Suy Niệm Tin
Mừng Thứ Tư Tuần XII Thường Niên
XEM
QUẢ THÌ BIẾT CÂY
Lời Chúa: Mt 7, 15-20
(15) "Anh
em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên
trong, họ là sói dữ tham mồi. (16) Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì
họ biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả
mà bẻ? (17) Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả
xấu. (18) Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể
sinh quả tốt. (19) Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và
quăng vào lửa. (20) Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là
ai.
Suy Niệm
Trong nhà thờ nội trú, một
em học sinh đến thưa với cha để xin được rời khỏi nhà nội trú. Cha và em trao
đổi rất lâu giờ. Cuối cùng cha hỏi em:
-
“Nếu
con có đứa con đang học như thế này mà nó đòi về, thì con sẽ nói với nó như thế
nào?”
-
“Con
sẽ khuyên con của con chịu khó ở lại học hành để nên người hữu ích cho tương
lai”. Người học sinh trả lời.
-
Cha
hỏi tiếp: “Nếu nó cứ đòi về, nó không muốn ở lại, nó không muốn nên tốt, nó chỉ
thích được đi chơi, nó chỉ muốn được tự do thoải mái thì con sẽ phải nói sao
với nó?”
-
Người
học sinh trả lời: “Nếu như vậy thì con rất buồn, con sẽ cố thuyết phục để nó
hồi tâm suy nghĩ lại mà biết vâng lời con, vâng lời cha thầy để được trở nên
một người tốt”.
-
“Vậy
bây giờ còn muốn về nữa không?” Cha hỏi.
-
“Thưa,
con vẫn xin về”. Người học sinh trả lời dứt khoát.
Nếu cậu học trò như vậy
thì khó có thể trở nên một người cha, người bố tốt trong tương lai. Người Việt
có những câu răn dạy rất chí lý: “Cha nào con nấy, cây nào trái đấy, loài nào,
giống đấy”. Cậu học trò chỉ là một biểu tưởng cho thế hệ hôm nay, họ chỉ muốn
người khác thực hiện điều tốt, điều lành, điều hay, còn riêng họ thì ngoại trừ
hay bất chấp.
Chúa Giêsu không những lên
án con người giả hình thời đó, mà Ngài còn muốn nói với mọi người ngày nay. Vì
“có người nào hái trái nho nơi bụi gai hay là trái vả trên cây găng?”. Theo lẽ
tự nhiên, cây nào sinh trái đó. “Cây tốt không thể sinh quả xấu cũng như cây
xấy không thể sinh quả tốt”. Nên “cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là
ai”.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI
đã nói: “Con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thày dạy”. Do đó, ta được kêu
mời cầu nguyện cho các cha mẹ đang vất và nuôi dạy con cái; cầu nguyện cho
những nhà lãnh đạo quốc gia biết tìm chân lý để phục vụ; và cầu nguyện cho
những người có trách nhiệm hướng dẫn dân Chúa, để cho lời nói và đời sống nên
một và xin Chúa giúp họ khi giảng dạy phải biết tránh:
-
Giảng
dạy chỉ vì lợi. Người giảng dạy nên thâm tín: đặc ân lớn lao của việc này không
phải là được trả bằng lương mà là được khích lệ sâu sa khi mở trí, mở lòng cho
nhiều người, giúp họ tiếp nhận chân lý và sống yêu thương.
-
Giảng
dạy chỉ vì danh vọng. Có người giảng dạy để giúp người khác, nhưng cũng có kẻ
giảng dạy để chứng tỏ mình tài giỏi; có người dùng sứ điệp để tiến thân, như
các ngôn sứ giả thích phô trương, còn ngôn sứ thì thích giấu mình, vì mình chỉ
là khí cụ trong bàn tay của Thiên Chúa.
-
Giảng
dạy chỉ để truyền đạt ý riêng của mình: ngôn sứ giả ra đi để loan truyền quan
điểm của mình về chân lý; ngôn sứ thật ra đi để rao truyền chân lý của Chúa. Vì
ngôn sứ thật lắng nghe Chúa trước khi nói. Họ không bao giờ quên rằng mình chỉ
là tiếng nói của Chúa, là một máng dẫn mà qua đó ân sủng của Chúa có thể đến
với loài người. Bổn phận của họ là đem đến cho con người chân lý trong Chúa
Giêsu chứ không phải quan niệm riêng của mình về chân lý.
Các bạn thân mến,
Cuộc đời sẽ tốt đẹp nếu
bắt đầu thay đổi từ tôi, từ bạn. Hãy để cho suy nghĩ, lời nói và hành động của
ta luôn có Đức Kitô và rồi Ngài sẽ là thày giúp ta có những hoa quả tốt.
Lm. Phêrô Nguyễn Bùi Quốc Khánh
(trích trong tập “Câu
chuyện về Đức Giêsu, hôm qua và hôm nay, trang 145-146)