Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 15

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN XV TN B

LỜI CHÚA: Mt 11, 20 – 24

20 Bấy giờ Người bắt đầu quở trách các thành đã chứng kiến phần lớn các phép lạ Người làm mà chuavacanhdong.jpgkhông sám hối: 21 "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối. 22 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, thành Tia và thành Xi-đôn còn được xử khoan hồng hơn các ngươi. 23 Còn ngươi nữa, hỡi Ca-phác-na-um, ngươi tưởng sẽ được nâng lên đến tận trời ư? Ngươi sẽ phải nhào xuống tận âm phủ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi ngươi mà được làm tại Xơ-đôm, thì thành ấy đã tồn tại cho đến ngày nay. 24 Vì thế, Ta nói cho các ngươi hay: đến ngày phán xét, đất Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn các ngươi."

SUY NIỆM

Người Hồi giáo thường nói đến ý nghĩa và giá trị của lòng sám hối qua câu chuyện tưởng tượng như sau:

Một hôm Allah, Đấng Khôn Ngoan, truyền cho một sứ thần xuống trần gian để tìm cho được điều tốt đẹp nhứt và mang về thiên quốc.

Vị sứ thần đáp ngay xuống một trận chiến nơi máu của những vị anh hùng đang chảy lai láng như biển hồng đỏ thắm. Vị sứ thần thu nhặt một ít bông hồng thắm ấy và mang về trình cho Đấng Allah. Nhưng Đấng Allah xem ra không hài lòng mấy. Ngài nói: “Máu đổ ra cho tổ quốc và tôn giáo là một điều quý giá, nhưng vẫn chưa phải là điều tốt đẹp nhứt dưới trần gian”.

Vị sứ thần đành phải giáng trần một lần nữa. Lần này, ngài gặp ngay một đám tang của một người giàu có, nhưng rất quảng đại. Vô số người nghèo đi theo đàng sau quan tài, vừa đi vừa khóc lóc, vừa xông hương để biểu lộ lòng biết ơn của họ đối với vị đại ân nhân. Vị sứ thần bèn thu nhặt hương thơm ngào ngạt vào bình bạch ngọc mang về trời. Lần này, Đấng Allah mỉm cười đón lấy mùi thơm ngào ngạt. Nhưng xem ra Ngài vẫn chưa hài lòng. Ngài nói: “Dĩ nhiên, lòng biết ơn là một trong những điều tốt đẹp và hiếm có dưới trần gian. Nhưng ta nghĩ rằng còn có một cái gì khác tốt đẹp hơn”.

Lại một lần nữa, vị sứ thần đành phải vâng lệnh Allah để trở lại trần gian. Phải mất một thời gian lâu, sau khi đã đi rảo khắp bốn phương, vị sứ thần mới tìm hiểu được điều mong mỏi. Một buổi chiều nọ, ngồi nghỉ mệt bên vệ đường, ngài bỗng thấy một người đàn ông ngồi bên cạnh khóc sướt mướt. Vị sứ thần được người đàn ông giải thích như sau: “Tôi đã chiều theo cơn cám dỗ để phạm tội… Giờ đây, nước mắt là cơm bữa từng ngày của tôi”. Vị sứ thần bèn đưa tay hứng lấy những giọt nước mắt như ngọc rơi còn nóng hổi ấy vào chiếc lọ pha lê và vội vã bay về trời. Đấng Allah nhìn thật lâu vào những giọt nước mắt và mỉm cười nói với vị sứ thần:

“Thế là ngươi đã hoàn thành tốt sứ mệnh. Quả thật dưới trần gian, không có gì đẹp và hữu ích cho bằng lòng sám hối, bởi vì nó có sức canh tân cuộc sống. Tuy nhiên, người đã thấy đó, trước khi vui mừng, Ta đã nhìn thật kỹ xuyên qua những giọt nước mắt. Một dòng sám hối giả dối không có ích lợi gì cả. Một sự sám hối thành thật có sức biến đổi mùa đông giá rét của lòng người thành mùa xuân của Tình yêu”.

Đức Giê-su đã đến trần gian loan báo Tin mừng tình thương và Ngài mời gọi con người “Hãy sám hối và tin vào Tin mừng.” Bản thân Ngài chính là tin mừng cứu độ, là nguồn ơn giải thoát. Để củng cố cho lời rao giảng, Ngài đã thực hiện nhiều phép lạ chữa lành, xoa dịu nỗi khổ đau của chúng sinh. Thế nhưng con người với bản tính ích kỷ, lòng dạ kiêu căng đen tối không đón nhận Tin mừng Ngài đem đến đã khiến Ngài phải nặng lời quở trách: “ "Khốn cho ngươi, hỡi Kho-ra-din ! Khốn cho ngươi, hỡi Bết-xai-đa ! Vì nếu các phép lạ đã làm nơi các ngươi mà được làm tại Tia và Xi-đôn, thì họ đã mặc áo vải thô, rắc tro lên đầu tỏ lòng sám hối….” Kho-ra-din, Bết-xai-đa, Ca-phác-na-um là những thành phố ven biển hồ Ga-li-lê khá phồn thịnh và có trình độ văn hóa; Là những nơi đã in nhiều dấu chân rao giảng của Đức Giê-su, đã chứng kiến phần lớn những phép lạ người làm. Nhưng có lẽ sự kiêu căng và tự mãn bởi giàu sang và tri thức đã khép lòng họ, khiến họ không thể mở lòng đón nhận Tin mừng của Ngài để sám hối và canh tân.

Sám hối – một từ quá quen thuộc, người ta có thể rất hay nói về nó, có thể dùng nhiều từ hoa mỹ để diễn tả, hoặc đọc kinh để sám hối, hay xưng tội để sám hối…,nhưng lại không hiểu hết ý nghĩa của nó. Vì đã sám hối là phải canh tân, là cuộc sống phải biến đổi. Muốn sám hối người ta phải có lòng khiêm tốn biết mình, nhận ra ân huệ và tình thương Chúa dành cho mình trong cuộc sống, nhận ra tội là sự xúc phạm đến Thiên Chúa và tình thương yêu của Người, nhận ra những sai trái lầm lỗi của mình, thật lòng thống hối và quyết tâm sửa chữa. Giáo lý nhà phật coi sám hối như là một cách tu luyện để được tái sinh: “Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh…đoạn ác tu thiện mới chính là sám hối.” (văn phát nguyện sám hối). Đức Giê-su mời gọi sám hối - Ngài đã thiết lập bí tích hòa giải, hay còn gọi là bí tích sám hối như một phương thế để người Ki-tô hữu có điểm dừng, có hồi tâm xét mình để biết mình, để hoán cải sửa chữa những lầm lỗi. Thế nhưng có được bao người Ki-tô hữu lãnh nhận bí tích hòa giải trong tinh thần sám hối thực sự, hay coi đó chỉ như hành vi đi “đổ rác”, hoặc để giữ luật, hoặc chỉ vì gượng ép…. Vì thế mà tội xưng xong thì “mèo lại vẫn hoàn mèo” - Không có gì đổi mới, không có gì canh tân.

Kho-ra-din, Bết-xai-đa, Ca-phác-na-um đã được nghe biết Tin mừng của Đức Giê-su, thấy những phép lạ Người làm, nhưng họ không tin, không sám hối, và Đức Giê-su nói rằng họ sẽ bị xét xử nặng hơn Tia và Xi-đôn là những thành phố ngoại đạo tội lỗi. Ngày nay Ki-tô hữu chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội để nghe và học hỏi Tin mừng của Chúa, đặc biệt qua thánh lễ chúng ta tham dự hằng ngày, hằng tuần; Nhưng lời Chúa có biến đổi cuộc đời ta, có giúp chúng ta sám hối mỗi ngày? Tin và sám hối là hai việc làm đi đôi, là tương quan hai chiều. Tôi chưa sám hối bởi đức tin của tôi yếu kém, đã khô héo hoặc đã chết. Tin vào Đức Giê-su, vào Tin mừng của Ngài chúng ta không thể tiếp tục ‘đường xưa lối cũ’. Nếu sám hối thực sự, Ki-tô hữu sẽ “nên thánh như Cha trên trời là Đấng thánh”. Sám hối làm cho St. Phê-rô đã từng ba lần chối Chúa được lên tông đồ cả; đã làm cho Madalena – một cô gái điếm trở nên chứng nhân loan báo tin mừng phục sinh đầu tiên, cho St. Augustinh từng rối đạo, mê lầm trong tội lỗi trở nên người bảo hộ đức tin giáo hội qua tổng luận thần học và được tước hiệu Tiến sĩ Hội thánh…. Sám hối là trở về với Cha, công nhận quyền tối thượng của Người trên cuộc đời mình, sẵn sàng vâng mệnh, thi hành thánh ý của Người trong cuộc sống; là biết nói không với những gì có thể kéo ta xa rời Thiên Chúa. Sám hối là mở rộng tâm hồn mình cho hồng ân Chúa đến như mưa tuôn thấm nhuận làm cho đất khô cằn trở nên phì nhiêu phát sinh hoa thơm trái tốt.

Lời quở trách của Đức Giê-su hôm nay đối với Kho-ra-dim, Bết-xai-đa và Ca-phác-na-um có nhắc nhở tôi điều gì? Có thúc bách tôi phải sám hối không, hay tôi cứ an nhiên tự tại, xem lời ấy như của quá khứ, không dính dáng đến mình. Tôi nên nhớ rằng Lời Chúa luôn dành cho hiện tại, luôn là cho hôm nay: “Hôm nay nếu anh em nghe tiếng Chúa chớ đừng cứng lòng” (x. Tv. 94, 8)

Lạy Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con,

Mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm..

Vâng con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.

Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài…

Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm.

Lạy Chúa Trời, xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy…

Đường lối Ngài, con sẽ dạy cho người tội lỗi, ai lạc bước sẽ trở lại cùng Ngài…(Tv. 50).

Hòa nhập tâm tình với lời kinh sám hối của Thánh vịnh 50, chúng ta hãy thực lòng thống hối và xin Chúa ban sức mạnh để có thể canh tân cuộc sống. Amen.

Nt. Maria Chinh Anh    

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

 

 

 

 

   

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XV Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XV Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XV Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XV Thường Niên_Tân Quang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XIV Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XV Thường Niên - Lm J.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần XV Thường niên - Lm. Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XV Thường niên - Lm J.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XV Thường niên - Hoa Tâm
     Lời Chúa - Thứ Ba Tuần XV - Mùa Thường Niên - Nt. Maria Nguyễn Thị Anh Thư, OP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XV THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nữ Tỳ Thánh Thể
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm. Phaolo Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM B. LÀM THEO LỆNH CHÚA. Lm. Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM B SỐNG CHỨNG NHÂN ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM B. GỌI VÀ SAI ĐI. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM THỨ BẢY TUẦN XV THƯỜNG NIÊN NĂM A - TIẾNG NÓI TÌNH THƯƠNG
     KHO BÁU ĐÃ MỞ – Charles E. Miller
     GIEO GIỐNG
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM A- TÔN GIÁO CÓ ÍCH GÌ?. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN NĂM A - SỨC SỐNG CỦA HẠT GIỐNG. Lm Giuse Nguyễn Hữu An