Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Vọng > Tuần 4

SUY NIỆM MÙA VỌNG

CHỨNG NHÂN ÁNH SÁNG

 

NCPEBXCA797KPXCAOZ2KGCCA75WE24CAK6INQCCAGV9YA9CAO0FAX7CAWJMJD4CA8S7MABCAWK0YI3CA6O4J2RCAV5F66ZCAMRR5F3CA6HR70DCAW4W069CAXSU0Q1CADZZUNNCA949AF7CA4ZTX9L.jpg1. Tiền nguyện:

            Lạy Chúa Giêsu, chúng con đang sống trong Mùa Vọng là mùa mà Mẹ Hội Thánh mời gọi các con cái mình chuẩn bị tâm hồn đón mừng kỷ niệm ngày Chúa giáng trần. Nhưng không chỉ để mừng như một ngày lễ hội như bao người khác, Hội Thánh còn tuyên xưng Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét trong ngày cánh chung. Tuy nhiên, trong hiện tại còn có một lần Chúa đến nữa, đó là Chúa ngự đến cách nhiệm mầu trong tâm hồn chúng con bằng ân sủng, như lời Kinh Thánh đã nói: “Ai yêu mến Ta, thì Cha Ta sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ đến và cư ngụ trong người ấy”. Có điều là chúng con có nhận ra được sự hiện diện của Ngài trong cuộc sống, trong những người chúng con gặp gỡ tiếp xúc, trong mỗi cảnh huống của cuộc đời hay không, và chúng con có sẵn sàng và khiêm tốn đón nhận và để Ngài lớn lên trong cuộc đời của mình hay không. Xin cho chúng con gặp được Ngài trong giờ suy niệm này và để Ngài thực hiện nơi chúng con những điều Ngài muốn.

2. Khung cảnh: Ga 1,6-8.19-28

Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gio-an. Ông đến để làm chứng, và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin. Ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng.

Và đây là lời chứng của ông Gio-an, khi người Do-thái từ Giê-ru-sa-lem cử một số tư tế và mấy thầy Lê-vi đến hỏi ông : "Ông là ai ?" Ông tuyên bố thẳng thắn, ông tuyên bố rằng : "Tôi không phải là Đấng Ki-tô." Họ lại hỏi ông : "Vậy thì thế nào ? Ông có phải là ông Ê-li-a không ?" Ông nói : "Không phải." - "Ông có phải là vị ngôn sứ chăng ?" Ông đáp: "Không." Họ liền nói với ông : "Thế ông là ai, để chúng tôi còn trả lời cho những người đã cử chúng tôi đến ? Ông nói gì về chính ông ?" Ông nói : Tôi là tiếng người hô trong hoang địa : Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi, như ngôn sứ I-sai-a đã nói. Trong nhóm được cử đi, có mấy người thuộc phái Pha-ri-sêu. Họ hỏi ông : "Vậy tại sao ông làm phép rửa, nếu ông không phải là Đấng Ki-tô, cũng không phải là ông Ê-li-a hay vị ngôn sứ ?" Ông Gio-an trả lời : "Tôi đây làm phép rửa trong nước. Nhưng có một vị đang ở giữa các ông mà các ông không biết. Người sẽ đến sau tôi và tôi không đáng cởi quai dép cho Người." Các việc đó đã xảy ra tại Bê-ta-ni-a, bên kia sông Gio-đan, nơi ông Gio-an làm phép rửa.

3. Suy niệm:

a/ Gioan, vị chứng nhân của Ánh Sáng:

            Gioan Tiền Hô được gọi là chứng nhân của Ánh Sáng. Một tước hiệu đẹp biết bao. Thật vậy, trong Mùa Vọng không ai tiêu biểu hơn Gioan Tiền Hô. Ông là vị ngôn sứ cuối cùng và cao cả của Cựu Ước (Lc 1,17; Mt 11,9), là người nối kết giữa cái quá khứ và tương lai, giữa điều có trước và cái đến sau.

            Các ngôn sứ khác loan báo ngày Chúa đến, còn Gioan chỉ Chúa cho người ta “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian, chính Người là Đấng tôi đã nói trước…” (Ga 1,29). Biệt hiệu “Tiền Hô” cho ta biết toàn bộ sứ mạng của Ngài “Hài Nhi hỡi, con sẽ mang tước hiệu là ngôn sứ của Đấng Tối Cao: Con sẽ đi trước Chúa, mở lối cho Người, bảo cho dân Chúa biết rằng Người sẽ cứu độ, là tha cho họ hết mọi tội khiên” (Lc 1,76-77).

            Nhưng bản thân ông nào đâu có tự phụ xưng mình là vĩ đại, là quan trọng. Ông khiêm tốn ý thức sứ mạng của mình là “tiếng kêu”, là người dọn đường cho Chúa đến, là chứng nhân cho Ánh Sáng. Ông làm chứng cho Ánh Sáng bằng lời nói và đời sống của mình. Chính lời nói và đời sống của Gioan Tiền Hô đã khiến những người Do-thái phải đặt câu hỏi và ngay cả tưởng ông là Đấng Kitô Cứu Chúa. Lời rao giảng của Gioan tóm tắt lại trong một câu: “Anh em hãy sám hối, vì Nước Thiên Chúa đã đến gần” (Mt 3,2). Điều này khiến người ta liên tưởng đến “Ngày của Chúa”, ngày mà các ngôn sứ đã từng loan báo, ngày mà muôn dân sẽ bị phán xét, thanh lọc và một “số sót” được thừa hưởng điều Chúa đã hứa và kế tục sứ mạng của Dân Thánh. Hơn nữa, cả cuộc đời của Gioan Tiền Hô gắn chặt với sứ mạng chứng nhân của mình, gắn chặt với cuộc đời Đấng Cứu Thế. Ngài sống cho sứ mạng đó và chết cho sứ mạng đó, sứ mạng làm chứng cho Ánh Sáng, làm chứng cho Sự Thật, làm chứng cho Đức Kitô.

b/ Ánh sáng hiện diện giữa chúng ta:

            Chính lời rao giảng và cách sống của Gioan đã khiến những người Do-thái phải chắc mắc về lai lịch của ông: “Ông có phải là Đấng Kitô không?”, “Vậy ông là ai?”, vì lời rao giảng và cách sống của ông chỉ có nơi các ngôn sứ và nơi Đấng Kitô mà thôi. Câu trả lời của Gioan thật khiêm tốn rằng ông không phải là Đấng Kitô. Ông chỉ là “tiếng kêu”, một “tiếng kêu” về người khác, chỉ là tiếng vang vọng về Đấng Kitô. Còn Đấng Kitô, Đấng mà ông loan báo, Đấng mà ông kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn để Ngài đến, Đấng ấy đã đến rồi và “đang hiện diện giữa các ông mà các ông không hay biết”.

            Đấng Kitô đã đến rồi, nhưng Ngài không hiện diện ở một nơi duy nhất. Ngài là Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Ngài hiện diện giữa những hy vọng, giữa những cuộc chiến tranh, giữa những tình yêu thương con người dành cho nhau… Giáo Hội, kitô hữu là cộng đoàn, những con người đã “nhận biết” và “gọi tên” Đấng mà con người đang mong đợi và dò dẫm kiếm tìm. Ngài đang hiện diện giữa những khát vọng công lý và hoà bình. Ngài hiện diện nơi những con người đau khổ, thất vọng, bệnh tật… đang cần sự an ủi, chia sẻ; và Ngài cũng đang hiện diện nơi những con người thiện chí đang phục vụ trong các bệnh viện, trung tâm cai nghiện, nơi những chứng nhân âm thầm trong các khu ổ chuột, nghèo khổ… Đó là Đấng mà “Ta đói các ngươi đã cho ăn, ta đau khổ các người đã an ủi nâng đỡ…”. Hôm nay, “Thiên Chúa đã làm người và trong Đức Kitô mà bản tính con người được nâng lên tới phẩm giá siêu việt. Và điều đó không phải chỉ có giá trị cho các kẻ tin Đức Kitô, nhưng đúng ra cho hết mọi người thiện chí, được ơn thánh hoạt động cách vô hình trong tâm hồn…” (GS 22). Tất cả những việc làm của chúng ta cho những anh chị em chung quanh với lòng yêu mến đều có giá trị cứu độ, vì đó là sự phản chiếu ánh sáng của Đấng Emmanuel.

c/ Nhìn vào Gioan Tiền Hô cho đời chứng nhân kitô hữu:

            Có thể nói sau Mẹ Maria, không ai vinh dự hơn Gioan Tiền Hô là người đi trước dọn đường cho “Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Đấng là Con Thiên Chúa và cũng là Thiên Chúa. Đấng đến để giải thoát con người khỏi thế lực của tội lỗi và sự chết. Nhưng hình ảnh con người Gioan Tiền Hô thật khiêm tốn. Ông ý thức vai trò tiền hô của mình và chu toàn trọn vẹn sứ mạng đó. Ông sẵn sàng “biến đi” để người được “lớn lên” (Ga 3,30). Ông không phải là Ánh Sáng, nhưng chỉ là cây đèn nhỏ đốt sáng để người khác nhận rõ hơn khuôn mặt của Thiên Chúa làm người (Ga 5,35).

            Mỗi người kitô hữu khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy là chúng ta được tham dự vào sứ mạng chứng nhân của Hội Thánh, được mời gọi làm cho khuôn mặt của một vị Thiên Chúa yêu thương, gần gũi, chia sẻ được rạng sáng trong mọi lời nói và cách sống của mình. Người kitô hữu không được mời gọi để làm chứng và sáng danh chính mình, nhưng là làm chứng và sáng danh Thiên Chúa: “Dù anh em ăn hay uống hay bất cứ việc gì, anh em hãy làm vì danh Đức Giêsu Kitô”, và như thế, “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống mà là chính Chúa Kitô sống trong tôi”.

            Như Gioan Tiền Hô đã làm cho những người Do-thái phải đặt vấn đề về cách sống của mình như là Đấng Kitô, như là các ngôn sứ vì đời sống thánh thiện và gương sáng của ông, thì người kitô hữu cũng hãy là dấu chỉ của một Thiên Chúa đang hiện diện và hoạt động trong thế giới này bằng đời sống yêu thương, bác ái, chia sẻ và huynh đệ như Chúa Kitô đã dạy “Người ta cứ dấu này mà nhận biết anh em là môn đệ Thầy là anh em yêu thương nhau”.

3. Lời nguyện kết:

            Lạy Chúa Giêsu yêu mến, Chúa đã đến rồi và đang hiện diện giữa chúng con và trong những con người chúng con gặp gỡ và trong từng trạng huống của cuộc đời. Chúa muốn “Danh Chúa được cả sáng” và Tin Mừng của Chúa được loan truyền khắp hoàn cầu. Chúa muốn mỗi người chúng con là những “Gioan Tiền Hô” giới thiệu Chúa và ơn cứu độ của Ngài cho thế giới hôm nay. Chúng con rất ước mong làm được điều đó, nhưng trước hết chúng con xin Chúa soi sáng cho chúng con biết nhận ra và dẹp bỏ trong con người mình những núi đồi của lòng tự kiêu tự mãn, những quanh co của ích kỷ, của lòng hận thù, của tham sân si, để xứng đáng đón rước Chúa vào “nhà mình” và để Chúa được lớn lên trong chúng con. Khi đó, như một cách tự nhiên của ơn thánh, chúng con trở nên những “chứng nhân của Ánh Sáng” trong thế giới hôm nay. Amen

Linh mục Giuse Nguyễn Đức Thắng

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần IV Mùa Vọng C_ Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần IV Mùa Vọng C_Lm Antôn Maria Vũ Quốc Thịnh
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần IV Mùa Vọng C_ Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư tuần IV Mùa Vọng - Nt. Maria Nguyễn Kim Khánh
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần IV Mùa Vọng Năm C - Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần IV Mùa Vọng Năm C - Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần IV Mùa Vọng C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần IV Mùa Vọng - Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần IV Mùa Vọng - Lm J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần IV Mùa Vọng

Các bài viết cũ hơn
     LỄ GIÁNG SINH- “EMMANUEL, THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÙNG TA”. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     LỄ THÁNH GIA-KỶ NIỆM ĐẸP. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN IV MÙA VỌNG NĂM A. Lm. GioanB Lại Anh Tuấn
     GIẤC MƠ. An-tôn Lương Văn Liêm
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM A-KHỞI ĐÂU MỚI TỪ THIÊN CHÚA. Lm Phaolo Nguyễn Văn Đông
     TÂM SỰ VỚI CHÚA MỖI NGÀY ( Từ ngày 17/12/2010 đến ngày 03/01/2011) . Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM A. Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
     THỨ 5 TUẦN THỨ 4 MÙA VỌNG
     CHÚA NHẬT THỨ IV MÙA VỌNG NĂM C -- Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     CHÚA NHẬT THỨ IV MÙA VỌNG NĂM C - LÀM GƯƠNG - Lm. Jos Tạ Duy Tuyền