Ngày 29 Tháng Chín
CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN MI-CA-EN, GÁP-RI-EN, RA-PHA-EN
Thiên thần
theo tiếng Do Thái Mal’Pak có nghĩa là sứ giả là một danh từ để chỉ
tất cả các vị thần thánh trên trời hằng cận kề Thiên Chúa và khác biệt với con
người. Trước hết, các Thiên thần là cộng đoàn đông đảo những vị thờ lạy Thiên
Chúa hằng sông. Các vị ấy hiện diện cách vô hình để hướng dẫn dòng lịch sử cứu
độ. Các vị cũng là những sứ giả của Chúa có nhiệm vụ mặc khải cho con người
biết các kế hoạch của Chúa và loan báo mệnh lệnh của Chúa.
Khi mừng
kính các Vị Tổng lãnh Thiên thần Mi-ca-e, Gáp-ri-en và Ra-pha-en, Giáo Hội cũng có ý mừng
kính tất cả chư vị Thiên thần. Hợp ý với Giáo Hội, chúng ta cũng hãy kính dâng
lên các ngài lòng tôn kính, biết ơn và nguyện xin các ngài hằng bầu cử cho
ta trước toà Chúa.
Trong một
bài giảng, thánh Ghê-gô-ri-ô Cả Giáo Hoàng đã giúp chúng ta hiểu biết thêm về
các Thiên thần. Ngài nói: “Các Thánh Thiên thần ở trên trời
không phải bao giờ cũng được gọi là “thiên sứ”. Các vị ấy chỉ là “thiên sứ” khi
được sai đi loan báo một điều gì- Các vị loan báo điều nhỏ thì gọi là “thiên
sứ”, còn vị nào loan báo điều lớn thì gọi là “Tổng lãnh thiên sứ”.
Vì thế,
không phải bất cứ thiên sứ nào cũng được sai đến với Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, mà
phải là Tổng lãnh thiên sứ Gáp-ri-en, vì một thiên sứ cao cả đến loan báo một
việc hệ trọng thật là chính đáng.
Về danh xưng
của các thiên sứ, Đức Giáo Hoàng nói tiếp: “Chỉ khi nào đến với chúng ta để thi
hành một tác vụ, các ngài mới mang tên gọi liên quan đến tác vụ đó. Vì thế
Mi-ca-e có nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa” — Gáp-ri-en có nghĩa là “Sức mạnh của
Thiên Chúa” và Ra-pha-en có nghĩa là “linh dược của Thiên Chúa”.
Năm 745, tại
Công đồng La-tê-ra-nô, Đức Giáo Hoàng Gia-ca-ri-a đã tuyên bố: Giáo Hội chỉ
nhìn nhận ba tên gọi chính thức đó mà thôi.
Mi-ca-e có
nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa”. Nên mỗi khi có việc cần đến sức mạnh diệu kỳ,
thì đức Mi-ca-e được phái tới, để nhờ hành động và danh hiệu của ngài, chúng ta
hiểu được rằng không ai làm nổi việc mà chỉ có Thiên Chúa mới làm được” (Trích
bài đọc 2, các Tổng lãnh Thiên thần...). Bằng lối văn Khải Huyền, thánh Gio-an
tông đồ đã muôn diễn tả cuộc tranh hùng của Ác thần với tổng lãnh thiên sứ
Mi-ca-e. Cuộc tranh hùng để tống cổ tên Ác thần xuống nơi khổ hình đời đời,
kiếp kiếp.
“Bấy giờ, có
giao chiến trên trời: Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e và các Thiên thần giao chiến
với Con Mãng Xà. Con Mãng Xà cùng các Thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng
nó không đủ sức thắng được và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa. Con Mãng Xã
bị tống ra, đó
là Con Rắn Xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Sa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể
thiên hạ- bị tông xuống đất và các thiên thần của nó cũng bị
tốn xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên trời:
Thiên Chúa
chúng ta thờ Giờ đây ban ơn cứu độ,
Giờ đây biểu
dương uy lực với vương quyền,
Và Đức Ki-tô
của Ngài
Giờ đây cũng
biểu dương quyền bính,
Vì kẻ
tố cáo anh em của ta,
Ngày đêm tố
cáo họ trước toà Thiên Chúa,
Nay bị tông
ra ngoài” (Kh 12, 7-10)
Từ lâu Giáo
Hội vẫn nhìn nhận đức Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e là đấng bảo
trợ Giáo Hội và là thủ lãnh các thiên thần hầu quanh bàn thờ Chúa. Chính ngài
cùng tiếp tay dâng lên Thiên Chúa lễ vật của mọi người. Vì thế trong phần dâng
lễ, lúc xông hương, linh mục nại đến sự bầu cử của tổng lãnh thiên thần
Mi-ca-e để lễ dâng được Chúa đoái nhận. Và đó cũng là lý do khiến người ta hiểu rằng
vị thiên thần tay cầm bình hương vàng đứng cạnh bàn thờ được nói đến trong sách
Khải Huyền là chính Tổng lãnh Mi-ca-e (Kh 8, 3-4).
Từ thế kỷ XII, các nhà chú giải Kinh Thánh nghĩ rằng chính Tổng Lãnh Thiên Thần
Mi-ca-e đã hiện ra với ông Gia-ca-ri-a ở bên hữu bàn
thờ (Lc 1, 11). Thiết tưởng có của lễ nào xứng đáng hơn được dâng lên Thiên
Chúa bằng lòng thông hối của chúng ta? Vì thế trong kính Cáo mình,
sau khi cậy nhờ Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Giáo Hội cũng mời gọi chúng ta chạy đến với Đức
Tổng Lãnh Thiên Thần
Mi-ca-e để xin ngài bầu cử và hộ vực chúng ta chiến đấu
với Sa-tan đặc biệt là trong giờ hấp hối. Chúng ta hãy xin ngài
xua đuổi tên cám dỗ và đánh tan mưu chước của nó, để chúng ta được chết
lành và ngài sẽ đưa chúng ta về Thiên Quốc. Như lời Giáo Hội vẫn hát trong lễ
tiễn đưa người quá cố. Xin các Thiên thần dẫn đưa linh hồn về Thiên quốc, xin
các thánh tử đạo tiếp nhận linh hồn và đưa về thành thánh Giê-ru-sa-lem. Xin
đạo binh các Thiên thần đón nhận linh hồn và đưa về nơi an nghỉ vĩnh cửu cùng
với La-da-rô người nghèo khó xưa: “Xin Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e dẫn đưa
linh hồn về nơi ánh sáng
muôn đời”.
Vì thế,
chúng ta không lạ gì ngay từ những thế kỷ đầu, các tín hữu đã có lòng tôn sùng
đặc biệt đối với Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e và các Thiên thần. Tâm tình đạo
đức này nhiều khi thái quá đến nỗi thánh Phao-lô Tông đồ đã phải lên tiếng phản
đôi. Phải đợi đến thế kỷ III Giáo Hội mới qui định rõ rệt về sự tôn kính các
Thiên thần và nhiều ngày lễ kính các thiên thần đã được thay thế bằng những
ngày lễ Cung hiến các đại giáo đường.
Giáo Hội
Đông phương tôn sùng đặc biệt thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e. Ngoài ba ngày
lễ trọng hằng năm, người đông phương còn có thói quen nhận tên đệm là
Mi-ca-e để xin ơn “hộ phù” của Người.
Giáo Hội Tây
phương tôn kính vị Tổng Lãnh Thiên Thần. Vì có những sự tích kể về việc chính
vị Tổng Lãnh
Thiên Thần này đã hiện ra ba lần: Lần đầu tiên, thánh Ghê-gô-ri-ô, trong buổi
kiệu cầu cho khỏi bệnh dịch, đã nhìn thấy Đức Mi-ca-e hiện ra, tay cầm gươm
đứng trên lăng mộ ông Hát-riên. Lần thứ hai với một người chăn chiên tên là
Ga-gan truyền ông phải vận động xây một nhà thờ gần hang trên núi thánh Mi-ca-e.
Cũng tại đây, tức lần thứ ba ngài lại hiện ra với thánh Giám mục An-be-tô. Lòng
sùng kính lan tràn đến đâu, thì ở đấy người ta thi nhau xây cất nhiều nhà thờ,
kỳ đài, dâng kính ngài.
Lời nguyên
Lạy Chúa, là
Đấng thương trí vô song, Chúa đã muôn cho Thiên thần và người thế cộng tác vào
chương trình Cứu độ. Xin cho các Thiên thần đang phục vụ Chúa trên trời cũng
luôn luôn phù hộ chúng con ở dưới đất. Chúng con
cầu xin, nhờ Đức Giê-su Ki-tô Chúa chúng con.