Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 5

Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần V Thường Niên

Đến Vùng Ngoại Vi

thu 5 Tuan V.jpg

Lời Chúa: Mc 7: 24-30

(24) Ðức Giêsu đứng dậy, rời nơi đó, đến địa hạt Tia. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. (25) Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. (26) Bà là người Hylạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyria. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. (27) Người nói với bà: "Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con." (28) Bà ấy đáp: Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con." (29) Người nói với bà: "Vì bà nói thế, nên bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi. (30) Về đến nhà, bà thấy đứa bé nằm trên giường và quỷ đã xuất.

Suy Niệm

Trong Tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi mỗi Kitô hữu hãy ra khỏi vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng ‘ngoại vi’ đang cần ánh sáng Tin Mừng (x. Evangelii Gaudium, 20). Phụng vụ hôm nay nói lên thao thức của Chúa Giêsu đến với vùng đất dân ngoại.

1. Chúa Giêsu cất bước đến vùng đất dân ngoại.

Trong 3 năm rao giảng của Chúa Giêsu, Ngài rất ít đi ra ngoài lãnh thổ của Do-thái. Lý do không phải vì Ngài không muốn Tin Mừng của Ngài được lan rộng đến Dân Ngoại; nhưng vì Ngài đã có kế hoạch rõ ràng. Bổn phận của Ngài là loan báo Tin Mừng cho các chiên lạc của nhà Israel. Tuy nhiên hôm nay Ngài cũng dành một khoảng thời gian đi ra khỏi biên giới để đến vùng đất dân ngoại. Trang Tin mừng kể: “Đức Giê-su đứng dậy, rời nơi đó, đến địa hạt Tia”. Mặc dù Ngài đến cách âm thầm kín đáo, thế nhưng vẫn bị dân ngoại phát hiện. Chi tiết thánh sử Marcô nhấn mạnh: “Bà đó là dân ngoại, dòng giống Syrophenixi”. Vào lúc Marcô biên soạn Tin mừng, thì Rôma, giữa lòng dân ngoại, chi tiết này không kém phần quan trọng. Ông muốn minh chứng rằng, Đức Giêsu thật sự là Đấng sáng lập Công cuộc truyền giáo cho dân ngoại.

Hơn nữa ngang qua cuộc đối thoại: "Phải để cho con cái ăn no trước đã, vì không được lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con."28 Bà ấy đáp: "Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn lại được ăn những mảnh vụn của đám trẻ con." Chúa Giêsu đã chấp nhận chia sớt ân phúc cho dân ngoại, qua việc ban cho bà theo ý thỉnh cầu.

Sứ điệp lời Chúa cho cộng đoàn là: Củng cố cộng đoàn để ra đi truyền giáo, hay củng cố, xây dựng vững mạnh để khoe mầu cờ sắc áo cho hơn các hội đoàn khác?

2. Bày tỏ đời sống đẹp hơn, tốt hơn

Bài đọc một kể: “Khi vua Salomon về già, các bà vợ ông hướng ông về các dân ngoại”. Vào thời ấy, có nhiều vợ là dấu chỉ giầu sang, tiếng tăm lừng lẫy, cũng có thể là do quyền lực mà các nước liên ban muốn giao hảo nên gả con gái cho để cầu hòa.

Sống trong môi trường đa văn hóa, đa tôn giáo, lẽ ra vua Salomon phải bày tỏ đức tin đẹp hơn, tốt hơn về Thiên Chúa của mình, trái lại ông cho xây dựng đền đài những tà thần cho mỗi người vợ. Vua Salomon đã làm điều dữ trái mắt Chúa. Thiên Chúa nổi giận với vua Solomon, vì lòng vua rời xa Đức Chúa, Thiên Chúa của Israel, Đấng đã hiện ra với vua hai lần, và truyền cho vua là đừng đi theo các thần ngoại, nhưng vua không giữ điều Thiên Chúa đã truyền. Thiên Chúa phán với vua Solomon: "Vì ngươi đã như vậy và đã không giữ giao ước cũng như các giới răn Ta truyền cho ngươi, thì chắc chắn Ta sẽ giựt lấy vương quốc ngươi mà trao cho một thuộc hạ của ngươi."

Mỗi người chúng ta nhìn lại đời sống truyền giáo của mình. Chúng ta đã trình bày đức tin, đời sống đạo để cho anh chị em các tôn  giáo nhận ra Công giáo tốt hơn, đẹp hơn hay chưa?

Một vị thần học người Brazil tên là Leonardo Boff (là một trong những người cải cách thần học giải phóng) chất vấn một vị Đạt Lai Lạt Ma rằng” Thưa Ngài, Tôn giáo nào là tôn giáo tốt nhất?

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời rằng: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần với Đấng Tối Cao và biến anh thành con người tốt hơn….”

Nhà Thần học lại hỏi: “ Thế nào là người tốt?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma lại trả lời:

“…… Tôn giáo nào làm cho anh biết thương cảm hơn, biết theo lẽ phải hơn, biết từ bỏ hơn, biết dịu dàng hơn, biết nhân hậu hơn, biết có trách nhiệm hơn, biết có đạo đức hơn….”

“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy
Là tôn giáo tốt nhất”.

Tam Thái.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần V Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần V Thường Niên_Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần V Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần V Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần V Thường Niên_ Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần V Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần V Thường Niên - Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật V Thường Niên C_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật V Thường Niên C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Lễ Giao Thừa - Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần V Thường Niên_Nt. Maria Phương Trâm, OP
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần V Thường Niên_Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần V Thường Niên-Lm. Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh SDB
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần V Thường Niên Năm B_LM. ĐAN VINH - HHTM
     Suy Niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần V Thường Niên Năm B-Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     CHỦ NHẬT 6 TN: Bậc thang giá trị theo Chúa Giê su_ Lm. Phaolô Nguyễn Văn Đông
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ bảy Tuần V Thường Niên_ Lm. Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần V Thường Niên_Tam Thái
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần V Thường Niên_Nt. M. Anh Thư OP.
     Công bố Sứ điệp Mùa Chay 2017 của Đức Thánh Cha