NGHIÊM KHẮC VỚI CHÍNH MÌNH
NHƯNG BAO DUNG VỚI ANH EM
Phụng vụ bài đọc hôm nay có âm hưởng chân lý
sống, “Nghiêm khắc với chính mình, nhưng bao dung với anh em”. Đó là điều Chúa
muốn cho con dân của Ngài.
1/ Nghiêm khắc với chính
mình
Trong bài đọc một sách Sáng Thế Ký, kể chuyện
tổ phụ Abraham, Tổ phụ đầu tiên của dân Do Thái. Nếu cứ theo Kinh thánh kể lại,
thì hẳn Tổ phụ Abraham phải là một con người luôn nghiêm khắc với chính mình. Ngày đó, Abraham sống ở Can-đê.
Đây là môi trường văn minh nhất của lịch sử thế giới. Nơi có những tòa án và
Nghị viện được các sử gia biết đến, nơi đã hình thành những luật lệ. Xã hội đầu
tiên, nơi nông nghiệp đã đạt tới trình độ kỹ thuật cao nhất cho đến lúc đó.
Khi ấy,
Chúa phán cùng Abram rằng: "Ngươi hãy từ bỏ quê hương, họ hàng và nhà cửa
cha ngươi..."
Thiên Chúa
nói: Dĩ nhiên, đây không phải một lời nói "bên ngoài” có lẽ chính
"trong tâm hồn" mà Abraham đã nghe tiếng Chúa.
Nhờ nghiêm khắc với chính mình, nên Abraham
đã thận trọng không cho phép mình sai lầm, để rồi đưa ra quyết định là chọn
theo Thánh ý Chúa, dẫu biết rằng lúc đó tuổi ông đã bảy mươi lăm được. Nhờ
nghiêm khắc với chính mình, nên mỗi một chặng đường, ông luôn thỉnh ý Thiên
Chúa, và đặt bàn thờ kính Đức Chúa: “Từ chỗ ấy, ông sang miền núi, ở phía đông Bết Ên. Ông cắm lều giữa
Bết Ên ở phía tây và Ai ở phía đông. Tại đây ông dựng một bàn thờ để kính ĐỨC
CHÚA và ông kêu cầu danh ĐỨC CHÚA. 9 Rồi ông đi từ chặng nọ qua
chặng kia đến miền Ne-ghép”.
Nghiêm khắc với chính mình, là phương thế để
nhận ra thánh ý Chúa, đó là cách tổ phụ Abraham thực thi sứ mạng Chúa trao.
2/ Bao dung với anh
em.
Nhà đạo đức học và cũng là nhà viết luận
Josep Joubert (1754- 1824), phát biểu: “Bạn hãy hiền dịu bao dung với hết tất cả
mọi người trừ chính mình”.
Trong Tin mừng Chúa Giêsu dạy: “Anh em đừng
xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán”. Bởi theo Chúa Giêsu, mỗi người chúng
ta luôn cần sự bao dung của Thiên Chúa. Nếu ta mong muốn lòng thương xót của
Thiên Chúa, thì ta phải thương xót anh em, đó là đạo lý của Chúa Giêsu.
Có
một đan sĩ cao niên kia, sống rất bất cẩn và lười biếng. Ngày kia đan sĩ này
lâm bệnh nặng. Mặc dù biết mình gần chết, nhưng thầy vẫn tỏ ra vui vẻ, không
một chút sợ hãi là sắp phải ra trước tòa Chúa phán xét.
Một đan sĩ đáng kính khác thấy thế
liền hỏi :
- Hẳn là thầy biết là thầy sắp phải
ra trước tòa Chúa để chịu phán xét rồi chứ ? Vậy mà sao thầy vẫn cứ bình chân
như vại, cứ vui vẻ như tết vậy ? Thầy không lo về cái dĩ vãng đầy bất cẩn và
lười biếng của thầy sao ?
Đan sĩ đang bệnh đáp :
- Thưa Cha, đúng như lời cha nhận
xét về đời sống của con. Mới đây Thiên Thần Chúa đã mang sổ ghi tất cả những
tội lỗi của con, kể từ khi con bước chân vào nhà dòng cho đến
nay, và ngài đã đọc cho con nghe, những gì đã được ghi trong đó, rồi
ngài hỏi con xem con còn nhớ những tội đó hay không . Con thưa là con nhớ và con thêm rằng, con cũng nhớ là
không bao giờ con xét đóan một ai và
cũng không bao giờ nói xấu ai. Con hằng cầu xin Chúa cho con thực thi lời Chúa
rằng :"Đừng xét đóan để khỏi phải đoán xét". Thưa Cha, con vừa nói
tới đó thì một Thiên Thần đã xé cuốn sổ ghi các tội lỗi của con đi. Vì thế con
đâu còn sợ gì nữa, mà trái lại con vui, vì con biết là Chúa không đoán xét con.
Nói những lời trên đây xong, đan sĩ kia trút hơi thở cuối cùng.