Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXIII Tnường
Niên
Lễ Suy Tôn Thánh Giá
“Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn
trong sa mạc,
Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy”
LỜI CHÚA: (Ds 21, 4b-9 và
Ga 3, 13-17)
4 Từ núi Ho, họ lên đường
theo đường Biển Sậy, vòng qua lãnh thổ Ê-đôm; trong cuộc hành trình qua sa mạc,
dân Ít-ra-en mất kiên nhẫn.5 Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Mô-sê rằng:
"Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa
mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ
đồ ăn vô vị này."
6 Bấy giờ ĐỨC CHÚA cho rắn
độc đến hại dân. Chúng cắn họ, khiến nhiều người Ít-ra-en phải chết.7 Dân đến
nói với ông Mô-sê: "Chúng tôi đã phạm tội, vì đã kêu trách ĐỨC CHÚA và kêu
trách ông. Xin ông khẩn cầu ĐỨC CHÚA để Người xua đuổi rắn xa chúng tôi."
Ông Mô-sê khẩn cầu cho dân.
8 ĐỨC CHÚA liền nói với
ông: "Ngươi hãy làm một con rắn và treo lên một cây cột. Tất cả những ai
bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đó, sẽ được sống."9 Ông Mô-sê bèn làm một
con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột. Và hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con
rắn đồng, thì được sống.
13 Không ai đã lên trời,
ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.
14 Như ông Mô-sê đã giương
cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy,15 để
ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
16 Thiên Chúa yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được
sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải
để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ
SUY NIỆM
I. Cấu trúc bản văn
1.
“Ông Mô-sê bèn làm một con rắn bằng đồng và treo lên một cây cột” (Ds 21,
4-9)
(A)
c. 4-6: Kêu trách và rắn
độc
(B)
c. 7-8: Khẩn cầu và lời đáp:
“Ngươi hãy làm một con rắn…”
(A’)
c. 9: Nhìn lên và rắn đồng
Hình
phạt bị rắn độc cắn đối với sự kêu trách (A) thật nặng nề, nhưng chính là để
cho thấy sự nghiêm trọng chết chóc của thái độ “kêu trách”: kêu trách, chính là
để cho mình bị rắn độc cắn. Tuy nhiên, ơn chữa lành được ban một cách thật nhẹ
nhàng và nhưng không (A’), nhờ lời cầu khẩn xin Đức Chúa thương xót chữa lành
(B).
2.
“Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc” (Ga 3, 13-17)
(A)
c. 13: Con Người, Đấng từ
trời xuống
(B)
c. 14-15 : CON RẮN
và ĐỨC KI-TÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH
(A’)
c. 16-17: Tình yêu Thiên
Chúa
Con
Người, Đấng từ trời xuống (A) không phải để lên án thế gian, nhưng để cứu độ và
diễn tả tình yêu Thiên Chúa (A’), bằng cách tự nguyện để cho mình “được giương
cao”, “như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc” (B)
* * *
a.
Dưới ánh sáng của mặc khải về Tội trong St 3, 1-7 và nhất là ngang qua hình
phạt “rắn độc cắn”, chúng ta hiểu về “tội” của dân Do Thái, được kể lại trong
Ds 21, 4-5, như thế nào?
b.
So sánh (nêu ra những điểm giống và những điểm điểm khác) hai hình ảnh con rắn
bị giương cao và Con Người được giương cao. Tại sao Con Người để cho mình bị
treo lên cây gỗ, như con rắn, cách “điên rồ và sỉ nhục” như vậy?
CON RẮN
bị giương cao
|
CON NGƯỜI
được giương cao
|
|
|
c.
Tại sao “cái nhìn” lên con rắn đồng bị treo trên cây cột và lên Đức Giê-su chịu
đóng đinh có sức mạnh chữa lành? Và chữa lành khỏi điều gì/những điều gì? Tôi
mở lòng mình ra như thế nào, để đón nhận ơn chữa lành Đức Ki-tô chịu đóng đinh
ban cho tôi?
II. Suy niệm
Dân Chúa kinh nghiệm về
tội của mình đối với Đức Chúa trong dòng lịch sử, và những suy tư về kinh
nghiệm này đã làm cho Dân Chúa khám phá bản chất của tội. Suy tư này được trình
bày bằng ngôn ngữ biểu tượng trong trình thuật St 2-3, mặc khải cho chúng ta
bản chất hay yếu tính của tội, nghĩa là cái có mặt trong mọi thứ tội. Và mọi
tội đều tự nó có “nọc độc” gây chết chóc cho mình và cho người khác.
Lời Chúa trong sách Dân Số
và trong Tin Mừng Gioan, qua hình ảnh “Con Rắn”, sẽ đưa chúng ta đi xuyên suốt
lịch sử cứu độ, khởi đi từ kinh nghiệm phạm tội trong sa mạc (Ds 21,6), trở về
với thời điểm khởi đầu của sự sống (St 3), sau đó đi đến ngôi vị của Đức Ki-tô
(Ga 3, 14) và vươn xa tới tận thời cánh chung (Kh 12, 7-10). Các trình thuật
này nêu ra cho chúng ta ba câu hỏi:
Ø Tại sao lại là rắn ?
Ø Tại sao Con Người cũng sẽ phải được giương cao, như con rắn đồng trong sa
mạc ?
Ø Tại sao cái nhìn có khả năng chữa lành?
1. Tại sao lại là con rắn ?
a. Nghi
ngờ Thiên Chúa
Đi
trong sa mạc trong một thời gian dài, thiếu ăn thiếu uống. Đó là một thử thách
rất thật và rất lớn, vì của ăn của uống là nhu cầu thiết yếu cho sự sống. Tuy
nhiên, vấn đề là lòng họ hướng về đâu ? Họ tìm gì khi bỏ Ai Cập ra đi theo
tiếng gọi của Đức Chúa dưới sự hướng dẫn của Mô-sê ? Nếu con tim của họ
chỉ hướng về việc thỏa mãn những nhu cầu của mình thôi, thì tất yếu đến một lúc
nào đó, họ sẽ mất kiên nhẫn. Bởi vì nhu cầu thì không có cùng tận.
Trước
hết là nhu cầu của cái nhìn, họ đi theo Chúa dưới sự hướng dẫn của Môsê là nhằm
để thỏa mãn cái nhìn. Vì thế, họ nhìn thấy bao dấu lạ, nhất là dấu lạ vượt qua
Biển Đỏ khô chân, nhưng họ vẫn không chịu tín thác vào Đức Chúa (Tv 106). Chẳng
lẽ Chúa lại phải làm cho họ dấu lạ mỗi ngày ? Ngang qua một vài dấu lạ, họ
được mời gọi trao ban lòng tin, lên đường và đi đến cùng. Giống như, những
người cùng thời với Đức Giêsu, chứng kiến bao dấu lạ Ngài làm, và chính ngôi vị
của Ngài là một dấu lạ, thế mà vẫn cứ đòi dấu lạ từ trời. Lúc Đức Giêsu chịu
đóng đinh trên Thập Giá, họ vẫn đòi dấu lạ: “xuống khỏi Thập Giá đi để chúng ta
thấy, chúng ta tin”. Họ cứ nghĩ là thấy thì tin, đó là ảo tưởng. Bởi vì thấy,
thì thấy một lần trong một thời điểm và nơi chốn nhất định; trong khi tin là
tin vào một ngôi vị, tin suốt đời ở mọi nơi mọi lúc. Tin lúc Chúa ban dấu
lạ ; và tin cả lúc Chúa không ban dấu lạ, như tác giả Thánh Vịnh nói: “tôi
đã tin, cả khi mình đã nói: ôi nhục nhã ê chề” (Tv 116, 10). Trong thực tế cuộc
sống, như mỗi người chúng ta đều có kinh nghiệm, và chính Dân được Đức Chúa
tuyển chọn cũng có cùng một kinh nghiệm, những ngày không có dấu lạ gì mới là
nhiều ; và có những ngày, những giai đoạn đầy đau khổ và thử thách :
Tôi tự bảo : điều làm
tôi đau đớn,
là Đấng tối cao chẳng còn ra tay nữa.
(Tv
77, 11)
Hành
trình đi theo Đức Ki-tô của chúng ta cũng thế, chúng ta nhận ra dấu lạ nào đó
Chúa ban cho mình và chúng ta được mời gọi tin vào tình yêu trung tín của Chúa
và chúng ta đáp lại suốt đời ngang qua đời sống hàng ngày, những ngày rất đỗi
bình thường cũng như những ngày đầy thách đố, khó khăn. Nhưng chúng ta cũng có
kinh nghiệm này: khi tin rồi, chúng ta sẽ thấy mọi sự đều lạ.
Mà
ham muốn nhìn cũng chính là ham muốn ăn: đói thì Chúa cho ăn; ăn manna một hồi
thì thèm thịt, Chúa cho ăn thịt chim cút; ăn chim cút một hồi, rồi thì cũng
chán: “chúng tôi chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này”. Nhất là khi chứng kiến dân
ngoại, họ ăn uống cao lương mĩ vị, dân sẽ càng thèm muốn hơn nữa. Những chuyện
như vậy cứ lập đi lập lại nhiều lần : điều Ngài đã làm hôm qua, Ngài sẽ
làm hôm nay không ? Đức Chúa có ở giữa chúng ta hay không ? (Xh 17,
7) Làm sao « biết » được đây ? Ham muốn của cái nhìn, ham muốn
của cái bụng, ham muốn của cái biết gặp gỡ nhau. Và cuối cùng, thái độ của con
người được hình thành, khi kêu trách: « Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi
đất Ai Cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có
nước uống? » À ra như thế, Thiên Chúa muốn chúng ta chết, Mô-sê muốn chúng
ta chết. Đó chính là thái độ « thử thách ».
Trong Kinh Thánh, câu nói “thử thách Thiên Chúa” mang
một ý nghĩa đặc biệt, đó là không tin Thiên Chúa: trong sa mạc, Dân Chúa thử
thách Thiên Chúa đến 10 lần, nghĩa là lúc nào cũng thử thách Thiên Chúa, cũng
không tín thác nơi Thiên Chúa (Ds 14, 22: thử thách 10 lần; Tv 106, 14); và tội
nguyên tổ cũng là một dạng của hành vi thử thách Thiên Chúa, nghĩa là không tin
Thiên Chúa không tín thác nơi Chúa trong thực tế cuộc sống. Vì thế, yếu tính
của tội nguyên tổ, nghĩa là của mọi tội, là không tin nơi Thiên Chúa, không tín
thác nơi ngài trong thiếu thốn, trong gian nan khổ đau của thân phận con người.
Hành vi vi phạm giới răn chỉ là hệ quả của một thái độ nội tâm, quên ơn huệ và
vì thế nghi ngờ Thiên Chúa.
Như
thế, tất cả mọi sự Thiên Chúa đã làm cho họ trở thành vô nghĩa, thậm chí trở
thành kế hoạch giết chết. Chúng ta hãy dừng lại đây thật lâu để nghiệm được hết
mức độ nghiêm trọng của những lời dân Israen thốt ra đây. Đó là chính là thái
độ nghi ngờ Thiên Chúa, và tội nghi ngờ Thiên Chúa tất yếu dẫn đến những hành
vi gây chết chóc, gây chết chóc cho chính mình và cho người khác. Nghi ngờ
Thiên Chúa, nên họ quay ra thờ ngẫu tượng, vì ngẫu tượng có vẻ “linh” hơn;
“linh” có nghĩa là có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu, phát xuất từ lòng ham
muốn ; ham muốn nhìn, ăn và biết của họ. Và vì nghĩ rằng mình được dẫn vào
sa mạc là để bị bỏ mặc cho chết (trong khi mục đích của hành trình là Đất Hứa,
nghĩa là Miền Đất Sự Sống trong Đức Chúa), nên họ nổi loạn ném đá toan giết
chết Môsê (x. Xh 17).
b. Con
rắn
Trong
trình thuật về Tội Nguyên Tổ (St 3, 1-7), lời dụ dỗ của con rắn đã làm cho bà Evà
và ông Adam nghi ngờ Thiên Chúa : Thiên Chúa nói rằng, ăn trái cây đó thì chắc
chắn sẽ chết, nhưng con rắn nói: « chẳng chết chóc gì đâu ! »
Tin vào lời con rắn, đồng nghĩa với việc cho rằng Thiên Chúa nói dối ! Đó
là cho rằng, Thiên Chúa lừa dối con người, vì Ngài không muốn chia sẻ sự sống của
mình ; đó là nghĩ rằng, Ngài tạo dựng con người để bỏ mặc con người trong
sa mạc cuộc đời và nhất là cho số phận phải chết. Tin vào lời con rắn, chính là
bị con rắn cắn vào người, chính là bị nó tiêm nọc đọc vào người. Và hậu quả là
tương quan tình yêu giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với con người
bị phá vỡ. Hậu quả tất yếu là chết chóc, như Thiên Chúa đã báo trước :
« Ngày nào ngươi ăn chắc chắn ngươi sẽ phải chếhắc chắn ngươi sẽ phải
chết » (St 2, 17). Mười một chương đầu của sách Sáng Thế cho thấy rõ, Lời
Chúa là chân thật.
Dựa
vào trình thuật Vườn Eden, chúng ta hiểu ra rằng, rắn độc mà sách Dân Số nói
đến, chính là hình ảnh diễn tả sự nguy hại chết người của thái độ nghi ngờ
Thiên Chúa : kế hoạch cứu sống, khi gặp khó khăn lại bị coi là kế hoạch
giết chết. Nghi ngờ Thiên Chúa, đó là để cho mình bị rắn cắn, đó là mang nọc
độc vào người.
Chắc
chắc chúng ta cũng có kinh nghiệm nghi ngờ Thiên Chúa, nghi ngờ ý định tốt lành
của Thiên Chúa, khi cho chúng ta được làm người và sống trong một ơn gọi :
Tại sao Chúa lại sinh ra con như thế này: thiếu đủ thứ, kém cỏi đủ thứ, thua
thiệt đủ thứ ? Sao con không như anh kia, chị nọ? Tại sao con lại ra nông
nỗi này, rơi vào tình cảnh khổ sở như thế này, Chúa dẫn vào đây để làm gì?
Những lúc khủng khoảng như thế, chúng ta cũng kinh nghiệm được những hậu qủa
tại hại của thái độ nghi ngờ. Trong khi đó, mỗi người chúng ta, theo Tv 139, là
một tuyệt tác, mà nhiều khi chúng ta lại mù quáng không nhận ra: « Chúa
dựng nên con cách lạ lùng ».
2. Tại sao “Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy” ?
Đức
Giê-su, ngay từ những lời nói đầu tiên trong đời sống công khai, trong Tin Mừng
theo thánh Gio-an (3, 14), đã đặt mầu nhiệm Thập Giá mà Người sẽ sống trong
tương quan rất trực tiếp với hình ảnh « con rắn », biểu tượng của Tội
và Sự Dữ :
Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc,
Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy,
để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
(c.
14)
Theo
lời này của chính Đức Ki-tô, chúng ta nên hình dung ra, hay tốt hơn là vẽ ra,
một bên là « Con Rắn » bị giương cao trên cây gỗ, một bên là Đức
Ki-tô được giương cao trên cây thập giá, thay vì là Sự Dữ, là Sa-tan, bởi vì
theo luật, chỗ trên cây thập giá phải là chỗ của tử tội, của chính Tội. Như thế,
Đức Kitô trong Cuộc Thương Khó, sẽ tự nguyện thế chỗ cho con rắn. Thực vậy,
thánh Phaolô nói, Ngài lại tự nguyện trở nên “giống như thân xác tội lội”
(Rm 8, 3) ; và Ngài “đồng hóa mình với tội” (2Cr 5, 21 và Gl 3,
13). Tội có bản chất là ẩn nấp, khó nắm bắt, giống như con rắn, nhưng đã phải
hiện ra nguyên hình nơi thân xác nát tan của Đức Kitô : “tội để lộ chân tướng và
cho thấy tất cả sức mạnh tội lỗi của nó” (Rm 7, 13). Thập Giá Đức Kitô mặc khải
cho loài người chúng ta hình dạng thật của Tội. Chính vì thế mà trong Tin Mừng
theo thánh Mác-cô, Đức Giê-su dạy,
chứ không phải báo trước, các môn đệ về cuộc Thương Khó của Người (x. Mc 8,
31). Vì, thế, chúng ta được mời gọi nhìn lên Đức Ki-tô chịu đóng đinh, để nhìn
thấy:
Ø thân thể nát tan của Người
vì roi vọt, kết quả của lòng ghen ghét, của lòng ham muốn, của sự phản bội, của
sự bất trung, và của những lời tố cáo, lên án vô cớ, của vụ án gian dối;
Ø đầu đội mạo gai của Người,
tượng trưng cho những lời nhạo báng, diễu cợt trên ngôi vị;
Ø chân tay của Người bị đanh
đâm thủng và ghim vào giá gỗ; hình ảnh này cho thấy con người đã đánh mất nhân
tính, và hành động theo thú tính;
Ø và cạnh sườn của Người bị
đâm thủng, thấu đến con tim. Sự Dữ luôn đi đôi với bạo lực; và bạo lực luôn
muốn đi tới tận cùng, là hủy diệt (x. Dụ ngôn “Những tá điền sát nhân”). Nhưng
đồng thời cũng ở nơi đây, trên Thập Giá, tình yêu, lòng thương xót, sự thiện,
sự hiền lành và cả sự sống nữa, của Thiên Chúa cũng đi tới tận cùng!
3. Tại sao cái nhìn có khả năng chữa lành?
Theo lời của Đức Chúa, Mô-sê
khi đó đã treo một con rắn bằng đồng lên cột gỗ và ai nhìn lên nguyên nhân gây
ra cái chết được phô bày ra đó, thì đã được chữa lành. Nếu hình phạt bị rắn độc
cắn là nặng nề, để cho thấy rằng, thái độ nghi ngờ và kêu trách tự nó mang nọc
độc giết người, thì ơn chữa lành thật nhẹ nhàng và nhưng không: “ai bị rắn cắn
mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống”. Cũng giống như khi người ta chữa
bệnh: trước tiên phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh; và khi tìm được, thì hoặc
dùng thuốc hóa giải nó đi, hoặc phải cắt bỏ ra khỏi cơ thể.
Như Dân Chúa trong sa mạc
nhìn lên con rắn đồng, chúng ta được mời gọi ngước nhìn lên Đức Kitô chịu đóng
đinh: “Họ sẽ nhìn lên Đấng họ đã đâm thâu” (Ga 19, 37). Nhưng thay vì bị lên
án, loài người chúng ta được mời gọi nhìn lên Đấng Chịu Đinh với lòng tin để
đón nhận ơn tha thứ và được chữa lành.
Ơn tha thứ. Thập Giá, chính là lời diễn tả tình yêu thương
xót nhưng không và vô biên của Thiên Chúa. Vì thế, khi nhìn lên Thập Giá Đức
Kitô, chúng ta được mời gọi nghiệm ra tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có
thể chịu đựng mọi tội lỗi của con người đến như thế.
Ơn chữa lành. Đúng là Thánh Gía mặc khải cho con người bản
chất của Tội, nhưng không phải là để lên án con người, mà là để cứu sống con
người. Thiên Chúa không thể tha thứ cho con người mà không đồng thời chữa lành,
bằng cách làm cho con người nhìn ra hình ảnh thật sự của tội. Nghi ngờ Thiên Chúa là căn bệnh nan y, nhưng được chữa lành tận căn
bằng Thập Giá: Tình yêu đi đến mức “điên rồ” đến như thế; chúng ta cũng được
mời gọi yêu Chúa “điền rồ” như thế.
Chữa lành khỏi hình ảnh sai lầm về Thiên
Chúa. Và
Thập Giá còn mặc khải cho chúng ta rằng thân phận con người không phải là một
hành trình dẫn đến chỗ chết (St 3 và Ds 21). Con người muốn vươn lên bằng Thiên
Chúa, nhưng Con Thiên Chúa làm người và làm người đến tận cùng (Ph 2, 5-11), để
nói với chúng ta rằng, Thiên Chúa tạo dựng nên con người
không phải để đầy đọa, thử thách và lên án, và thân phân con người, dù có như
thế nào, là con đường dẫn đến Thiên
Chúa, nguồn
Sự Sống.
Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc