Suy niệm Tin Mừng thứ 5 tuần
IV Phục Sinh
HÃY ĐI RAO GIẢNG TIN MỪNG
Thánh Marcô, tác giả sách
Tin Mừng
LỜI CHÚA: Mc 16, 15-20
(15) Người nói
với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi
loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai
không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Ðây là những dấu lạ sẽ đi theo
những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những
tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc,
thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người
này sẽ được mạnh khoẻ”.
(19) Nói xong,
Chúa Giêsu được rước lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn
các Tông Ðồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông,
và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.
SUY NIỆM
Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại
cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu,
Máccô, Luca và Gioan. Tất cả bốn thánh sử, mỗi người một vẻ, mỗi người một cách
đã tường thuật đầy đủ cuộc đời của Chúa Giêsu. Thánh Mác-cô đã được Chúa gọi mời,
tuyển chọn để trở nên tông đồ và là một người tường thuật lại đời sống của Chúa
Giêsu.
Thánh Mác-cô là người Do Thái, thuộc dòng họ Lêvi.
Sau khi Chúa lên trời, thánh nhân theo thánh Phêrô, vị tông đồ trưởng, sang La
mã. Thánh nhân được thánh Phêrô trìu mến và yêu thương, nâng đỡ cách đặc biệt.
Thánh Mác-cô hăng say giảng đạo và nhờ lòng nhiệt thành, hăng say loan báo Tin
Mừng cho Chúa Giêsu, nhiều người đã quay trở về với Chúa và Giáo Hội. Số người
trở lại càng ngày càng đông, nhưng không có một tài liệu nào để giúp giáo dân học
hỏi và tham khảo. Nhiều người ao ước có một bản viết về cuộc đời của Chúa Cứu
Thế. Với những yêu cầu và khao khát của nhiều người. Thánh Mác-cô đã viết lại
cuộc đời của Chúa Giêsu một cách mạch lạc và rõ ràng theo chương mục dựa theo lời
giảng dạy của thánh Phêrô. Thánh Phêrô đã cho phép phổ biến và dùng trong giáo
đoàn.
Trong Tin Mừng hôm nay. Thánh Marcô đã ghi lại mệnh
lệnh của Chúa Giêsu trước khi Ngài về trời : "Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi
loài thọ tạo” (Mc 16,16). Mệnh lệnh Truyền giáo vẫn là nỗi ưu tư hàng đầu của
Hội Thánh Chúa Kitô trải qua mọi thời đại.
Theo (CNA / EWTN News) - Một sự kiện nổi bật trong
Năm Đức Tin sẽ là cuộc kỷ niệm kéo dài hai ngày tại Rome về phẩm giá của cuộc sống
và những phương thế để kết hợp giáo huấn này trong chương trình Tân Phúc Âm
Hóa.
Cha Geno Sylva, vị đại diện cuả các dân tộc nói tiếng
Anh tại Hội Đồng Giáo Hoàng Thúc đẩy Tân Phúc Âm Hóa, hy vọng sự kiện này sẽ
nói lên một tiếng nói rõ ràng với thế giới trần tục và thế giới "sẽ phải lắng
nghe và kết luận rằng 'quả thật, có một nền văn hóa sự sống phát ra từ Giáo Hội.'
" Đó là hai ngày hội quốc tế từ 15 tới 16 tháng Sáu, bắt đầu từ sáng thứ bảy
với một buổi thảo luận giáo lý về "Tin Mừng Sự Sống và Phúc Âm mới".
Sự kiện này sẽ giúp "khám phá ra các chân lý
lâu dài và vượt thời gian của thông điệp"Evangelium Vitae" do Chân
Phước John Paul II ban hành năm 1995 và vai trò chính mà 'Tin Mừng Sự Sống' vẫn tiếp tục trong việc truyền giáo mới của Giáo Hội.
Cha Sylva giải thích rằng điều quan trọng trong việc rao giảng chính là lúc mà
người nghe "hiểu về đức tin của
chúng ta và lý do tại sao chúng ta tin."
Hiểu về đức
tin của chúng ta và lý do tại sao chúng ta tin.". Thiết tưởng đó cũng là
điều then chốt để cho các Kitô hữu chúng ta phát triển đức tin của mình để rao
giảng Tin Mừng. Cũng còn đó nhiều người lớn cũng như giới trẻ còn quá coi thường
việc tham dự Phụng vụ Thánh lễ Chúa Nhật, khi vẫn còn ngồi vật vờ ngoài sân, gốc
cây dự lễ cho xong như là mình chẳng biết tin là gì. Như vậy một người lương
dân đi qua chắc hẳn họ cũng thắc mắc phải chăng niềm tin của chúng ta chỉ là một
số luật buộc phải giữ cho xong. Cũng có trường hợp con cái kết hôn với người
không công giáo nay trở lại. Nhưng gia đình họ vẫn buộc người công giáo phải
làm theo những ý muốn của họ như xem ngày, giờ tốt… Người công giáo vẫn theo,
không tuyên xưng đức tin của mình.
Tân Phúc Âm Hóa vẫn là lời mời gọi của Giáo Hội
cho con cái mình. Tham dự tích cực sốt sắng trong Phụng vụ cũng là một lời rao
giảng thiết thực. Thánh lễ Hôn phối khi có cô dâu, chú rể là tân tòng. Gia đình
họ là lương dân khi tham dự chắc chẳn cũng cảm nghiệm được lý do tại sao chúng
ta tin. Khi vào gia đình xui gia là lương dân. Trước khi nói chuyện chuẩn bị
đám cưới cho con cái. Người Công giáo xin phép gia chủ để thắp một nén nhang
trên bàn thờ Tổ Tiên của họ. Thiết tưởng cũng là cách mình rao giảng Tin Mừng.
Theo Đạo Công giáo không phải là bỏ ông bà cha mẹ như một số người vẫn quan niệm,
và như vậy việc rao giảng chính là lúc mà người nghe "hiểu về đức tin của chúng ta và lý do tại sao chúng ta
tin.".
“Lạy Chúa,
Chúa đã ban cho thánh Mác-cô vinh dự rao giảng và ghi chép Tin Mừng. Xin cho
chúng con được hiểu thấu những lời thánh nhân giảng dạy để trung thành bước
theo Chúa Kitô (Lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Mác-cô, tác giả
sách Tin Mừng ).
Lm GioanB Lại
Anh Tuấn