Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 25

Thứ Sáu Tuần 25 Thường Niên Năm C

GỌI TÊN NGƯỜI TÌNH

LỜI CHÚA: Lc 9, 18 - 22

nvn_1247810728.gif18) Hôm ấy, Ðức Giêsu cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng: "Ðám đông nói Thầy là ai?" (19) Các ông thưa: "Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, nhưng có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời xưa đã sống lại". (20) Người lại hỏi: "Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?" Ông Phêrô thưa: "Thấy là Ðấng Kitô của Thiên Chúa". (21) Nhưng Người nghiêm giọng truyền các ông không được nói điều ấy với ai.

(22) Người bảo rằng: "Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sống lại".

SUY NIỆM: “Anh em bảo Thầy là ai ?” (Lc 9,20)

1. Tên của ai, là chính người đó với đầy đủ căn tính và phẩm vị. Khi gọi tên ai, là ta đang mở ra tương quan với người đó. Cũng vậy, khi muốn xác định một người, ta thường dùng tên để dễ nhận dạng, dễ phân biệt, và hơn thế nữa, để chứng tỏ liên hệ giữa ta với họ. Ngược lại, khi muốn biết người kia hiểu gì về mình, cho mình là thế nào trong mắt họ, ta sẽ chủ động hỏi để biết rằng đối với họ, ta là ai, là người thế nào. Trình thuật Tin Mừng hôm nay nằm trong cảnh huống vừa nêu: Chúa Giêsu muốn biết các môn đệ hiểu Ngài thế nào.

Dựa vào bản văn, ta không khó để nhận ra phương thức Chúa Giêsu dùng để hỏi các môn đệ: Ngài đi từ điều họ biết (biết đám đông nghĩ Ngài là ai) đến điều tự thân họ cảm nhận (chính họ bảo Ngài là ai). Phêrô đại diện Nhóm Mười Hai trả lời. Ông đã trả lời đúng, đã gọi đúng tên Chúa Giêsu cho dù lúc ấy Phêrô đang hiểu Thầy mình là Messia thuộc hoàng tộc Đavít (x. Lc 3,15). Chúa Giêsu đã cấm ông không được nói ra và thêm một mạc khải về con đường đặc biệt của Đấng Messia – con đường đau khổ (x.c. 22)

2. Tuy nhiên, có lẽ câu trả lời của Phêrô là kết quả của những gì ông đã trải qua: chứng kiến Chúa làm phép lạ; cảm nhận sức mạnh linh thiêng từ lời Ngài; hiểu phần nào cung cách và lối sống của Ngài; ghi khắc tình thương mà Thầy dành cho những người phận nhỏ, yếu đau và cùng khốn ; nhất là kinh nghiệm riêng tư mà Phêrô có được trong mẻ cá lạ (x. Lc 5, 1-11) - khởi đầu hành trình môn đệ của ông.

Nhưng để mang tầm mức của một lời tuyên tín, hẳn Phêrô đã lãnh nhận một ân huệ từ trời (x. Mt 16, 17), đó là hồng ân đức tin. Khi mở lòng đón nhận Chúa Giêsu, ngang qua những lời Ngài nói, những việc Ngài làm và lối sống của Ngài, Phêrô – đại diện cho tất cả chúng ta – đã được ban đức tin để gọi tên Chúa Giêsu với trọn lòng mình và sự thông sáng Chúa Cha ban cho ông.

Phêrô đã gọi đúng tên Thầy mình – đúng căn tính của Đấng luôn tỏ bày tình thương của Thiên Chúa cho ông và mọi người khác. Phêrô đã gọi đúng tên NGƯỜI TÌNH của ông và nhân loại.

3. Là Kitô hữu, ta được ơn đức tin từ ngày lãnh Phép Rửa, được nuôi dưỡng đức tin qua những giờ học giáo lý, qua việc lãnh nhận Mình Chúa và Lời Chúa mỗi ngày, qua ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần,...

Là Kitô hữu, ta từng nhận biết bao ơn lành và tình thương Chúa ngang qua những biến cố lớn nhỏ của đời ta ; từng liên miên gọi Chúa trong những lời kinh nguyện ; từng hăng say nói về Chúa qua những bài giáo lý, những giờ chia sẻ ; ...

Nhưng liệu, ta có rơi vào tình trạng của những kẻ mà Đấng Messia phải đau đớn chỉ bày: dân này thờ Ta ngoài môi miệng nhưng lòng chúng lại xa Ta, hoặc không phải bất cứ ai gọi ‘lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào nước trời cả đâu, .... không ?

Cùng nhau ta cúi đầu, nhắm mắt và giục lòng khiêm nhu nhìn nhận: khi ít khi nhiều, ta cũng đã có những lần gọi tên CHÚA, gọi tên NGƯỜI TÌNH trong trạng thái vô tri, vô tâm, vô tín, ... Lúc này là lúc thuận tiện để tôi, bạn và anh chị, ta xin Thánh Thần giúp ta gọi tên Chúa với lời xác tín trọn vẹn nghĩa tình nơi con tim dòn mỏng và trí khôn hạn hẹp của ta đang được kết hợp với ân sủng từ trời.

4. Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, lạy NGƯỜI TÌNH muôn thưở. Xin tha thứ cho những lần con gọi tên Người mà chỉ tổ đổ thêm tội trên đầu con. Xin đừng vì thế mà bỏ xa con, nhưng hãy ở gần con, thật gần, thật sát và hòa vào toàn thân con, để con lại có cơ hội cảm biết Người, say yêu Người, tôn thờ Người, gắn bó với Người. Ngõ hầu mỗi khi mở miệng gọi tên Người, là con đang tuyên xưng niềm tin sâu nặng con đặt nơi Người.  Amen.

Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng,

Dòng Đa Minh Thánh Tâm

 

 

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật XXV Thường Niên Năm C_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXVI Thường Niên Năm A- Lm.Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXV Thường Niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXV Thường Niên - Lm . Tam Thái
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Thánh Matthêu, Tông Đồ - Lm Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXV Thường Niên Năm A - Lm.Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXV Thường Niên- Lm. J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXV Thường Niên- NT Anna Kim Luyến SSS
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên-Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P Dòng Đa Minh Thánh Tâm

Các bài viết cũ hơn
     Thứ Năm Tuần XXV Thường Niên Năm C
     Thứ Tư Tuần XXV Thường Niên Năm C: NGƯỜI ĐƯỢC SAI ĐI. Nữ Tỳ Thánh Thể.
     Thứ Ba tuần XXV Thường Niên C: TRỞ NÊN NGƯỜI THÂN CỦA CHÚA. Nt. Maria Anh Thư, OP
     Thứ 2 tuần XXV Thường Niên: Luật sống cho cá nhân. Nt. Minh Thùy
     Chúa Nhật XXV Thường Niên C. Nhiều tác giả
     Chúa Nhật XXV Thường Niên C. Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BẢY TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN B. Nt. Têrêsa Minh Thùy
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN NĂM B: CHÚA GIÊSU LÀ AI ĐỐI VỚI TÔI ? Nt. Tê-rê-sa Minh Thùy
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN B. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     BÀI SUY NIỆM LỜI CHÚA THỨ TƯ TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN B.Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP