Trang Chủ > Suy Niệm > Mùa Phục Sinh

SUY NIỆM PHÚC ÂM THỨ BẢY TUẦN IV PHỤC SINH

THẦY VÀ CHA THẦY LÀ MỘT

LỜI CHÚA : Ga 14, 7 – 14

300px-Diya.jpg(7) Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha của Thầy.Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người".(8) Ông Philípphê nói: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện". (9) Ðức Giêsu trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philípphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: 'Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha'? (10) Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Ðấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. (11) Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không, thì hãy tin vì chính các việc kia vậy. (12) Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha. (13) Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. (14) Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.

SUY NIỆM

Sống với Thầy gần 3 năm, được nghe Thầy nói rất nhiều về Cha – là Đấng đã sai Ngài đến thế gian này, là Đấng mà Ngài rất mực yêu mến và luôn ước ao làm trọn thánh ý, là Đấng mà Ngài mong ước mọi người sẽ nhận biết và tôn thờ…..-  thế nhưng các Tông Đồ chưa hề nhìn thấy Cha bao giờ. Vì thế, ước nguyện được nhìn thấy Cha không chỉ là của Philipphê mà là của chung các Tông Đồ : “Xin Thầy tỏ cho chúng con thấy Cha và như thế là chúng con mãn nguyện”. Câu trả lời của CGS cho TĐ Philipphê: “ai thấy Thầy là thấy Cha” có vẻ như “trớc gước”, nhưng lại là một mạc khải quan trọng về cả Thiên Chúa Cha lẫn Chúa Con, đồng thời mở ra một hướng sống cụ thể cho cuộc đời Kitô hữu.

1/ Con luôn là biểu lộ về Cha: Thực vậy, cứ như lời CGS nói, ta cứ nhìn vào con người và cuộc sống của Ngài để loại suy về Thiên Chúa Cha: là Đấng đầy quyền năng ( làm phép lạ, chữa bệnh…), đầy vinh quang ( biến hình trên núi Tabore…)nhưng lại rất mực nhân từ và đầy lòng xót thương “con hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa…”. Nói tóm, CGS là “hiện thân” của Chúa Cha theo ý nghĩa tròn đầy nhất của hai chữ “ hiện thân” này.

2/ Con luôn hiệp nhất với Cha: Trong Phúc Âm của mình, Thánh Gioan lặp đi lặp lai từ “ở trong” để nói lên sự hiệp nhất ấy. Sứ vụ của CGS là: Ngài được Cha sai đến trần gian để thực hiện nhiệm cục cứu độ theo ý Cha và Ngài đã thực hiện điều đó không chỉ trong ý muốn, trong tình yêu  mà cả trong hành động nữa bằng chính cái chết đau thương của Ngài. Vì yêu Cha nên ý Cha và ý Ngài trở thành một: “……nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha”.

Như vậy, CGS luôn là biểu lộ về Cha và Ngài luôn tìm mọi cách để hiệp nhất với Cha trong ý chí cũng như trong hành động. Đó cũng là lý tưởng sống của mọi Kitô hữu chúng ta: cuộc sống của ta phải là một biểu lộ không ngừng về Thiên Chúa trong thế giới hôm nay. Các Thánh đã sống cách sống ấy: một nông dân đã khai trước tòa án phong thánh về nhận định của ông đối với Cha Sở xứ Ars: “ Tôi đã thấy Thiên Chúa hiện diện trong một con người”. Nhưng để sống được như vậy thì ta phải mặc lấy tâm tình của ĐKT là mọi suy nghĩ, hành động và ý chí đều phải quy về Cha: danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến và ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời…( Kinh Lạy Cha). Sống như thế không phải là “vong thân” như lời kết án của Nietzsche, Triết gia người Đức: “ Kitô giáo là vong thân. Con người càng tin tưởng nơi TC, con người càng đánh mất chính mình…vì thế, cần phải loại trừ TC ra khỏi con người”. Không ai dám kết án CGS là vong thân khi cả cuộc đời của Ngài luôn sống và làm theo ý Chúa Cha, bởi Ngài sống và làm vì tình yêu Cha. Cũng như không ai dám kết án các linh mục, tu sĩ nam nữ đã đánh mất chính mình khi các ngài khấn giữ vâng lời, trinh khiết và khó nghèo, bởi các ngài khấn vì yêu. Và không ai dám kết án một người chồng sẵn sàng hy sinh từ bỏ những tật xấu của mình như cờ bạc, rượu chè….là một người không sống đúng với bản tính thực của mình, một kẻ “sợ vợ”, bởi anh đã hy sinh vì yêu vợ. Có chăng chỉ có các bạn bài và bạn nhậu. Và càng không có ai dám kết án cuộc đời của một Kitô hữu là vô ích, là uổng phí, khi cả đời anh đã sống vì và cho Chúa; vì và cho tha nhân.

Linh Mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Sáu Tuần VII Phục Sinh_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần VII Phục Sinh_Tân Quang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần VII Phục Sinh_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Sau Tuần VII Phục Sinh_Thầy Phêrô_Maria. Mảnh vỡ. FVP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần VII Phục Sinh_ Nt. Têrêsa Nguyễn Thị Kim Tuyến, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên_Lm Giuse Đỗ Đức Trí

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG LỄ THÁNH PHILIPPHE VÀ GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ: THẤY THẦY LÀ THẤY CHA. Lm. Đaminh Trần Công Hiển
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN IV PHỤC SINH NĂM B. Nt. M. Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     LỄ THÁNH GIUSE THỢ. Antôn Lương Văn Liêm
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN IV PHỤC SINH NĂM B. Minh Tứ
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN IV PHỤC SINH NĂM B. Nữ Tỳ Thánh Thể
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B: MỤC TỬ NHÂN LÀNH. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B: BẠN LÀ MỤC TỬ HAY LÀ CHIÊN?. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B: TÌNH MỤC TỬ. Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT IV PHỤC SINH NĂM B. Antôn Lương Văn Liêm
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ SÁU TUẦN III PHỤC SINH NĂM B: YÊU NÊN MỘT. M. Anh Thư. OP