Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 13-25 > Tuần 18

SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XVIII

 THƯỜNG NIÊN NĂM B

LỜI CHÚA: (Mc 9, 2-10)

       hiendung.jpg   Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo mình. Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, chỉ mình các ông thôi, tới một ngọn núi cao. Rồi Người biến đổi hình dạng trước mắt các ông. Y phục Người trở nên rực rỡ, trắng tinh, không có thợ nào ở trần gian giặt trắng được như vậy. Và ba môn đệ thấy ông Êlia cùng ông Môsê hiện ra đàm đạo với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, Thầy một cái, ông Môsê một cái, và ông Êlia một cái.” Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông kinh hoàng. Và có một đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây, có tiếng phán rẳng : “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người”.Các ông chợt nhìn quanh, thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi.

           Ở trên núi xuống, Đức Giêsu truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trừ khi Con Người đã từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lệnh đó, nhưng vẫn bàn hỏi nhau xem câu “ từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì.

SUY NIỆM:

          Bài Tin Mừng về lễ Chúa hiển dung còn gọi là lể Chúa Biền Hình hôm nay nằm trong phần đầu của phần III nói về Mầu Nhiệm Con Người. Sau khi loan báo về cuộc Thương khó và Phục Sinh lần thứ nhất, Chúa Giêsu dạy cho các tông đồ và các môn đệ, là những người đi theo Ngài về Thập Giá, về Từ bỏ. Sau đó Ngài liền củng cố ngay niềm tin cho các Tông đồ bằng biến cố hiển dung như một lời trấn an trước đau khổ, Thập giá và cái chết, hơn nữa như một lời khẳng định : chỉ có con đường Thập giá mới dẫn tới cuộc sông vinh quang Phục sinh. Giơ đây, chúng ta hãy cùng ba môn đệ lên núi, chiêm ngắm cuộc biến đổi kỳ lạ này để học được tâm tình của Chúa Giêsu.

          “Sáu ngày sau....” ý nói về một khoảng cách gần sau khi Chúa Giêsu loan báo về cuộc thương khó và sự chết của Ngài. Lần này, Chúa Giêsu chỉ dắt ba ông đi riêng ra, đó là Phêrô, Giacôbê và Gioan. Chúng ta thấy đây là nhóm nòng cốt của tập đoàn 12 vị là . Ba vị này : một người là thủ lãnh, cầm đầu Giáo Hội sau này; một vị là Giám mục tiên khởi Jérusalem và một vị được mệnh danh là  “ Người được Chúa yêu”. Thánh sử Máccô ghi rõ “ chỉ mính các ông thôi tới một ngọn núi cao”. “ Núi cao” ý nói vinh quang Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện trên đó và đúng thế “ Người biến dổi hình dạng trước mắt các ông”. Đây chính là mục đích mà Chúa Giêsu dẫn ba ông đi riêng ra, tách biệt khối nhóm 12. Sự biến đổi của Ngài được miêu ta phủ đầy ánh sáng chói loà. Ánh sáng trắng ấy không có thợ nào ở trần gian làm được. Đây chính là vẻ huy hoàng từ nơi Thiên Chúa, ánh sáng chiếu dọi của Con Chiên trong sách Đaniel và sách Khải Huyền. Cùng lúc ấy, các ông thấy Môsê và Êlia xuất hiện, trò chuyện với Chúa Giêsu. Hai vị thuộc thế hệ Cựu Ước, đại diện cho lề luật và các Ngôn sứ, có ảnh hưởng rất lớn đối với người Do Thái. Hai vị đàm đạo với Chúa Giêsu về cuộc vượt qua của Ngài tại Giêrusalem (x. Lc 9,31 ) Ý nói toàn bộ lề luật và các Ngôn sứ; nói đúng hơn toàn bộ Kinh Thánh đều qui về Chúa Giêsu và làm chứng rằng Chúa Giêsu là người hoàn tất mọi lời hứa về Đấng Mêsia. Ngài là Người Tôi Tớ đau khổ trong Isaia,  là Đấng Mêsia, Đấng Cứu độ nhân loại ẩn mình. Ngài chính là Thiên Chúa đến gánh tội trần gian ( x. Ga 1,29 ), là Đấng Trung gian đưa Thiên Chúa đến với con người và qui tụ con người đem về cùng Thiên Chúa.

          Lúc này, Phêrô theo cảm tính đã bày tỏ tâm tình muốn ở lại trong vinh quang này mãi. Ông thưa rằng : Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay. Ông không biết ý kiến của hai ông kia thế nào, nhưng ông cảm thấy ý của mình có lẽ là tốt nhất, tuyệt vời nhất. Nếu Chúa đồng ý, ông sẽ dựng ba cái lều cho ba vị, còn ông và các bạn không cần chốn nương thân. Thấy sự lúng túng và chỗ hổng này, Thánh Sử Maccô viết một câu như muốn biện minh cho câu nói thiếu hụt ấy : Ông không biết phải nói gì vì kinh hoàng. Qua câu này, chúng ta lại thấy rõ hơn vẻ huy hoàng chói lọi toát ra từ con người Giêsu, một con người cùng ăn cùng uống “ người trần mắt thịt” mà nay đột nhiên biến đổi kỳ diệu, đến nỗi người môn đệ cùng sống với Ngài đã thốt lên những lời vô nghĩa, còn hai ông kia không nói được gì cả.

          Giờ đây là giờ Thiên Chúa hành động : một đám mây, có tiếng phán: và xác nhận Chúa Giêsu là Con Yêu Dấu của Chúa Cha, con người chỉ còn một bổn phận là VÂNG NGHE LỜI NGÀI mà thôi. Một mạc khải, một xác tín, một lệnh truyền. Chúa Cha mạc khải cho ba môn đệ biết : Chúa Giêsu là Con Yêu dấu của Ngài, chính Chúa Cha khẳng định với các ông điều này qua sự hiện diện và lời nói của Ngài trong đám mây. Ngài ra lệnh đòi buộc các ông : hãy nghe lời Con của Ngài. Đây là một mạc khải từ Thiên Chúa; Chúa Cha xác nhận Chúa Giêsu, người Nagiarét, cùng ăn cùng uống với các ông đây là Con Thiên Chúa. Ngài là Con Yêu Dấu của Chúa Cha vì luôn làm đẹp lòng Cha, luôn chọn Thánh Ý Cha làm lương thực nuôi sống mình ( x , Ga 4,34 ). Bây giờ, Chúa Cha cũng muốn các môn đệ, những người đi theo Chúa Giêsu. Hãy bắt chước Chúa Giêsu. Như Chúa Giêsu đã tuân giữ ý Cha, thì các ông hãy vâng giữ lời Chúa Giêsu, chính là tuân hành Thánh Ý Chúa Cha vậy.

           Cuộc hiển dung kết thúc sau khi tiếng phán chấm dứt, các ông nuối tiếc nhìn quanh, nhưng chỉ còn hiện tại: Chúa Giêsu và các ông mà thôi. Sau biến hình, mọi sự trở về bình thường, một Giêsu bằng xương bằng thịt... có dễ lôi cuốn các ông vào con đường Thập Giá, con đường Vượt Qua hay không?

          Trong câu 9 và 10. Chúa Giêsu ra lệnh các ông phải giữ kín những điều mới xảy ra, mà chỉ được rao truyền sau khi Ngài sống lại. Chúa Giêsu muốn giữ kín bí mật Mêsia, bí mật Con Thiên Chúa khi Ngài còn đang sống trên trần gian này. Các ông vâng lời, nhưng vẫn thắc mắc “ từ cõi chết sống lại” nghĩa là gì? Từ “sống lại”, từ “phục sinh” vượt xa tầm trí hiểu của các ông; các ông vẫn cho rằng: chết là hết. Các ông vẫn chưa hiểu và tin vào sự sống lại.

          Ngày nay, mỗi người chúng ta được biến đổi hàng ngày. Chúng ta thường chú ý về những biến đổi về thể xác, về kiến thức, về địa vị, danh vọng... Có bao giờ chúng ta để ý chăm chút, nuôi dưỡng để biến đổi về tâm hồn, về đời sống tâm linh của chúng ta chưa?. Nếu chưa, chúng ta hãy mau đến với Bí Tích Thánh Thể, nơi đó chính Chúa Giêsu sẽ dạy chúng ta cách biến đổi theo ý Chúa Cha, biến đổi để ngày càng trở nên đồng hình đồng dạng vời Con Chí Ái của Người là Đức Giêsu Kitô khổ nạn và Phục Sinh. Amen.


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVIII Thường Niên_Nt. Maria Nguyễn Thị Quỳnh Tiên, OP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên_Nt. Anna Têrêxa Thiên Hoàng, O.P
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên_Lm. Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XVIII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Thứ Ba Tuần XVIII Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XVIII Thường Niên_Nt. M. Anh Thư, OP
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVIII Thường Niên C_Lm Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Chúa Nhật Tuần XVIII Thường Niên C_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XVIII Thường niên - Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Năm Tuần XVIII Thường Niên - Nt. Thiên Thảo SJP

Các bài viết cũ hơn
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: LÃNH NHẬN VÀ CHIA SẺ TẤM BÁNH TÌNH NGƯỜI. Lm. Đan Vinh
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: TÔI ĐANG TÌM KIẾM ĐIỀU GÌ? Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B: HÃY LO LẮNG CHO LINH HỒN. Lm Paul Nguyễn Nguyên
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm. Phao Lô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A -Lễ Thánh GIOAN VIANEY.
     SUY NIỆM THỨ NĂM TUẦN XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A- LỄ CHÚA HIỂN DUNG. Thiên Thảo SJP
     CỘNG TÁC VỚI CHÚA
     LÒNG THƯƠNG
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT THƯỜNG NIÊN NĂM A- PHÉP LẠ CỦA SỰ LẮNG NGHE. Lm Jos Tạ Duy Tuyền
     SUY NIỆM CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM A- CHẠNH THƯƠNG KẺ ĐÓI. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí