Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XV Thường Niên
Ta muốn lòng nhân
Lời Chúa: Mt 12,1-8
Khi ấy, vào ngày Sabát, Ðức Giêsu băng qua một cánh đồng
lúa; các môn đệ thấy đói và bắt đầu bứt lúa ăn. Những người Pharisêu thấy vậy,
mới nói với Ðức Giêsu: “Ông coi, các môn đệ ông làm điều không được phép làm
ngày sabát!” Người đáp: “Các ông chưa đọc trong Sách à? Vua Ðavít đã làm gì,
khi vua và thuộc hạ đói bụng? Vua vào nhà Thiên Chúa, và đã cùng thuộc hạ ăn
bánh tiến. Thứ bánh này, họ không được phép ăn, chỉ có tư tế mới được ăn mà
thôi. Hay các ông chưa đọc trong sách Luật rằng ngày sabát, các tư tế trong Ðền
Thờ vi phạm luật sabát mà không mắc tội đó sao? Tôi nói cho các ông hay: ở đây
còn lớn hơn Ðền Thờ nữa. Nếu các ông hiểu được ý nghĩa của câu này: Ta muốn
lòng nhân, chứ đâu cần lễ tế, ắt các ông đã chẳng lên án kẻ vô tội. Quả thế,
Con Người làm chủ ngày sabát.”
Suy niệm
Đức Khổng Tử đòi
người quân tử phải có năm đức tính gọi là ngũ thường.
Đứng đầu của ngũ
thường là lòng nhân.
Ngài viết: “Người
quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử?
Người quân tử dù
trong một bữa ăn cũng không làm trái điều nhân,
dù trong lúc vội
vàng cũng theo điều nhân (Luận Ngữ, IV, 5).
Trong giáo huấn của
Đức Giêsu, lòng nhân có một chỗ đứng đặc biệt.
Hai lần câu này của
ngôn sứ Hôsê được trích dẫn trong Mátthêu:
“Ta muốn lòng nhân,
chứ đâu cần lễ tế” (9, 13; 12, 7).
Xem ra câu này không
dễ hiểu, nên Ngài khuyên ta học cho biết ý nghĩa.
Giữ ngày sabát là
điều rất quan trọng trong Do thái giáo.
Theo Luật Chúa, đó
là ngày nghỉ ngơi, ngừng mọi công việc.
Đối với người
Pharisêu, bứt lúa được xem như gặt lúa, nên là việc bị cấm làm.
Hành vi bứt lúa của
các môn đệ bị coi là vi phạm ngày sabát.
Thay vì trách họ
theo lời người Pharisêu, Thầy Giêsu lại bênh vực họ.
Ngài trưng dẫn
trường hợp Đavít và các thuộc hạ khi đói bụng
đã ăn bánh thánh
hiến vốn dành riêng cho các tư tế (Lv 24,5-9; 1 Sm 21,1-6).
Hiển nhiên đây là
chuyện vi phạm Lề Luật vì có nhu cầu chính đáng.
Nếu chấp nhận chuyện
Đavít thì càng phải chấp nhận chuyện của các môn đệ,
vì họ đi theo một
Đấng mà Đavít phải gọi là Chúa (Mt 22, 43).
Luật giữ ngày sabát
thật ra không phải là một đòi buộc luân lý tuyệt đối.
Các tư tế phải làm
việc phụng sự Chúa, chuẩn bị các lễ vật vào ngày sabát.
Nếu họ được phép vi
phạm ngày sabát mà không mắc tội (c. 5),
thì huống hồ là Thầy
Giêsu và các môn đệ của Ngài,
những người làm việc
cho Nước Trời, nhưng lại phải chịu đói nên mới bứt lúa.
Đức Giêsu không có
thái độ bất kính với ngày sabát.
Nhưng Ngài là chủ
ngày sabát, Ngài có quyền xác định điều gì được phép làm.
Ngài thấy gánh nặng
đè lên con người bởi những cấm đoán chi li,
khiến con người ngột
ngạt, mệt mỏi.
Giữ Luật phải đem
lại cho con người hạnh phúc,
phải đi với lòng
nhân.
Giữ Luật mà cứng
nhắc, thiếu lòng nhân, lòng bao dung,
thì đó là thứ hy lễ
Chúa không cần (Hs 6, 6).
Thật ra không có sự
đối nghịch giữa luật lệ với lòng nhân.
Giữ luật là cách
biểu lộ lòng nhân, vì luật trên hết là luật yêu thương.
Người giữ luật thực
sự là người có khuôn mặt vui tươi và trái tim rộng mở.
Khi yêu thì người ta
trở nên chi li.
Không phải chi li để
xét đoán người khác.
Nhưng chi li vì thấy
những nhu cầu nhỏ bé của tha nhân.
Chỉ xin giữ mọi luật
lệ nhỏ bé thật chi li, chỉ vì yêu bằng tình yêu quá lớn.
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu, vì con bé nhỏ,
nên xin yêu ngài bằng khả năng bé nhỏ của
con.
Cho con biết yêu
những công việc bé
nhỏ mỗi ngày,
những công việc âm
thầm,
những bổn phận mà
con làm vì yêu mến.
Cho con biết yêu những hy sinh bé nhỏ mỗi
ngày,
vui lòng đón nhận
những thánh giá tuy nhỏ,
nhưng làm tim con
đau đớn.
Cho con biết yêu tinh thần bé nhỏ của
trẻ thơ,
đơn sơ thú nhận mình
yếu đuối và bất lực,
sung sướng nương tựa
vào duy một mình Chúa.
Hơn nữa, xin cho con can đảm,
dám chọn những gì giúp
con trở nên bé nhỏ hơn,
nhờ đó con vui tuoi
phục vụ mọi người
và hạnh phúc khi
thấy Chúa lớn lên trong con.
Mỗi lần bị cám dỗ tự cao,
xin cho con biết
ngắm nhìn con đường Chúa đã đi,
con đường bé nhỏ và
khiêm hạ.
Ước gì con được làm bạn của Chúa
trên đường từ Bêlem đến Núi Sọ,
và được ở bên Chúa trong Nước Trời. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ