Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 22

CHÚA NHẬT 22 TN

ĐẠO SINH HOẠT

sachthanh0.gifTổ chức chặt chẽ và sinh hoạt rầm rộ, đó là nét nổi bật trong khuôn mặt của Giáo hội Công giáo chúng ta. Ở đâu có người công giáo, ở đó có nhà thờ, có giờ kinh, giờ lễ, có ban bệ tổ chức… đã góp phần làm cho đời sống đức tin được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Tuy nhiên, chính nét ưu điểm ấy lại hàm chứa những nguy cơ sâu xa nhất khi nó trở thành một thứ “đạo sinh hoạt”, nghĩa là làm cho người kitô hữu chỉ giữ đạo chứ chưa sống đạo.

Thật vậy, nếu ngồi suy xét lại thái độ sống đạo của một số người quen biết hay là của chính mình, chúng ta sẽ thấy, nhiều người kitô hữu vẫn tham gia đều đặn hoặc tích cực vào nhiều sinh hoạt của đạo: đọc kinh dòng Ba vừa xong, lại vội vã đến với lòng thương xót Chúa, lòng thương xót Chúa kính chưa xong lại hấp tấp quay về cho kịp kính Đức Mẹ Mễ Du, thế nhưng, họ lại không có một chút bận tâm nào về thái độ cá nhân của mình đối với Chúa ; họ tranh luận và bàn cải sôi nổi với nhau về giáo lý, về cách tổ chức, nhưng lại không bao giờ có được một chọn lựa của đức tin cho bài toán cuộc đời mình ; nhiều người giữ đúng giới luật của Chúa và Hội thánh nhưng lại không có khả năng chấp nhận thánh ý Chúa khi gặp một cảnh trái ý, hoặc chẳng bao giờ khám phá ra được ý nghĩa siêu nhiên trước những biến cố trong cuộc sống thường ngày. Người ta cảm thấy không đọc kinh sáng tối, không làm dấu trước khi ăn, không kiêng thịt ngày thứ sáu…là phạm tội…thế nhưng, họ lại không thấy áy náy chút gì khi thể hiện một lối sống và thái độ trái ngược với Tin mừng của Chúa. Người ta giữ luật để khỏi phạm tội chứ ít khi hiểu rằng giữ luật là một sự tín trung với Chúa ; họ ăn chay nghĩa là “một bữa no hai bữa đói” và có thể “mất chay” nếu lỡ ăn bất cứ điều gì ngoài ba bữa chính, chứ không phải ăn chay là một hành vi nói lên lòng khao khát Chúa ; họ đi lễ như là một trách nhiệm phải chu toàn chứ không phải để sống tinh thần hiệp thông với cộng đoàn để tạ ơn Chúa, để kín múc nguồn mạch sức sống cho cuộc sống thường ngày, vì thế có nhiều người, khi phạm một tội trọng, như bỏ lễ Chúa nhật thì họ thường chọn lập trường “cùi không sợ lở”, bỏ luôn cho đến khi xưng tội lại…nhiều người rất sốt sắng trong việc nhà đạo, nhưng lại không sống một chút giá trị lòng thương yêu, sự cảm thông tha thứ và tôn trọng đối với những người bé mọn. Và rồi cũng từ đó, người ta thường có khuynh hướng đánh giá mức độ đạo đức của một người qua số lần người đó tham dự các lễ nghi, và giữ các luật lệ. Chính vì thế khi thấy có người nào, không giữ như họ, họ liền phê bình và cho người ta là “khô đạo”.

Đó cũng chính là quan niệm của những người Biệt phái thời Chúa Giêsu như chúng ta vừa nghe trong Tin mừng hôm nay. Ngay khi thấy các môn đệ dùng bữa mà không rửa tay theo luật, lập tức các người Biệt phái liền chất vấn Chúa: “Sao môn đệ ông không giữ tập tục của tiền nhân mà lại dùng bữa với những bàn tay không tinh sạch?”. Thì ra thắc mắc của những người Biệt phái không phải là vấn đề vệ sinh, nhưng chỉ là “tập tục của tiền nhân”. Cho nên đứng trước chất vấn của họ, một chất vấn chỉ dựa vào nghi thức bên ngoài, Chúa Giêsu đã lên tiếng cảnh cáo họ và qua đó muốn nói với họ và chúng ta hôm nay rằng: Đối với Thiên Chúa, Ngài muốn từng người chúng ta đến với Ngài bằng cả tấm lòng, và trọn vẹn con người của chúng ta, chứ không chỉ là những nghi thức rầm rộ ở bên ngoài. Nếu chỉ dừng lại ở những nghi thức, lề luật nơi nhà thờ mà quên đi việc phải sống Lời Chúa trong cuộc sống hàng ngày chúng ta chỉ mới giữ đạo, chứ chưa sống đạo, chưa để Tin mừng của Chúa biến đổi cuộc sống ; vì thế, mới có những nhận xét thật đau lòng: “Tin đạo chứ không tin người có đạo”.

Thế cho nên, lắng nghe Lời Chúa hôm nay, là cơ hội để mỗi người chúng ta kiểm điểm lại cuộc sống của mình trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta nghe Lời Chúa mỗi tuần, thậm chí là mỗi ngày, nhưng chúng ta đã có lần nào can đảm sống những đòi hỏi của Chúa chưa? Chúng ta không thể đặt nặng hình thức mà chạy theo những cuộc biểu dương, cuộc cung nghinh, dâng hoa, rước kiệu...hay căn cứ vào một số việc đạo đức để đánh giá ai đó đã sống tốt, sống thánh. Mà hãy luôn nhớ rằng: hình thức cần, nhưng tinh thần quan trọng hơn. Điều cốt lõi trong tôn giáo không phải là chúng ta làm việc này, việc nọ, mà chính là động cơ thúc đẩy chúng ta làm việc ấy. Ước gì mỗi người trong chúng ta từ nay tránh giữ đạo vụ hình thức, nhưng luôn yêu mến phụng thờ Chúa với một tình yêu chân thật, luôn tuân giữ luật Chúa, thi hành lời Chúa với lòng yêu mến, để cuộc đời chúng ta được thăng tiến mỗi ngày và Tin mừng cứu độ sẽ sáng tỏ trong chúng ta và chúng ta trở nên những người khôn ngoan, những con cái biết thờ Chúa hết tâm hồn và yêu thương tha nhân như chính mình vậy. Amen.

Lm Paul Nguyễn Nguyên

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXII Thường Niên Năm C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXII Thường Niên Năm C_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên - Lm. Tam Thái
     Suy niệm Lời Chúa - Thứ Năm Tuần XXII - Mùa Thường Niên - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XXII - Mùa Thường Niên - Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P.
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần XXII Thường niên B - Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XXII Thường Niên B - Lm Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XXII Thường Niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XXII Thường Niên - Lm.J.P
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XXII Thường Niên - Lm. Duy Khang

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: LUẬT VỊ TÂM. Antôn Lương Văn Liêm
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: Cái Tâm. Lm Giuse Nguyễn Hữu An
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: TRUNG THÀNH VỚI GIỚI RĂN LỀ LUẬT CỦA CHÚA. Lm.Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B: PHẢI THỜ CHÚA VỚI LÒNG YÊU MẾN.Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm Phaolo Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A-“CON NGƯỜI LÀM CHỦ NGÀY SABBATH”
     SUY NIỆM THỨ SÁU TUẦN XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A.Nt. Maria Vũ Thị Chinh Anh
     TIỀN CỦA
     TỪ BỎ
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN NĂM A. Lm Phao Lô Nguyễn Văn Đông