tầm quan trọng của việc rao giảng không chính thức những cuộc trò chuyện hàng ngày.

128. Trước hết, giúp người khác diễn tả niềm vui, hi vọng và những quan tâm của họ.

129. Một loan báo được thể hiện dưới những hình thức rất nhau, với vô số cử chỉ và dấu hiệu, và được hội nhập văn

- Các đặc sủng phục vụ sự hiệp thông truyền giáo.

130. Một đặc sủng đích thực luôn quy hướng cái nhìn của mình vào trọng tâm Tin Mừng và không làm lu mờ các ân sủng khác.

131. Thánh Thần khơi dậy sự đa dạng và thực hiện sự hợp mà những kế hoạch loài người của chúng ta không thể xây dựng được.

- Văn hóa, tư tưởng và giáo dục.

132. Cần một loan báo cho các nền văn hóa nghề nghiệp, học và hàn lâm.

133. Khích lệ và kêu gọi các nhà thần học không trở nên một thứ thần học bàn giấy.

134. Các đại học và những trường công giáo là những môi trường đặc biệt để suy tư và phát triển sự dấn thân truyền giáo này cách liên ngành và dung họp.

II. BÀI GIẢNG

135. Thừa tác viên giảng dạy đừng làm khổ người nghe vì những yêu sách của mình.

136. Qua vị giảng thuyết, Thiên Chúa muốn gặp gỡ con người và chinh phục trái tim họ.

- Bối cảnh Phụng vụ.

137. Công bố phụng vụ Lời Chúa là giây phút Thiên Chúa đối thoại với Dân Ngài mà bài giảng lễ là cao điểm nhất.

138. Bài giảng không phải là hình thức giải trí, cũng phải là một bài diễn văn; nhưng bài giảng phải ngắn gọn và mang lại sức sống và ý nghĩa cho cuộc cử hành.

- Cuộc nói chuyện của một người mẹ.

139. Giảng nhân danh Hội Thánh là người mẹ luôn yêu thương, hiểu biết những nhu cầu của con mình, biết nhận ra tất cả những gì Thiên Chúa đã gieo trồng trong người con mình, lắng nghe những quan tâm của nó, học hỏi từ nó và tìm thấy những nền văn hóa dân chúng một nguồn nước sống động.

140. Nếu tinh thần từ mẫu và Hội Thánh được nhận biết, thì bài giảng sẽ luôn phong phú.

141. Bước vào cái nhìn yêu thương của Đức Giêsu đối với dân của Ngài.

- Những lời nói đốt cháy lòng người.

142. Một lời nói từ trái tim đến trái tim và không phải là một bài giảng thuần túy luân lý hay giáo thuyết hoặc một loạt bài chú giải Kinh Thánh.

143. Phục vụ cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và dân của Ngài.

144. Để nói với trái tim, cần giữ trái tim luôn bừng cháy và được soi sáng.

III. CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG

145. Chuẩn bị bài giảng là một nhiệm vụ rất quan trọng, đòi chúng ta phải dành một thời gian dài cho việc học hỏi, cầu nguyện, suy tư và sáng tạo mục vụ.

- Việc tôn sùng chân lý.

146. Cần tôn kính sự thật Lời Chúa, dành một thời gian quan trọng để suy niệm cách sâu lắng, khiêm nhường tôn kính và sùng mộ Lời Chúa.

147. Tìm hiểu và khám phá sứ điệp chính của bản văn, bằng cách để ý đến sự chênh lệch ngôn ngữ liên hệ với lịch sử.

148. Cần liên kết sứ điệp chính của bản văn đang đọc với giáo huấn của toàn bộ Thánh Kinh.

- Việc cá nhân hóa Lời Chúa.

149. Cá nhân cần đạt đến tình trạng sống thân mật với Lời Chúa và cố gắng sống Lời đó trước khi muốn rao giảng Lời cho người khác.

150. Hãy để cho Lời gây thương tích, để mình có thể thông truyền Lời đó cho kẻ khác.

151. Một nhà giảng thuyết không buộc phải hoàn toàn thanh khiết, nhưng buộc phải luôn ước muốn sâu xa tiến triển trên con đường của Tin Mừng, không buông rời cánh tay và dành thời giờ để cầu nguyện với Lời và nhận biết sự nghèo khó của mình.

- Việc đọc sách thiêng liêng.

152. Tầm quan trọng của “lectio divina”, đọc sách thiêng liêng, bắt đầu từ ý nghĩa văn chương của bản văn.

153. “Lạy Chúa, bản văn này nói gì với con?”

- Lắng nghe dân chúng.

154. Nhà giảng thuyết là người chiêm niệm Lời Chúa và cũng là người chiêm ngắm dân mình.

155. Cần khởi sự từ những gì thật sự liên quan đến đời sống con người, đến những vấn đề hiện thực của họ.

- Những dụng cụ sư phạm.

156. Không chỉ quan tâm đến nội dung, mà còn là cách trình bày sứ điệp.

157. Một bài giảng hay phải chứa mang “một ý tưởng, một tình cảm, một hình ảnh”.

158. Loại bỏ đi nhiều, chia sẻ đời sổng của dân chúng, để nói ngôn ngữ của họ.

159. Đừng nói nhiều đến những gì người ta không nên làm, nhưng đúng hơn nên đề nghị những gì ta có thể làm tốt hơn.

IV. MỘT PHÚC ÂM HÓA ĐỂ ĐÀO SÂU LỜI RAO GIẢNG BAN ĐẦU (KÊRIGMA)

160. Phục vụ sự lớn mạnh của dân chúng để họ có thể nói lên cách trọn vẹn: “ không còn là tôi sống nữa, mà Đức Kitô đang sống trong tôi”.

161. Giúp các tín hữu lớn lên trong tình yêu.

162. Ân ban của tình yêu Chúa Cha luôn đi trước mọi đáp

- Một huấn giáo khai tâm và nhiệm hiệp.

163. Trở lại với văn kiện khác nhau của Huấn quyền và huấn giáo.

164. Kêrigma là lời công bố ban đầu: “Đức Giêsu Kitô yêu mến bạn, Ngài đã hiến mạng sống mình để cứu chuộc bạn, và giờ đây Ngài vẫn sống bên cạnh bạn mọi ngày để soi sáng, củng cố bạn, giải thoát bạn”.

165. Nói tình yêu của Thiên Chúa trước luân lý, nói đến tự do và để làm điều này, cần có thái độ: gần gũi, cởi mở để đối thoại, kiên nhẫn, niềm nở, không kết án.

166. Cho một huấn giáo nhiệm hiệp.

167. Chú ý đến vẻ đẹp và can đảm kiếm tìm những dấu chỉ mới.

168. Trình bày luân lý bằng thái độ lên án, nhưng sứ giả hân hoan về những đề nghị cao thượng, những người bảo vệ điều thiện hảo và vẻ đẹp luôn tỏa sáng trong một đời sống trung thành với Tin Mừng.

- Việc đồng hành cách cá nhân trong những tiến trình tăng triển.

169. Hiện thực hóa hương thơm sự hiện diện gần cận của Đức Giêsu và cái nhìn cá nhân của Ngài, bằng cách tự huấn luyện mình “nghệ thuật đồng hành”.

170. Một đồng hành luôn mở ra một hành trình cùng với Đức Kitô hướng về Chúa Cha.

171. Đồng hành trong thái độ lắng nghe cách kiên nhẫn, đáng yêu, vâng phục Thần Khí.

172. Đồng hành không phê phán trách nhiệm của kẻ khác, nhưng luôn mời gọi họ đứng dậy, ôm mang thập giá, từ bỏ tất cả, lại đi ra để loan báo Tin Mừng.

173. Mô hình đồng hành của Phaolô với Titô và Timôthê.

- Về chủ đề Lời Chúa.

174. Toàn thể công cuộc loan báo Tin Mừng được xây dựng trên Lời Chúa, được lắng nghe, suy niệm, sống, cử hành và làm chứng.

175. Việc học hỏi Kinh Thánh phải là một cánh cửa rộng mở cho mọi tín hữu và phải phong phú hóa mọi huấn giáo.

CHƯƠNG IV:

CHIỀU KÍCH XÃ HỘI CỦA VIỆC PHÚC ÂM HÓA

176. Nếu chiều kích xã hội của việc Phúc Ầm hóa  được làm sáng tỏ cách đúng đắn, thì luôn có nguy cơ làm biến dạng sứ vụ loan báo Tin Mừng.

I. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỘNG ĐOÀN VÀ XÃ HỘI CỦA LỜI CÔNG BỐ BAN ĐẦU (KÊRIGMA)

177. Đời sống cộng đoàn và sự tham gia cùng với người khác ở trung tâm của Tin Mừng.

- Tuyên xưng đức tin và dấn thân xã hội.

178. Chấp nhận lời công bố ban đầu (kêrigma) sẽ dấn đến việc ước muốn, tìm kiếm và bảo vệ lợi ích của người khác.

179. Đừng để mất đi sự kinh ngạc, lòng say đắm và nhiệt tình để sống Tin Mừng tình yêu huynh đệ và công lý!

- Nước Thiên Chúa mời gọi chúng ta.

180. Đón nhận Tin Mừng  được giới hạn ở một tương quan cá nhân với Chúa hay tại một số cử chỉ “bác ái kiểu thực đơn”, nhưng thôi thúc ta làm cho Nước Chúa và công lý ỉa Ngài trị đến.

181. Việc loan báo Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô có một chiều kích phổ quát. Giới răn yêu thương của Ngài bao hàm mọi chiều kích cuộc sống, mọi con người, mọi khu vực của đời sống xã hội và mọi dân tộc.

- Giáo huấn của Hội Thánh về các vấn đề xã hội.

182. Nhiệm vụ loan báo Tin Mừng bao hàm và đòi hỏi một sự thăng tiến toàn diện của mọi con người. Không còn có thể chủ trương rằng tôn giáo phải được giới hạn trong lãnh vực tư riêng và nó chỉ tồn tại để chuẩn bị các linh hồn vào thiên đàng.

183. Giáo hội “không thể đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý”.

184. Tôi sẽ không triển khai mọi vấn đề và giới thiệu cuốn Toát yếu học thuyết xã hội của Hội Thánh Công giáo là tài liệu lích đáng giúp suy tư, cũng như nhờ tiếng nói của những cộng đoàn Kitô hữu khác nhau.

185. Đối với tôi, hai vấn đề xem ra cơ bản, đó là: việc hòa hập xã hội của người nghèo, và hòa bình và đối thoại xã hội.

II. VIỆC HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI NGHÈO

186. Một quan tâm đến từ đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó, và luôn gần gũi với những gười nghèo và những người bị loại trừ.

- Kết hợp với Thiên Chúa, chúng ta nghe thấy một tiếng kêu.

187. Kinh Thánh mời gọi chúng ta trở nên những khí cụ của Thiên Chúa để giải phóng và thăng tiến những người nghèo.

188. Giải quyết những nguyên nhân cấu trúc của tình trạng nghèo khó, cổ vũ sự phát triển toàn diện những người nghèo, và đề ra những cử chỉ liên đới đơn giản hàng ngày.

189. Tình liên đới phải được sống như là quyết định hoàn trả cho người nghèo những gì thuộc về họ, vì mục tiêu phổ quát của của cải là những thực tại đi trước quyền tư hữu.

190. Lắng nghe tiếng kêu của các dân tộc nghèo khổ nhất trên trái đất, bởi vì “hòa bình không chỉ dựa trên sự tôn trọng các quyền của con người mà cả quyền của các dân tộc”. Buồn thay, ngay cả các quyền của con người cũng bị lợi dụng để biện minh cho việc bảo vệ quyền lợi cá nhân hoặc của những người giàu có nhất.

191. Tiếng kêu đầy ý nghĩa của các giám mục Braxin đối với những người dân ở các vùng ngoại ô và nông thôn.

192. Chỉ bảo đảm lương thực cho mọi người, mà còn muốn rằng mọi người có được “sự thịnh vượng trong nhiều khía cạnh của nó”.

- Trung thành với Tin Mừng để không chạy cách vô ích.

193. Anh em hãy nhiệt tình yêu thương nhau, vì đức ái che phủ vô vàn tội lỗi.

194. Chúng ta  được tương đối hóa lời mời gọi thực thi công lý và chúng ta đừng để bị kết án là thụ động và đồng lõa trong những tình trạng bất công  không thể chấp nhận được và những chế độ chính trị muốn duy trì những tình trạng ấy.

195. Chúng ta không thể luôn luôn diễn tả đầy đủ vẻ đẹp của Tin Mừng, nhưng có một dấu chỉ mà chúng ta không bao giờ được thiếu: đó là chọn những người nghèo, những người mà xã hội ruồng bỏ và loại trừ.

196. Sự tha hóa của xã hội tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến chúng ta và làm cho việc thiết lập tình liên đới giữa con người trở nên khó khăn hơn.

- Vị trí đặc biệt của người nghèo trong Dân Thiên Chúa.

197. Những người nghèo có vị trí đặc biệt trong trái tim của Thiên Chúa, đến nỗi chính Ngài đã trở nên nghèo và đã được xức dầu để mang Tin Mừng đến cho người nghèo.

198. Chọn lựa những người nghèo là một chọn lựa của Đức Kitô. Vì thế, tôi muốn có một Hội Thánh nghèo cho người ghèo. Những người nghèo có nhiều điều để dạy chúng ta.

199. Bước vào một tình yêu chiêm niệm người nghèo, được coi như trở nên một với chúng ta, cần được trợ giúp hay bị sử dụng. Chỉ từ sự gần gũi thật sự và thân thiện này mà húng ta có thể đồng hành với họ cách đầy đủ trong cuộc hành trình giải phóng. Không có sự lựa chọn ưu tiên cho người nghèo nhất, thì “việc loan báo Tin Mừng, là việc bác ái đầu tiên, có nguy cơ bị hiểu lầm hoặc bị nhận chìm trong một đại dương những ngôn từ”.

200. Sự kỳ thị tồi tệ nhất mà người nghèo phải chịu, là thiếu sự chăm sóc thiêng liêng.

201.  Không một ai trong Hội Thánh có thể cảm thấy mình ược miễn trừ khỏi quan tâm đến người nghèo và công bằng xã hội.

- Nền kinh tế và sự phân chia lợi tức.

202. Nhu cầu giải quyết các nguyên nhân gây ra nghèo khó, thể bị trì hoãn. Chừng nào mà các vấn đề của người nghèo  được giải quyết một cách triệt để, bằng cách loại bỏ tính tự trị tuyệt đối của các thị trường và nạn đầu cơ tài chánh, cũng như bằng cách tấn công vào các nguyên nhân của cơ cấu bất bình đẳng xã hội, thì các vấn đề của thế giới sẽ  được giải quyết, cũng như bất cứ vấn đề nào trong lãnh vực này.

203. Nhiều lời nói gây khó chịu cho hệ thống này! Khó chịu khi nói đến đạo đức, tính liên đới toàn cầu, sự phân phối của cải, bảo vệ công ăn việc làm, phẩm giá những người yếu đuối, hay về một Thiên Chúa đòi hỏi sự dấn thân cho công lý.

204. Chúng ta không còn có thể trông cậy vào sức mạnh mù quáng và bàn tay vô hình của thị trường.

205. Tôi cầu xin Thiên Chúa ban thêm cho chúng ta nhiều chính trị giá thực sự biết quan tâm đến xã hội, dân chúng và đời sống của những người nghèo.

206. Nền kinh tế phải là nghệ thuật nhằm đạt được một sự quản lý thích hợp của ngôi nhà chung, là toàn thể thế giới.

207. Một cộng đoàn Kitô hữu không hợp tác để giúp người nghèo sống hợp với phẩm giá, thì dễ rơi vào tinh thần thế tục.

208. Nếu có ai cảm thấy bị xúc phạm vì những lời nói của tôi, được diễn tả vì yêu thương, thì xin nhớ rằng tôi làm như thế là để giúp những người đang làm nô lệ cho một não trạng cá nhân, có thể được giải thoát...

- Chăm sóc cho những người yếu thế.

209. Trong mô hình hiện tại của “thành công” và “quyền riêng tư”, xem ra  còn ý nghĩa để giúp đỡ những người yếu kém nhất, những người lạc hậu.

210. Là mục tử của một Hội Thánh không biên giới, một Hội Thánh cảm thấy mình là mẹ của mọi người, tôi kêu gọi anh chị em hãy quan tâm đến những hình thức mới của nghèo khó và yếu đuối, những người di cư mà nơi họ ta được mời gọi nhận ra Đức Kitô đang chịu đau khổ để đón tiếp và tạo ra những tổng hợp văn hóa mới.

211. Bạn sẽ làm gì cho anh em mình đang sống trong tình rạng nô dịch? Nhiều người đang có những bàn tay nhuốm máu vì một loại đồng lõa qua việc sống thoải mái và im lặng. Đó là vấn đề đặt ra cho mọi người.

212. Những người nghèo gấp đôi là các phụ nữ đang ở trong những tình trạng bì loại trừ; tuy nhiên nơi họ luôn có những cử chỉ anh hùng hàng ngày đáng phục nhất.

213. Trong số những người yếu đuối mà Hội Thánh muốn chăm sóc với lòng yêu thương đặc biệt, có các thai nhi: đó là những con người luôn thánh thiêng và bất khả xâm phạm.

214. Ta thể mong đợi Hội Thánh thay đổi lập trường về việc tôn trọng sự sống các thai nhi; nhưng thật sự chúng ta đã làm rất ít để đồng hành cách thích hợp với những phụ nữ đang gặp hoàn cảnh rất khó khăn.

215. Toàn thể thụ tạo cũng không được bảo vệ và phó mặc ho những lợi ích kinh tế.

216. Nhỏ nhưng mạnh mẽ trong tình yêu của Thiên Chúa, hư thánh Phanxicô Assisi, tất cả các Kitô hữu chúng ta được lời gọi để chăm sóc sự yếu đuối của dân chúng và của thế giới là ta đang sống.

III. CÔNG ÍCH VÀ HÒA BÌNH XÃ HỘI

217. Hoa trái của hòa bình.

218. Phẩm giá của con người và công ích vượt trên sự an ổn của một số người không muốn từ bỏ đặc quyền của họ. Khi các giá trị ấy bị ảnh hưởng, thì cần phải có một tiếng nói tiên tri.

219. Một hòa bình không là kết quả của phát triển toàn diện mọi người, sẽ  có tương lai.

220. Trở thành một dân tộc và phát triển một nền văn hóa gặp gỡ trong một sự hòa hợp đa dạng.

221. Bốn nguyên tắc để phát triển việc xây dựng một dân tộc trong hòa bình, công lý và tình huynh đệ.

- Nguyên tắc thứ nhất: thời gian lớn hơn không gian.

222. Có sự dằng co lưỡng cực giữa sự viên mãn và giới giạn.

223. Nguyên tắc này cho phép chúng ta làm việc dài hạn, mà không quá bận tâm đến kết quả tức thời.

224. Những ai trong thế giới ngày nay thật sự quan tâm đến việc tạo ra những tiến trình xây dựng một dân tộc.

225. Tiêu chuẩn này cũng rất thích họp cho việc truyền giáo.

- Nguyên tắc thứ hai: họp nhất những xung đột.

226. Cuộc xung đột không thể được nhận biết hay bị che giấu. Nó cần phải được đảm trách.

227.  Không rửa tay, không trở thành tù nhân, nhưng biến đổi cuộc xung đột thành một vòng kết nối của một tiến trình mới. “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình”.

228. Phát triển một sự hiệp thông trong những khác biệt.

229. Đức Kitô đã kết hợp mọi sự trong Ngài, Ngài là “sự bình an của chúng ta”, kể cả trong nội tâm của mình.

230. Sự đa dạng là điều đẹp đẽ khi nó chấp nhận không ngừng bước vào một tiến trình hòa giải.

- Nguyên tắc thứ ba: thực tại quan trọng hơn ý tưởng.

231. Luôn có sự dằng co lưỡng cực giữa ý tưởng và thực tại.

232. Điều yêu cầu, đó là thực tại cần được soi sáng bởi suy lý.

233. Tiêu chuẩn về thực tại của một Ngôi Lời đã nhập thể và luôn tìm cách nhập thể, là điều thiết yếu cho việc loan báo Tin Mừng.

- Nguyên tắc thứ tư: Toàn thể lớn hơn từng phần.

234. Không là những hành khách trong những toa tầu ở cuối, cũng không là bảo tàng viện dân gian của các ẩn sĩ địa phương, để không có khả năng đánh giá được vẻ đẹp mà Thiên Chúa trải rộng ngoài phạm vi của mình.

235. Chúng ta nên luôn luôn mở rộng nhãn quan của mình để nhận ra điều tốt hơn, là điều sẽ có lợi cho tất cả chúng ta. Nhưng phải làm thế nào để không tránh né và mất gốc.

236. Không phải mô hình hình cầu, nhưng là mô hình khối đa diện, ở đó ta tiếp nhận điều tốt nhất của mỗi người.

237. Tin Mừng là niềm vui của một Người Cha, không muốn mất bất cứ đứa con nhỏ bé nào của mình.

IV. ĐỐI THOẠI XÃ HỘI NHƯ MỘT ĐÓNG GÓP CHO HÒA BÌNH

238. Công cuộc loan báo Tin Mừng cũng đòi hỏi một hành trình đối thoại với các quốc gia, đối thoại với xã hội (với các nền văn hóa và khoa học) và với các tín hữu khác khởi đi từ ánhs áng mà đức tin đã ban cho Giáo hội.

239. Giáo hội công bố “Tin Mừng hòa bình” và mở cửa để hợp tác với tất cả các chính quyền.

240. Quốc gia có trách nhiệm chăm sóc và phát huy lợi ích chung của xã hội.

241. Giáo hội không có giải pháp cho tất cả mọi vấn đề đặc thù, nhưng luôn đề nghị một cách rõ ràng những giá trị cơ bản của cuộc sống con người.

- Cuộc đối thoại giữa đức tin, lý trí và khoa học.

242. Việc loan báo Tin Mừng cần chú ý đến những tiến bộ khoa học, để soi sáng chúng băng ánh sáng đức tin và luật tự nhiên, theo cách luôn tôn trọng tính trung tâm và giá trị tối cao của con người.

243. Giáo hội không có ý định ngăn cản tiến bộ đáng ca tụng của khoa học, nhưng từ chối những khẳng định vượt quá phạm vi khoa học và đề nghị một ý thức hệ.

-  Đối thoại đại kết.

244. Dấn thân cho công cuộc đại kết đáp ứng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Xin cho tất cả nên một”.

245. Sự hiện diện của các vị lãnh đạo những Giáo hội khác tại Thượng Hội đồng Giám mục là một món quà của Thiên Chúa.

246. Việc phản chứng tá của những cuộc chia rẽ, làm gia tăng những xung đột trong các quốc gia chiến tranh, là lời mời gọi ta đón nhận lẫn nhau, như ý nghĩa của tính tập đoàn Giám mục và kinh nghiệm về Thượng hội đồng Giám mục của các anh em Chính Thống.

- Quan hệ với Do Thái giáo.

247. Cùng với anh em Do thái, chúng ta cùng tin vào Thiên Chúa độc nhất, Đấng hành động trong lịch sử; và cùng với họ chúng ta đón nhận Lời mạc khải chung.

248. Chúng ta hối tiếc vì những cuộc bách hại mà người Do thái đã là đối tượng, đặc biệt những cuộc bách hại mà người Kitô hữu có dính líu.

249. Giáo hội được phong phú hóa khi đón các giá trị của Do thái giáo.

- Đối thoại giữa các tôn giáo.

250. Cần một cuộc đối thoại trong thái độ hướng mở tới chân lý và tình yêu, cho dù có những cản trở và khó khăn khác nhau, đặc biệt là những hình thức của chủ nghĩa cực đoan ở cả hai bên.

251. Trong cuộc đối thoại thân thiện và chân thành này, chúng ta không bao giờ được quên mối dây liên hệ chủ yếu giữa việc đối thoại và loan báo, và đừng rơi vào một chủ nghĩa hòa giải hỗn hợp.

252. Mối quan hệ của chúng ta với các tín đồ Hồi giáo, là những người cùng với chúng ta tôn thờ Thiên Chúa độc nhất, hay thương xót, có tầm quan trọng lớn đổi với thời đại chúng ta.

253. Tôi khiêm tốn nài xin các nước Hồi giáo làm ơn đảm bảo sự tự do cho các Kitô hữu để họ có thể cử hành việc phụng tự và sống đức tin của họ, bằng cách nghĩ đến sự tự do mà các tín đồ Hồi giáo được hưởng ở các nước Tây phương! Trước những cảnh bạo hành do những người theo chủ nghĩa cơ bản gây ra làm chúng ta lo ngại, thiện cảm đối với các tín hữu Hồi Giáo chân chính phải dẫn chúng ta đến việc tránh những thái độ vơ đũa cả nắm vì hận thù.

254. Việc đối thoại với những người ngoài Kitô giáo có thể giúp chúng ta sống tốt hơn xác tín của mình.

- Đối thoại xã hội trong bối cảnh tự do tôn giáo.

255. Tầm quan trọng của thái độ tôn trọng tự do tôn giáo, được coi như một quyền cơ bản của con người.

256. Từ chối những cách tổng quát hóa thô thiển của một số người.

257. Là tín hữu, chúng ta cũng cảm thấy gần gũi với những người, cho dù  không nhận biết mình thuộc về truyền thông tôn giáo nào, nhưng chân thành tìm kiếm chân, thiện, mỹ.

258. Tôi đã thử trình bày chiều kích xã hội không thể tránh được của việc loan báo Tin Mừng.

CHƯƠNG V:

NHỮNG NGƯỜI RAO GIẢNG TIN MỪNG ĐẦY THÁNH THẦN

259. Đức Giêsu muốn những người loan báo Tin Mừng không chỉ rao giảng bằng lời nói, nhưng trên hết bằng một đời sống được biến đổi nhờ sự hiện diện của Thiên Chúa.

260. Một số suy tư về tinh thần Tân Phúc Âm hóa.

261. Tôi rất ước ao tìm được những lời để cổ vũ một giai đoạn Phúc Âm hóa nhiệt thành, vui tươi, quảng đại, can đảm, tràn đầy yêu thương sâu xa và đời sổng truyền cảm! Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần.

I. NHỮNG LÝ DO THÚC ĐẨY MỘT NĂNG LỰC TRUYỀN GIÁO MỚI

262. Cùng nhau năm giữ những đê nghị thân bí và mạnh mẽ dấn thân phục vụ xã hội và truyền giáo.

263. Chúng ta hãy học hỏi các thánh là những người đi trước chúng ta và đừng nói ngày nay khó hơn.

- Gặp gỡ cá nhân với tình yêu Chúa Giêsu, Đấng cứu  độ chúng ta.

264. Động lực tốt nhất cho quyết định truyền thông Tin Mừng là chiêm niệm nó với tình yêu.

265. Toàn diện cuộc đời của Đức Giêsu, được chiêm niệm trong Tin Mừng, nói với đời sống chúng ta và đáp ứng những nhu cầu sâu xa nhất của mọi người, là kho tàng sự sống và tình yêu, không thể lừa dối.

266. Người môn đệ truyền giáo biết rằng Đức Giêsu đang lành trình với mình, nói với mình, hít thở với mình, làm việc với mình.

267. Kết hợp với Đức Giêsu, chúng ta hãy tìm kiếm những gì Ngài tìm kiếm, chúng ta hãy yêu mến những gì Ngài yêu mến.

- Niềm vui thiêng liêng được trở thành một dân tộc.

268. Phát triển sự nếm cảm thiêng liêng được ở gần đời sống dân chúng: truyền giáo vừa là niềm say mê Đức Giêsu, vừa là niềm say mê dân của Ngài.

269. Thật tốt cho chúng ta biết bao khi chiêm ngắm Đức Giêsu gần cận với mọi người! (và hãy theo Ngài trên con đường lày).

270. Đức Giêsu muốn chúng ta chạm vào nỗi khốn khổ: của con người, chạm vào da thịt đau khổ của kẻ khác... Ngài mong chúng ta ngưng tìm kiếm những nơi trú ẩn cá nhân hay cộng đoàn, khiến chúng ta xa cách trọng tâm những thảm cảnh của con người.

271. Trình bầy niềm hy vọng của chúng ta với sự dịu dàng và thái độ tôn trọng, chiến thắng “sự dữ bằng việc lành”, không mệt mỏi “làm điều thiện”,  không có ý định hơn người, bằng cách là những người nam nữ của dân chúng, không tranh luận những chỉ thị của Lời Chúa.

272. Chúng ta hãy đến gần những người khác với tình yêu, và khám phá ra điều mới mẻ nào đó của Thiên Chúa.

273. Sứ vụ  phải là phần “phụ thêm”, tôi là một sứ vụ trên trái đất này, và đó là lý do tôi đang ở trong thế gian.

274. Mọi người đều xứng đáng nhận sự hiến thân của chúng ta, bởi lẽ họ là công trình của Thiên Chúa.

- Hoạt động mầu nhiệm của Chúa Phục Sinh và Thần Khí Ngài.

275. Đừng tin rằng không gì có thể thay đổi, nhưng hãy tin vào quyền năng của Đức Kitô.

276. Sự sống lại của Đức Kitô không phải là một biến cố của quá khứ, nhưng là sức mạnh sống động hôm nay.

277.  Không dứt khoát hạ tay xuống, không tìm kiếm mình trong một thái độ khát khao kiếm chác được người khác nhận biết, đừng chôn vùi Tin Mừng dưới nhiều lý do bào chữa.

278. Hãy tin rằng Đức Giêsu thật sự yêu thương chúng ta, Ngài đang sống động, Ngài có thể can thiệp cách kỳ diệu.

279. Hãy xác tín rằng Thiên Chúa có thể hành động trong mọi tình huống, ngay cả giữa những sự việc bề ngoài xem như thất bại.

280. Để duy trì nhiệt tình truyền giáo sống động, cần phải tín thác vững vàng vào Chúa Thánh Thần, và từ chối ước muốn tính toán và kiểm soát mọi sự.

- Sức mạnh truyền giáo của việc chuyển cầu.

281. Chuyển cầu không ngừng tại trường học của thánh Phaolô.

282. Và không ngừng tạ ơn cũng tại trường học của thánh Phao lô.

283. Những người nam nữ vĩ đại của Thiên Chúa đến là những người chuyển cầu tuyệt vời.

II. ĐỨC MARIA, MẸ CỦA CÔNG CUỘC PHÚC ÂM HÓA

284. Cùng với Chúa Thánh Thần, luôn có Mẹ Maria ở giữa dân chúng.

285. Đức Giêsu không  muốn chúng ta hành trình mà lại không có một người Mẹ và Ngài mặc khải cho chúng ta điều đó khi Mẹ Maria đứng dười chân thập giá.

286. Mẹ Maria là Đấng biết cách biển một hang nuôi súc vật thành một ngôi nhà cho Chúa Giêsu,...(chiêm ngắm con đường của Mẹ Maria).

- Ngôi Sao của công cuộc Tân Phúc Âm Hóa.

287. Chúng ta xin Mẹ của Tin Mừng hàng sống cầu bầu cho chúng ta, để toàn thể cộng đoàn Giáo Hội chấp nhận lời mời gọi bước vào giai đoạn mới của công cuộc Phúc Âm hóa này.

288. Có một kiểu Maria trong hoạt động loan báo Tin mừng của Giáo Hội (chiêm ngắm cuộc hành trình của Mẹ Maria).

PHẦN III:

VẤN TÂM TỪ TÔNG HUẤN NIỀM VUI TIN MỪNG

1. “Niềm vui Tin Mừng tràn ngập tâm hồn và toàn thể đời sống của những người gặp gỡ Chúa Giêsu. Có những Kitô hữu xem ra mang vẻ mặt Mùa chay, chứ không phải Mùa Phù Sinh.

- Tôi có vui không? Tôi có làm gì để vun trồng, nuôi dưỡng, phát triển niềm vui Kitô giáo hay không? Tôi có chống lại thế giới hiện nay, vì sự cống hiến nhiều hình thức tiêu thụ đầy tác hại của nó, tạo ra một thứ buồn tẻ cá nhân, đó là tâm hồn thích yên vị và keo kiệt, do thái độ tìm kiểm những thú vui nhất thời cách bệnh hoạn, và do lương tâm bị cô lập? Tôi có trở thành con người dễ phật ý, ưa bất mãn và thiếu sinh động ?

2. “Thiên Chúa không bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi tha thứ; nhưng chính chúng ta lại cảm thấy mệt mỏi khi nài xin lòng thương xót của Ngài”.

- Tôi có cảm thấy mệt mỏi khi xin ơn tha thứ, lúc xưng tội không? Tôi có cử hành bí tích này nhiều lần trong năm không? Tôi có trung thực và chân thành khi thú nhân tội lỗi không? Tôi có nản lòng trước tội lỗi của mình không?

3. “Trong mọi hình thức loan báo Tin Mừng, phải luôn đặt Thiên Chúa lên hàng đầu, Đấng đã muốn mời gọi chúng ta cộng tác với Ngài và khích lệ ta với sức mạnh của Thần Khí Ngài”.

- Thiên Chúa có được ưu tiên, không chỉ trong lúc tôi cầu nguyện mà cả trong suốt đời sổng của tôi không? Tôi đã sẵn sàng sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần thế nào? Cá nhân có cầu nguyện riêng? Có năng đọc Lời Chúa? Năng lãnh nhận các Bí tích?

4. Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có bổn phận loan báo Tin Mừng ấy không loại trừ một ai,  như người áp đặt một bổn phận mới, nhưng đúng hơn như người chia sẻ một niềm vui, vạch ra một chân trời hy vọng, cống hiến một bữa tiệc ngon. Hội Thánh không lớn lên bằng chiêu dụ, nhưng “nhờ sự thu hút”.

- Tôi đã cống hiến khuôn mặt nào của Hội Thánh? Niềm vui của tôi có sức lôi cuốn đối với người khác không? Tôi có lo lắng loan báo Tin Mừng không? Có mời gọi mọi người mà tôi tiếp cận đến gặp gỡ Chúa Kitô không ? Có để cho Ngài yêu mến? Tôi có sống hiệp thông với Hội Thánh không?

5. “Mục vụ liên kết với truyền giáo đòi hỏi phải bỏ tiêu chuẩn mục vụ tiện lợi “ta vẫn luôn làm như thế”. Tôi mời gọi mọi người hãy mạnh dạn và sáng tạo trong bổn phận suy xét lại những mục tiêu, cơ cấu, phong cách và các phương tiện loan báo Tin Mừng của cộng đoàn mình”.

- Tôi có bị các thói quen làm cho tê liệt không? Tôi có thái lộ mạnh dạn không? Sáng tạo không? Hay luôn vọng tưởng quá khứ? Tôi có để cho Chúa Thánh Thần tới viếng thăm không?

6. “Ngày nay và luôn mãi”, “những người nghèo là những người được ưu tuyển đón nhận Tin Mừng”, và việc loan báo rin Mừng được trao tặng nhưng không cho họ, là dấu chỉ vương quốc mà Đúc Giêsu mang đến. Cần phải quả quyết rõ ràng rằng, luôn có mối liên kết không thể chia rẽ giữa đức tin của chúng ta với người nghèo. Chúng ta không bao giờ để cho họ phải cô độc. Chắc chắn và không cần lý giải, ai làm suy giảm sứ điệp rất rõ ràng này, sẽ  thể tồn tại”.

- Tôi đã đối xử với người nghèo thế nào? Tôi đã làm gì cho họ? Cùng với họ? Họ có hiện diện trong lời cầu nguyện, những hành động, và những chi phí của tôi không? Tôi có quan tâm đến đời sống thiêng liêng của họ không?

7. “Cũng như giới răn” không được giết người đặt ra một giới hạn rõ ràng để giải quyết giá trị của sự sống con người, ngày nay chúng ta cũng phải nói “không” với một nền kinh tế loại trừ và gây chênh lệch xã hội. Một nền kinh tế như thế chỉ giết hại”.

- Việc tiếp tay của tôi với nền kinh tế giết hại, với việc toàn cầu hóa thái độ dửng dưng là gì? Tôi có nhạy cảm với những bất công? Tôi có dễ động lòng trắc ẩn? Tôi có ích kỷ đến nôi chỉ nghĩ đến mình, đến tiện nghi, đến an toàn của riêng mình không?

8. Khủng hoảng tài chính mà chúng ta trải qua thường làm cho chúng ta quên răng, nó có nguồn gốc sâu xa từ một khủng hoảng về nhân loại học: việc phủ nhận tính ưu việt của con người! Chúng ta đã tạo ra những ngẫu thần mới. Việc thờ lạy con bò vàng xưa kia (x. Xh 32,1-35) đã tìm được một phiên bản mới và tàn nhẫn trong chủ thuyết tôn thờ tiền bạc quá đáng và qua chính sách độc tài kinh tế phi nhân và  không có mục đích nhân bản đích thực.

- Tự do của tôi liên quan đến tiền bạc và mọi thứ ngẫu tượng của thế giới hiện đại là gì: vinh quang, quyền lực, tiền bạc, dục tính, thái độ từ chối tính ưu việt của con người?

9. “Gia đình trải qua một cuộc khủng hoảng văn hóa sâu xa, như tất cả các cộng đoàn và các mối tương quan xã hội (...) Hôn nhân có khuynh hướng bị coi như hình thức đơn thuần của sự mãn nguyện tình cảm, là điều có thể xây dựng bất kỳ cách nào và thay đổi theo cảm xúc của mỗi người. Nhưng sự đóng góp cần thiết của hôn nhân đối với xã hội vượt trên mức độ cảm xúc và những nhu cầu đột xuất của đôi bạn”.

- Cung cách ứng xử của tôi trong gia đình thế nào? Với người bạn đường của tôi? Với con cái? Với cha mẹ? Thái độ của tôi dấn thân để thăng tiến gia đình trong xã hội là gì? Tôi có sống đời đôi bạn ngoài hôn nhân không? Tôi đã giáo dục con cái tôi và những người trẻ thế nào về tình yêu, về thái độ tôn trọng tính khác biệt, về sự bổ sung phái tính? Tôi có từ chối trách nhiệm giáo dục của tôi không?

10. “Cần nhấn mạnh rằng, ngay cả những người bề ngoài tỏ ra có những xác tín giáo lý và thiêng liêng vững chắc, cũng thường rơi vào một lối sống bám víu vào sự an toàn tài chánh hay vào những không gian quyền lực và vinh quang loài người bằng bất cứ giá nào, thay vì hiến dâng đời mình cho tha nhân trong việc truyền giáo. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất nhiệt tâm truyền giáo!”.

-  Không ai tránh khỏi tình trạng thiếu trung thành với Tin Mừng. Tôi có cảm thấy thoải mái không? Tôi có tình nguyện để loan báo Tin Mừng bằng lời nói và qua phong cách sống của tôi không? Tôi có hiến dâng đời sống với niềm vui không? Tôi có tín thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa không ?

11. “Thất vọng với thực tại, với Giáo Hội hoặc với chính mình, các Kitô hữu sống cơn cám dỗ bám víu không ngừng vào một nồi buồn mơ hồ, không chút hy vọng: com cám dỗ ấy xâm nhập vào tâm hồn họ như “rượu quý giá nhất của ma quỷ”. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm vui loan báo Tin Mừng!”.

- Tôi có để cho mình rơi vào tình trạng thất vọng, buồn phiền, biếng nhác không? Tôi đương đầu thế nào với những đối kháng, với những thất bại bề ngoài khi tôi bị phê bình chỉ trích, khi tôi gặp những thánh giá? Tôi có ý thức trước những cạm bẫy của ma quỷ không?

12. “Một trong những cơn cám dỗ nghiêm trọng nhất bóp nghẹt sự nhiệt tình và lòng can đảm là cảm giác thất bại, biến chúng ta: hành những người bi quan bất mãn và thất vọng, với khuân mặt u tối. Không ai có thể ra trận, nếu trước đó không hoàn toàn hy vọng vào cuộc chiến thắng. Chúng ta đừng để bị cướp mất niềm ly vọng!”.

- Tôi đã ứng xử thế nào trước thất bại, thập giá, những giới hạn và khiếm khuyết của tôi? Tôi có thiếu tin tưởng vào Chúa? Vào tôi? Nơi những người khác? Tôi có can đảm, kiên nhẫn hay nhát đảm? Tôi có thiếu hy vọng không ? Tôi có là người nghiêng về chủ nghĩa thất bại và thường có thái độ thụ động không?

13. “Ra khỏi mình để kết hợp với người khác là việc thiện hảo. Đóng khung trên mình có nghĩa là nếm nọc độc cay đắng trong mình, và trong tất cả chọn lựa ích kỷ ta làm, thì tình nhân loại sẽ bị hạ thấp”. Chúng ta đừng để mình cướp mất cộng đoàn!”.

- Và tình yêu huynh đệ thể nào? Tình yêu tha nhân và ý thức sự hiệp thông ra sao? Sự tham gia của tôi cùng với người khác vào đời sống Giáo hội thế nào? Tôi có sổng ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, khép kín trên mình không? Tôi có sợ kẻ khác không?

14. “Tinh thần thế tục, núp ẩn đằng sau những hình thức bề ngoài của tôn giáo và ngay cả tình yêu Giáo hội, hệ tại ở việc tìm kiếm, thay vì tìm vinh quang Thiên Chúa, lại đi tìm vinh danh con người và hạnh phúc cá nhân. Chúng ta đừng để mình bị cướp mất Tin Mừng!”.

- Đời sống của tôi có chịu ảnh hưởng của Tin Mừng hay của thế gian và cách sống của nó? Tôi có là một thứ Pharisêu, bề ngoài thì đẹp đẽ nhưng bên trong lại thối rữa không? Tôi có ăn gian nói dối, chuộng vẻ bề ngoài, phê bình, chỉ trích, kết án... không ?

15. “Có biết bao cuộc chiến trong Dân Chúa và trong các cộng đoàn khác nhau! Trong khu phố, ở sở làm, có biết bao cuộc chiến xảy ra do ghen ghét và đố kỵ, ngay cả giữa các Kitô hữu. Tinh thần thế tục hướng một số Kitô hữu gây chiến với các Kitô hữu khác là những người cản trở việc tìm kiếm quyền lực, uy tín, thú vui và an toàn kinh tế của họ,... Thay vì thuộc về một Hội Thánh toàn thể, với sự phong phú đa dạng của nó, họ thuộc về nhóm này hay nhóm nọ, tự cho mình khác người hay đặc biệt (...) Chúng ta đừng để mình bị cướp mất lý tưởng tình yêu huynh đệ!”.

- Tôi là một người của hiệp thông hay chia rẽ? Tôi có hay phê bình? Ghen tương? Cạnh tranh, so sánh không? Tôi có cảm thấy khó khăn khi phải tha thứ? Hay xin lỗi không?

16. “Những thách đố hiện hữu là để được khắc phục. Chúng ta phải thực tế nhưng  đánh mất niềm vui, lòng can đảm và sự dấn thân đầy tràn hy vọng! Chúng ta đừng để mình bị cướp mất sức mạnh truyền giáo! Một đức tin đích thực - không bao giờ được thoải mái và mang tính cá biệt - luôn bao hàm một ước muốn sâu xa thay đối thế giới, thông truyền các giá trị, để lại một điều nào đó tốt hơn sau cuộc vượt qua của chúng ta nơi trần thế”.

- Đâu là thái độ dấn thân của tôi trong xã hội, trong chính trị, trong văn hóa, trong giáo dục, trong các hiệp hội gia đình? tôi có muốn giúp thế giới trở nên tốt hơn không? Tôi có tôn trọng công trình sáng tạo không?

17. “Trong số những kẻ yếu đuối này, mà Giáo hội muốn chăm sóc với lòng yêu thương đặc biệt, cũng có những thai nhi, là những con người không có khả năng tự vệ nhất và vô tội nhất trong tất cả mọi người, là những con người mà ngày nay bị người ta phủ nhận nhân phẩm để họ có thể làm những gì họ muốn bằng cách tước đoạt sự sống của các em và cổ vũ những tạo luật, để không ai có thể ngăn cản được hành động ấy”.

- Tôi có bảo vệ sự sống không? Tôi có xúc phạm đến sự sống không Cách trực tiếp hay gián tiếp? Tôi có nâng đỡ các hiệp hội bảo vệ sự sống không? Ai sẽ đón nhận các trẻ em và những người khuyết tật?

18. “Có những người hoạt động chính trị - kể cả những người lãnh đạo tôn giáo - thường tự hỏi tại sao dân chúng lại  hiểu họ,  theo họ, trong khi những đề nghị của họ rất lôgic và rất sáng sủa. Có lẽ, vì họ năm trong sự thông trị của ý tưởng thuân túy và giản lược chính trị hay đức tin vào thuật hùng biện”.

- Tôi có sống thực tế không? Tôi có sống trong thế giới của tôi không? Hiện thực, tưởng tượng? Tôi có tìm kiếm chân lý không? Tôi có ưa nói, phê bình hay thích hành động?

19. “Có một nguy cơ là: một số giây phút cầu nguyện lại biến thành cớ để  không hiến mình cho sứ vụ, bởi lẽ việc tư nhân hóa phong cách sống có thể dẫn các Kitô hữu đến ẩn mình trong những linh đạo sai lệch. Đối với mọi giây phút của lịch sử, sự yếu đuổi của con người luôn xuất hiện, cũng như thái độ tìm kiếm mình cách bệnh hoạn, khuynh hướng vị kỷ thoải mái và cuối cùng, dâm dục luôn rình rập tất cả chúng ta”.

- Đời sống thiêng liêng của tôi có mở đến Thiên Chúa và người khác hay chỉ khép kín cách ích kỷ trên tôi? Đời sống ấy có là một chút thoải mái cá nhân một thỏa mãn ích kỷ?

20. “Với Chúa Thánh Thần, Mẹ Maria luôn ở giữa dân chúng. Mẹ hiện diện với các môn đệ để kêu cầu Ngài (x. Cv 1,14), và do đó, Mẹ đã làm, bùng phát công cuộc truyền giáo vào ngày lễ Ngũ Tuần. Đức Maria là Mẹ của Hội Thánh truyền giáo, và  có Mẹ chúng ta  thể hiểu cách đầy đủ tinh thần Tân Phúc Ầm hóa”.

- Tôi có đưa Mẹ Maria vào nhà tôi  (x. Gal9,27)? Mẹ của Đức Kitô có là một kiểu mẫu đức tin cho tôi không? Tôi có thực thi Lời Chúa không? Tôi có cầu xin Mẹ và phó mình cho sự hiện diện đầy tình mẫu tử của Mẹ không?

“Bạn hãy can đảm và đi xưng tội”

(Đức Giáo hoàng Phanxicô)




Các bài viết mới hơn
     Sứ điệp Mùa Chay 2022 của Đức Thánh Cha Phanxicô
     Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo 2022
     SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHO NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN GIÁO 2021
     Các tài liệu liên quan đến Tông Thư Maximum Illud
     TÌM HIỂU VẾ SẮC LỆNH TRUYỀN GIÁO
     HIỂU và SỐNG "TÔNG HUẤN NIỀM VUI TIN MỪNG"

Các bài viết cũ hơn
     Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô cho Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo 2015
     VĂN KIỆN: TÔNG HUẤN, TÔNG THƯ, TỰ SẮC, THÔNG ĐIỆP
     Toàn văn Sứ điệp Mùa Chay 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô
     TÔNG HUẤN EVANGELII GAUDIUM – NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG
     Bài Huấn dụ của ĐTC Benedicto XVI Ngày thứ tư, ngày 19-9-2012
     HUẤN THỊ COOPERATIO MISSIONALIS VỀ VIỆC CỘNG TÁC TRUYỀN GIÁO
     HUẤN THỊ COOPERATIO MISSIONALIS.Hồng Y TOMKO Jozef.
     Tông Thư Porta Fidei – Cánh Cửa Đức Tin
     Bài Huấn Dụ của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI trước Kinh Truyền Tin, Chúa Nhật ngày 19-8-2012
     Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Hàn Lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội