Ngày 26 tháng 7
THÁNH GIOAN KIM VÀ THÁNH ANNA
Song thân Đức Maria, lễ nhớ
Cha mẹ của Đức Maria, tức ông bà ngoại của Đức Giê-su, đã không được nêu tên trong Tân Ước, cũng không có trong bản gia phả của Phúc Âm thánh Mát-thêu, cũng như của thánh Luca.
Danh tánh Gio-an kim và An-na được gặp thấy lần đầu tiên trong một tác phẩm ngụy thư được viết để tôn kính Đức Trinh Nữ Ma-ri-a vào khoảng năm 200. Danh tánh bà An-na (Hanna) gợi cho chúng ta nhớ đến người mẹ của ngôn sứ Sa-mu-en (1Sm 1); bà được chồng yêu mến và được Thiên Chúa chúc phúc.
Thánh An-na được Giáo Hội Đông phương tôn kính từ thế kỷ thứ V; và hiện tại, người Hy Lạp hằng năm vẫn kính nhớ trong 3 ngày lễ. Lễ kinh thánh An-na được phổ biến ở Giáo Hội Tây phương vào thế kỷ thứ X. Thánh Gio-an kim thì mãi đến thế kỷ 16 mới thấy xuất hiện. Dù vậy, có một sự lên xuống trong thánh lễ mừng kính hai vị thánh này:
- Đức Giáo Hoàng Pi-ô V (+1572) loại bỏ thánh lễ kính thánh An-na.
- Đức Giáo Hoàng Grê-gô-ri-ô XIII (+1585) cho tái lập lại
- Đức Lê-ô XIII (+1903) cho tái lập và nâng lên bậc II
- Từ đó phụng vụ có:
+ ngày 26 tháng 7 mừng lễ thánh An-na
+ ngày 16 tháng 8 mừng lễ thánh Gio-an kim.
- Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI (+1987) canh tân phụng vụ, từ đó hai vị thánh được mừng chung vào ngày hôm nay: 26 tháng 7
CÁC BÀI ĐỌC
Bài đọc 1 :
Hc 44,1.10-15
Phúc Âm : Mt 13, 16-17
a) Bài đọc 1 : Sách Huấn Ca 44,1.10-15
Sự khôn ngoan và quyền lực của Thiên Chúa tỏ lộ trong dòng lịch sử, cũng
như trong các vẻ huy hoàng của thiên nhiên.
Huân Ca từ 42,15 đến 43,31 nói về mặc khải của Thiên Chúa trong thiên
nhiên; các chương 44-50, được gọi là “bài ca ngợi các Tổ Phụ”, tường trình cho
chúng ta việc Thiên Chúa nhúng tay vào lịch sử. Bài đọc hôm nay chỉ trích phần
khai đề.
Khác với những kẻ khác,
những người đạo đức của Do Thái trong qúa khứ, có được hy vọng và tương lai vĩnh cửu. Những kẻ
khác là ai ? Đó là những anh hùng thời Hy Lạp và của các dân tộc khác. Nói
rằng, họ bị quên lãng thì quá đáng (44,9), vì thực tế, qua bao thế kỷ người ta
vẫn ca ngợi họ. Nhưng bao thế kỷ là gì ? Điểu này chúng ta cũng có thể đật
thành câu hỏi đối với những người đạo đức của ít-ra-en (44,10). Cả họ cũng tiếp
tục sống trong ký ức của con cháu. Bài đọc hôm nay cũng không nhằm vào việc
tiếp tục sông (trong ý nghĩa bất tử và phục sinh).
Người tín hữu biết rõ ngoài giáo lý về sự bất tử, các tổ phụ của Cựu Ước
vượt trổi những người khác ở chỗ : họ có một miêu duệ siêu vượt, chính là Chúa
Giêsu Kitô.
b) Phúc Âm : Mt 13,1647
Các môn đệ hỏi Chúa, tại sao Ngài không nói rõ ràng mà chỉ dùng dụ ngôn
để nói với dân chúng (Mt 13,10). Câu trả lời của Chúa : “Chứng con thì được ban
cho... còn người khác thì không.”
Như thế là có một mầu nhiệm về ơn gọi và tuyển chọn : mầu nhiệm của
Thiên Chúa và mầu nhiệm của chính con người. Các môn đệ của Chúa Giê-su được
tuyển chọn và được diễm phúc hơn những người đồng thời của mình ; họ nghe mà
thật không nghe, thấy mà không hiểu ; cả “những ngôn sứ và các người công chính
của Cựu Ước” cũng không hiểu được mầu nhiệm Nước Trời, như các môn đệ ngày nay
đang hiểu.
Đối với môn đệ của Chúa Giê-su, Nước Trời không phải chỉ là hy vọng, một
sự yên ủi cho tương lai, một sự khao khát mong chờ, những là một thực tại cụ
thể. Hiện ngay bây giờ chính là khúc quanh chuyển đổi từ khổ ải sang cứu độ :
tất cả diễn ra trong chính Con người Đức Giê-su, qua lời và hành động của Người.
BÀI PHÚC ÂM : Mt 13, 16 - I7
“Còn anh em, mắt anh em thật có phúc vì được thấy, tai anh em thật có
phúc, vì được nghe. Quả thê', Thầy bảo thật anh em, nhiều ngôn sứ và nhiều người
công chính đã mong mỏi thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, nghe điều
anh em đang nghe, mà không được nghe.”