CHÚA NHẬT XV TN B
GỌI VÀ SAI ĐI
Đức Hồng Y John B đã thuật lại như sau: Khi Ngài đang ở chủng viện Cần Thơ thì nhận được sắc phong của Tòa Thánh chọn Ngài làm Giám mục của Giáo Phận sài Gòn, Ngài hết sức lo sợ vì nói rằng: Tôi chỉ là cây đước, cây bần ở vùng nước mặn Cà Mau, bây giờ bứng tôi lên trồng ở thành phố thì làm sao tôi có thể làm việc được? Trong lúc còn băn khoăn như thế, thì Ngài nhận được một lá thư từ một người bạn là Sister gửi từ nước ngoài về và nói với Ngài: Ngày xưa khi Thiên Chúa cần một người cha cho dân riêng của Ngài thì Ngài đã chọn Apbraham, và đứng lên; khi Thiên Chúa cần một vị lãnh đạo dân riêng của Ngài, Chúa đã gọi một anh chàng nói ngọng, và thế là Mose đã đứng lên, và khi Chúa cần một người đứng Giáo Hội của Ngài, Chúa đã chọn một anh thuyền chài và cũng là con người đã từng phản bội và thế là Phêrô đã đứng lên. Và bây giờ Chúa cũng muốn chọn cha để làm một người lãnh đạo và phục vụ Dân Chúa, chẳng lẽ Cha không đứng dậy hay sao? Những lời này đã như tiếp thêm sức mạnh để cho Ngài, Đức Hồng Y đón nhận nhiệm vụ mới.
Thưa quý OBACE, Lời Chúa của tuần XV hôm nay cho thấy Thiên Chúa muốn sử dụng mỗi người theo mỗi cách khác nhau và ở mội thời điểm khác nhau và với những công việc khác nhau và Ngài đã gọi và chọn họ để trao cho họ nhiệm vụ, đồng thời cũng muốn những người được gọi có một thái độ sẵn sàng và tín thác vào Chúa.
Bài đọc một kể về câu chuyện của tiên tri Amos, ông là một người miền Giuda, được Chúa sai đến cảnh báo cho dân chúng miền Bắc là Israel đã rơi vào tình trạng xa lìa giới răn của Thiên Chúa, sống như những người dân ngoại và sự giàu có của họ dẫn đến những bất công và chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Amos đã cảnh tỉnh họ về lối sống bất công ấy, thì đã bị những người miền Israel xua trừ, họ nói với ông rằng: Này ông ngôn sứ ơi, ông về đất Giuda của ông mà rao giảng, ở đây chúng tôi không cần ông cảnh báo gì cả. Tiên tri Amos đã nói cho dân Israel biết rằng: Tôi không phải là ngôn sứ, tôi cũng không thuộc dòng dõi ngôn sứ, tôi chỉ là một đứa chăn cừu và hái lá sung, chỉ vì Đức Chúa đã bắt tôi và truyền cho tôi phải đến cảnh báo cho các ông. Điều đó cho thấy rằng khi Thiên Chúa đã muốn dùng Amos vào việc cảnh báo cho Israel, thì ông không thể nói không với Thiên Chúa, dù khi ông ra đi ông được dân chúng đón nhận, ông còn bị nhục mạ, từ chối, nhưng vì là sứ mạng Chúa trao nên ông một mực kiên trì với sứ mạng ấy.
Cũng cùng một cách thức như thế, hôm nay Chúa Giêsu đã gọi nhóm Mười Hai lại và sai các ông đi thực tập việc rao giảng Tin Mừng. Kèm theo mệnh lệnh ra đi, Chúa Giêsu cũng ban cho các ông quyền năng trên các thần ô uế và những điều kiện: Không được mang gì, trừ cây gậy, không mang lương thực, bao bị, không mang theo tiền bạc và cũng không mang hai áo. Tại sao Chúa Giêsu lại đòi các ông những điều kiện đó? Thưa đó là để cho các ông biết hoàn toàn phó thác vào Thiên Chúa, và không bị lệ thuộc vào cơm áo gạo tiền, và cũng để cho các ông thấy rằng mọi thành quả của các ông làm được là do Thiên Chúa chứ không phải do tài năng riêng của các ông, cũng không phải do cậy dựa vào tiền bạc sư giàu sang hay bất cứ một thế lực trần gian nào. Đòi hỏi như thế, Chúa muốn các tông đồ của Chúa sống một cuộc sống siêu thoát khỏi sư ràng buộc của vật chất và hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng của Đấng đã sai các ông đi.
Vì ra đi với sứ mạng Chúa trao, nên việc thành công hay thất bại đều hoàn toàn tùy thuộc ở Thiên Chúa: Nơi nào, nhà nào đón tiếp Tin mừng và lời rao giảng anh em, thì hãy ở lại đó, còn nơi nào nhà nào từ chối, thì ra khỏi nơi ấy và giũ bụi chân lại. Lời dặn dò này giống như một lời hứa rằng Thiên Chúa sẽ chúc lành cho những ai đón nhận lời rao giảng của những người được Chúa sai đến và loại trừ những người từ chối không đón nhận. Như thế cũng giúp cho những người được sai đi thấy rằng: dù thành công hay thất bại người tông đồ không bao giờ được nản lòng, và cũng không làm chùn chân bước của họ.
Đàng khác việc được gọi và sai đi làm chứng cho Đức Kitô còn là một ơn huệ mà Thiên Chúa dành cho chúng ta là những người đã được Thiên Chúa yêu thương tín nhiệm, mỗi người chúng ta đã được Thiên Chúa tuyển chọn từ trước muôn đời và đặt để cho mỗi người sống trong mỗi địa vị khác nhau với những nhiệm vụ khác nhau. Hơn thế nữa Thánh Phaolô trong bài ca gửi cho công đoàn Êphêsô hôm nay còn cho cho chúng ta thấy một ơn gọi cao quý hơn sâu xa hơn nữa đó là Ơn Gọi nên thánh. Thánh Phaolô cũng giải thích thêm rằng, ơn gọi nên thánh là ơn mà Thiên Chúa tiền định cho chúng ta, Thiên Chúa không tiền định cho chúng ta phải đau khổ và phải chết, Ngài cũng không muốn thấy chúng ta phải chịu đau khổ, nhưng Ngài Tiền định để cho chúng ta được sống và sống hạnh phúc; vì nhờ cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu, mỗi chúng ta đã được nhận làm Ngĩa Tử của Thiên Chúa. Với ơn làm Nghỉa Tử này, Chúng ta được gọi để cùng chia sẻ vinh quang và địa vị làm con cùng với Đức Giêsu.
Như thế, có thể nói rằng: Vì được tuyển chọn để nên thánh và cùng chia sẻ địa vị làm con Thiên Chúa với Đức Giêsu, chúng ta không thể giữ điều này cho riêng mình, mà trái lại chúng ta cần phải giới thiệu và mời gọi nhiều người để họ cùng nhận biết Đức Giêsu, trở nên môn đệ của Ngài và cùng hưởng vinh phúc với Ngài. Được tiền định để nên thánh, hay nói dễ hiểu hơn là mỗi người chúng ta đều được Chúa chọn để sống thánh thiện, nên thánh, nhưng Thiên Chúa vẫn để cho chúng ta tự do đáp trả đón nhận hoặc từ chối ơn sủng Thiên Chúa ban. Dĩ nhiên khi chúng ta đón nhận thì chúng ta được thừa hưởng gia tài Nước Trời cùng với Đức Giêsu, còn nếu từ chối ơn gọi và sư tiền định nên thánh tức là chúng ta chọn quay lưng lại với Thiên Chúa và chọn cho mình sự bất hạnh.
Thưa quý OBACE, thông thường khi nói đến việc Thiên Chúa chọn, gọi và sai đi, chúng ta thường chỉ nghĩ đến đến việc chọn gọi làm linh mục và tu sĩ, mà quên rằng khi lãnh Bí tích Rửa tội, mỗi người đều đón nhận được lời mời gọi nên thánh. Vì khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta đã thề hứa từ bỏ tà thần và tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa, đồng thời cam kết sống theo Tin Mừng của Chúa Giêsu để nên thánh, đó là ơn tiền định cho chúng ta, và chúng ta phải đáp trả lại lời mời gọi ấy mỗi ngày. Nên thánh không có nghĩa là phải sống một cuộc sống khù khờ buồn tẻ suốt ngày phải đọc kinh, mà là là sống vui sống hạnh phúc vì biết mình được thiên Chúa yêu thương và biết mình có có một gia tài to lớn trên Nước Trời, đồng thời sống đúng tư cách là một người con của Chúa, là môn đệ Đức Kitô, sống giữa trần gian nhưng không bị trói buộc bởi trần gian, sử dụng của cải vật chất nhưng không làm nô lệ cho của cải vật chất, sống trong một thế giới đầy lo toan và bất trắc nhưng vẫn một niềm tín thác nơi Chúa, đó là sống thánh.
Không phải tất cả mọi người đều được gọi làm linh mục tu sĩ, các bậc làm cha mẹ đang được chọn gọi để đi vào trong đời sống gia đình để làm cho con cái và gia đình mình trở thành những người thánh và thành gia đình thánh. Xây dựng gia đình thánh không phải bằng vật liệu là của cải vật chất, quyền lực thế gian, cũng không bởi cơm áo gạo tiền, dù nó là điều cần, nhưng bằng chính đời sống đạo đức của từng thành viên trong gia đình, mà người đầu tiên chịu trách nhiệm là cha mẹ. Hãy mạnh dạn lên tiếng cảnh báo những việc làm và lối sống sai trái của vợ chồng và của con cái, đừng để cho gia đình mình là nơi ẩn náu của sư gian dối và cãi vã, vài khi một gia đình, một tâm hồnm không có Thiên Chúa, thì sư cãi vã và bất hạnh bất an nó sẽ đến cư ngụ trong gia đình ấy và trong tâm hồn người ấy.
Thiên Chúa cũng đang muốn chọn gọi các bạn trẻ, trước hết, hãy trở nên những con người thánh thiện trong thế giới gian ác tội lỗi hôm nay, bằng việc hãy sống tốt, làm điều tốt và nói điều tốt điều tích cực cho nhau. Với các bạn trẻ, nên thánh là hãy biết sử dụng tuối trẻ tài năng và khát vọng của mình vào những việc có ích cho cộng đồng, đừng uổng phí cuộc đời bởi sư lười biếng hoặc những đam mê có hại như rượi chè, chơi bời, đua đòi. Hãy mạnh dạn để cho Đức Giêsu hiện diện và hướng dẫn cuộc đời các bạn, Ngài sẽ chỉ cho các bạn biết phải chọn lựa và sống thế nào; Hãy lắng đọng tâm hồn để nhận ra lời mời gọi của Ngài và hãy quảng đại đáp lại lời mời gọi ấy, vì Thiên Chúa không bao giờ chịu thua lòng quảng đại của chúng ta. Amen