CHÚA NHẬT
XXV TN A:
TỐT BỤNG VÀ GHEN TỨC
Nick
Vujicic, một người khuyết tật bẩm sinh, đã trở thành một người nổi tiếng. Anh
đã đi nhiều nơi trên thế giới để truyền cho mọi người một nghị lực sống. Anh đã
hai lần đến Việt Nam, và cả hai lần thuyết trình, anh đều nhận được sự hâm mộ,
thán phục của nhiều người. Trong mỗi bài nói chuyện hoặc phòng vấn, anh luôn thể
hiện trên gương mặt niềm vui và hạnh phúc, cho dù anh không có tay chân, nhưng
anh lại là một con người đa tài. Trong các cuộc nói chuyện, anh chưa bao giờ tỏ
ra phiền trách Thiên Chúa đã bất công khi dựng nên anh mà lại để anh khiếm khuyết
như thế ; trái lại, anh vẫn luôn cảm tạ Thiên Chúa đã cho anh được như vậy, và
cho anh được như hôm nay. Anh luôn nói về Thiên Chúa và gợi ý cho người nghe nhận
ra tình yêu thương của Thiên Chúa qua các bài nói chuyện của mình.
Thưa
quý OCACE, nhìn một người khuyết tật như Nick Vujici, chúng ta thường nghĩ rằng,
anh chắc phải oán trách Thiên Chúa ; nhưng không phải, anh đã luôn nhìn thấy một
Thiên Chúa quảng đại và yêu thương anh.
Còn ngược lại nhiều người trong chúng ta được Chúa cho có đầy đủ chây tay, sức
khỏe, trí tuệ, nghề nghiệp, mà nhiều khi chúng ta vẫn trách Thiên Chúa không
công bằng. Chúng ta ghen tị, so sánh mình với người khác.
Có
lẽ những người Do Thái khi thấy cách cư xử nhân từ, quảng đại của Thiên Chúa,
khi thấy Chúa đối xử quảng đại với những người dân ngoại mới tin theo Chúa thì
họ để mắt ghen tị, so sánh thiệt hơn với những người này, nên Chúa Giêsu đã kể
dụ ngôn:Nước trời giống như người chủ nhà, vừa tảng sáng đã ra mướn thợ vào làm
việc trong vườn nho của mình,ông đã thỏa thuận với họ mỗi ngày một quan tiền. Đến
giữa trưa, ông lại ra ngoài gọi một nhóm thợ vào làm, và cho đến xế chiều, ông
vẫn còn gọi thêm những người rảnh rỗi vào làm vườn cho ông. Vấn đề xảy ra là những
người vào trước, họ cứ nghĩ là sẽ được trả lương nhiều hơn những người vào sau,
khi thấy Chúa trả cho những người vào sau mỗi người một đồng. Từ đó, họ lẩm bẩm
trách Thiên Chúa: Tại sao ông lại coi họ
bằng chúng tôi, những người vất vả từ sáng sớm đến bây giờ?
Ông
chủ trả lời, ông không hề lỗi sự công bằng với những người làm từ buổi sáng, vì
tiền lương của họ đã được thỏa thuận ngay từ đầu, và mức lương là mức chung
trong xã hội lúc đó. Thế nhưng ông chủ trong câu chuyện còn đi xa hơn mức công
bằng thông thường, ông đi đến mức độ của sự bác ái đối với những người vào làm
từ buổi chiều. Ông không bớt lương của những người làm sau, nhưng với sự quảng
đại, ông muốn cho những người vào làm sau được hưởng nhiều hơn sự vất vả làm việc
của họ và hưởng bằng với người làm từ buổi sáng. Ông chủ có quyền làm điều đó
và có quyền thể hiện sự tốt bụng của ông qua việc trả lương như thế, mà không
làm tổn hại đến sự công bằng. Tuy nhiên, vì mang trong mình sự so đo tính toán,
sự hẹp hòi nhỏ nhen, những người vào làm từ sáng đã tỏ ra ghen tị với hành động
của ông, muốn ông chủ phải ưu đãi cho mình nhiều hơn, họ trách ông: Ông kể những người này bằng chúng tôi sao?
Qua
câu chuyện, Chúa Giêsu cho thấy: Thiên Chúa giống như ông chủ trong câu chuyện,
khát khao và muốn mời gọi hết mọi người vào làm vườn nho cho Chúa, tức là gia
nhậpvào Nước Trời. Chính vì thế, Thiên Chúa không ngần ngại từ lúc sáng sớm cho
đến khi chiều tà, Ngài không đành lòng nhìn những người bơ vơ, lạc lõng đang chờ
đợi, đang tìm kiếm một hướng đi cho cuộc đời. Thực tế cho thấy trên mọi ngả đường
của nhân loại còn biết bao người vẫn đang đứng bơ vơ, như người thợ không được
ai gọi mời thuê mướn. Trong hoàn cảnh đó, Thiên Chúa rất nhân từ độ lượng, Ngài
luôn mở rộng lòng, mở rộng cánh cổng vườn nho Nước trời để mời gọi mọi người,
không phân biệt màu da, ngôn ngữ, nhưng tất cả đều được gọi gia nhập,phục vụ
choNước Trời, và được chung hưởng phần lương như nhau, đó là ơn cứu độ, là hạnh
phúc sung mãn đầy tràn và vĩnh cửu.
Suy
nghĩ hẹp hòi và sự ghen tị của người vào làm vườn nho từ buổi sáng, cũng vẫn
đang ảnh hưởng trong suy nghĩ của nhiều người. Tiên tri Isai đã khâm phục lòng
quảng đại và hành động của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa không phân biệt, không loại
trừ bất cứ ai, song Ngài mở rộng cửa để mời đón mọi người, mọi dân vào chung hưởng
hạnh phúc Nước Trời. Điều đó vượt quá giới hạn hiểu biết của con người, vì thế
vị tiên tri đã phải thốt lên:Tư tương của
ta không phải là tư tương của các ngươi, và đường lối của các ngươi không phải
là đường lối của ta. Những người Do Thái tự hào mình là dòng dõi của
Apraham, được Thiên Chúa tuyển chọn và hứa ban phần gia nghiệp Nước Trời. Họ
rơi vào tình trạng thụ động, cứ nghĩ rằng chỉ có con cháu Apraham mới được ơn cứu
độ, và chỉ cần là con cháu Apbraham là được ơn cứu độ. Vị tiên tri cho thấy: Nếu kẻ gian ác bỏ lối sống gian ác, nếu kẻ bất
lương bỏ con đường bất lương thì sẽ được Thiên Chúa xót thương, tha thứ và đón
nhận. Vì đối với Thiên Chúa, quá khứ không quan trọng cho bằng hiện tại, sớm
hay muộn, miễn là thật lòng trở về với Chúa thì sẽ được thứ tha và được vào Nước
Trời.
Nói
như thế không có ý khuyến khích một sự ỷ nại, vì nhiều người sẽ nghĩ rằng: Nếu
vào làm việc sớm hay muộn cũng chỉ được một đồng trong Nước Trời, thì tôi đợi đến
trưa hoặc khi đời xế chiều vào làm vườn nho cũng không muộn! Thực ra việc tin
Chúa, theo Chúa không tính bằng thời gian, cũng không đo bằng vận tốc, nhưng
tính bằng đơn vị cường độ của lòng yêu mến. Thánh Phaolô đã chứng tỏ điều đó,
khi Ngài nhận mình không xứng đáng là một tông đồ so với cac tông đồ khác xét về
thế giá. Với thời gian theo Chúa, ông ví mình chỉ như đứa trẻ sinh sau đẻ muộn.
Nhưng ông lại sánh kịp và còn đi xa hơn người khác bởi vì ông đã hết lòng yêu mến
Đức Giêsu-Kitô, đến độ, đối với ông: Sống
là Đức Kitô và chết là một mối lợi. Một khi gắn bó với Đức Giêsu-Kitô, hết
lòng yêu mến Ngài, dành trọn cuộc đời cho Ngài, thánh Phaolô cho thấy, không
còn phải tính toán thiệt hơn gì nữa: Tôi
sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi.
Thưa
quý OBACE, trong cuộc sống cá nhân hoặc cuộc sống gia đình, nhiều khi chúng ta
cũng đứng núi này trông núi nọ, so sánh hơn kém với người này, người khác ; và
khi không được thỏa mãn, chúng ta trách Thiên Chúa, giống như những người thợ
trong câu chuyện hôm nay. Sở dĩ chúng ta trách Thiên Chúa bất công bởi vì chúng
ta không nhận ra tình yêu thương và sự quan phòng của Thiên Chúa vẫn hằng ban
cho mỗi người, mỗi gia đình và ban phù hợp với hoàn cảnh của từng người, từng
gia đình.Chúng ta hay so sánh mình với người khác, chỉ vì chúng ta còn mang
trong mình cặp mắt hẹp hòi, ghen tị, không muốn người khác bằng mình và khó chịu
khi thấy ngườikhác may mắn hơn mình. Một khi chúng ta để trong mình một trái
tim hẹp hòi, ghen tị, giống như một cái chai bị thắt miệng, thì chúng ta cũng
chỉ có thể đón nhận ơn Chúa vừa với với sự hẹp hòi đó mà thôi. Ngược lại, nếu
chúng ta để tâm hồn rộng mở như một cái bình, chúng ta sẽ đón nhận ân sủng đầy
tràn trong cái bình đó.
Trong
Tông huấn Niềm vui Tin Mừng, Đức Thánh cha Phanxicô cho thấy: Thiên Chúa mở rộng
cửa Nước Trời và đổ tràn niềm vui của Tin Mừng vào trong tâm hồn những ai gặp gỡ
Chúa, những người được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng và cô
đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn được tái sinh và thúc đẩy chúng ta loan báo
Tin Mừng ngập tràn niềm vui này. Tuy nhiên, theo Đức Thánh Cha, nhiều người
trong chúng ta đã trở thành vật cản khiến cho người khác không thể bước vào vườn
nho của Thiên Chúa. “Có những Kitô hữu sống đời mình giống như mùa chay mà
không có mùa phục sinh”. Sống một cuộc sống buồn chán như thế, chúng ta sẽ
không thểgiới thiệu niềm vui của Tin Mừng cho người khác được. Người loan báo Tin
Mừng phải là người vui tươi, niềm nở khi thấy có nhiều người muốn tìm đến với vườn
nho Nước Trời, chứ không thể là người ghen tị khi thấy Thiên Chúa nhân từ độ lượng
với những người tội lỗi và những người dân ngoại khi họ gia nhập nước Thiên
Chúa.
Đức
Thánh Cha mời gọi chúng ta cần loại bỏ những gì cản trở khiến chúng ta không thể
bước ra loan báo Nước Trời cho anh em, và cản trở anh em không thể bước vào với
chúng ta. Cần có một sự nhiệt thành mới, một phương pháp mới và một cách thức
biểu hiện mới, để cho mọi người có thể dễ dàng bước vào vườn nho của Chúa. Hãy
làm mới lại từ những cơ cấu, sinh hoạt của cộng đoàn, của cá nhân và gia đình để
mọi thành phần cảm thấy được sự thôi thúc của niềm vui Tin Mừng và để hết mọi
người có thể sống tình hiệp thông và dễ dàng bước đến gần với anh em hơn. Đừng
bao giờ để mình ngủ quên trong sự tự mãn, trong các thói quen, dù là thói qen đạo
đức, khiến chúng ta ngại ngần bước ra khỏi nếp sống sẵn có để đến với muôn dân.
Lắng
nghe Lời Chúa hôm nay, xin cho chúng ta luôn biết cảm tạ Chúa vì Chúa đã thương
cho chúng ta được gia nhập vào Hội Thánh là vườn nho của Chúa, được biết Chúa,
tin Chúa và được hưởng ơn cứu độ. Xin cắt khỏi chúng ta sự hẹp hòi ghen tị, để
chúng ta trở thành những người đem niềm vui của Chúa cho anh chị em khác, để họ
cũng được ơn nhận biết Chúa, được gia nhập vào Hội Thánh làm nên một gia đình của
Thiên Chúa và mỗi người sẽ được đầy tràn niềm vui ơn cứu độ. Amen
Lm.Giuse Đỗ Đức Trí
Gp.Xuân Lộc