Trang Chủ > Suy Niệm > Thường Niên 1-12 > Tuần 12

Suy niệm Tin Mừng Thứ tư tuần XII thường niên

TỐT XẤU

LỜI CHÚA: Mt 7,15-20

15 “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ là sói dữ tham mồi. 16 Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai. Ở bụi gai, làm gì có nho mà hái? Trên cây găng, làm gì có vả mà bẻ? 17 Nên hễ cây tốt thì sinh quả tốt, cây xấu thì sinh quả xấu. 18 Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh quả tốt. 19 Cây nào không sinh quả tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa.

20 Vậy, cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai.

SUY NIỆM:

Bài Tin Mừng hôm nay là một phần của bài giảng về đạo lý mà Thánh sử Mat-thêu đã thâu tóm, tổng hợp lại và đặt ngay sau bài giảng Trên Núi như là những hành vi đạo đức mà một người môn đệ của Chúa Giêsu phải có. “Cây nào trái ấy” là chủ đề của đoạn Tin Mừng này và cũng là lời Chúa Giêsu răn dạy các môn đệ phải cẩn trọng và chú ý.

Câu 15 mở đầu với lời cảnh báo “Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả…”. Chúa Giêsu báo động là có các ngôn sứ giả. Chúng ta biết trong Cựu ước, các ngôn sứ là những người được Thiên Chúa sai đến để nói Lời Chúa với dân, chẳng hạn như ngôn sứ Isaia, Jeremia…Còn đây là những người mà Chúa Giêsu nói rõ: “Họ đội lốt chiên… bên trong là sói dữ tham mồi” (c.15b). Bề ngoài trông có vẻ họ hiền lành, ngoan ngoãn, đạo đức, thánh thiện, nhưng đó chỉ là cái vỏ mà Chúa Giêsu có lần tố cáo “là những mả tô vôi”; còn lòng dạ họ như những con sói chực vồ, nuốt lấy con mồi. Đó là những kẻ nhân danh điều tốt, sự lành mà giảng dạy điều xấu, sự ác. Những ngôn sứ giả ấy ở ngay trong lòng Giáo Hội. Trước những con người như thế, người môn đệ cần biết phân biệt đâu là thật, đâu là giả. Người môn đệ ấy không để lòng mình xuôi theo những ngụy biện giả dối. Bằng cách nào? Chúa Giêsu nói tiếp: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai”. Vậy tiêu chuẩn để phân định là xem hành động của họ, nhìn vào cuộc sống của họ có phục vụ cho Đức Ki-tô không? Đời sống của họ có chọn con đường Thập Giá của Đức Ki-tô hay theo ý riêng, sở thích của họ.

Chúa Giêsu khẳng định rõ hơn: “Ở bụi gai, không có nho mà hái? Trên cây găng không có vả mà bẻ?” (c.16). Và Ngài kết luận: “Cây tốt sinh trái tốt và ngược lại cây xấu sinh trái xấu” (c.17). Đây là định luật tất nhiên. Bởi thế nhà nông luôn vun xới, chăm bón cho cây mình xanh tươi để đạt kết quả tốt nhất. Còn những cây mọc nơi hoang địa thiếu nước, vắng người chăm bón… thì làm sao có hoa thơm trái ngọt được. Và Chúa Giêsu nói thêm: “Cây tốt không thể sinh quả xấu, cũng như cây xấu không thể sinh trái tốt” (c.18). Đối với cây cối tự nhiên là thế. Xấu, tốt của hạt giống, cây trồng không thể thay đổi được. Nhưng đối với con người tính xấu, tốt không do bản tính vì ông cha ta có câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Ngay từ ban đầu Thiên Chúa dựng nên mọi sự đều tốt lành, nhưng vì lạm dụng tự do, con người đã sa ngã và phạm tội chống lại ý Thiên Chúa. Vì thế, tốt xấu là tùy thuộc vào trách nhiệm của mỗi người và có thể đổi thay.

Câu 19 như một lời quyết định trong ngày chung thẩm, cũng là ngày mà mỗi người trình diện trước ngai tòa Thiên Chúa để trả lời về những hành vi của mình: “Cây nào không sinh quả tốt, sẽ bị chặt đi và quẳng vào lửa” (c.19). Lời này tiên báo về cuộc sống mai hậu và cũng là lời cảnh tỉnh mỗi người chúng ta ý thức và có trách nhiệm về sự tự do của mình. Như một cây không sinh trái tốt sẽ bị bứng rễ và quẳng vào lửa, chúng ta sẽ phải trả lời về những “nén bạc” Chúa trao mà ta đã không làm sinh lợi và còn đem chôn vùi dưới đất.

Ở đây, Thánh sử Mat-thêu không có ý nhấn mạnh về ngày phán xét chung cuộc, nhưng chỉ là một lời cảnh tỉnh những người môn đệ biết phân biệt và nhận ra những con sói trong bầy chiên: “Cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai?” (c.20). Ý tưởng này được lập lại lần thứ 2 như một lời tóm kết về ý chính của đoạn Tin Mừng. Để ngay sau đó, Thánh sử trình bày về tính cách của người môn đệ chân chính như một cách đối lập làm nổi bật vấn đề.

Ngày nay trong Giáo Hội chúng ta không thiếu những  “con sói đội lốt chiên”. Những con sói ấy len lỏi trong hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân. Trước tiên, chúng ta hãy cầu nguyện cho Giáo Hội và cho chính mỗi người chúng ta, biết nhận ra tính “sói tham mồi” trong con người mình, để khiêm tốn đi theo lối đường của Đức Ki-tô, theo sự hướng dẫn của Giáo Hội, để bớt đi những ngôn sứ giả, để danh Thiên Chúa được rạng rỡ vinh quang. Amen.

Nữ Tỳ Thánh Thể

 


Các bài viết mới hơn
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XII Thường Niên_Nt. Maria Phạm Thực
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu_Lm Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu_Lm Phêrô Trần Lê Thành Nhân
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả_Lm Giuse Nguyễn Văn Lộc
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XII Thường Niên_Lm Giuse Nguyễn Duy Khang
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư Tuần XII Thường Niên_Nt. Thiên Thảo SJP
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Hai Tuần XII Thường Niên_Lm. Giuse Phạm Hoàng Vũ
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Mình Máu Chúa_Lm. Đan Vinh - HSTM
     Suy niệm Lời Chúa Lễ Mình Máu Chúa_Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy niệm Lời Chúa Thứ Bảy Tuần XII Thường Niên - Nt. Thiên Thảo SJP

Các bài viết cũ hơn
     CHÚA GIÊSU LÀ AI ? TÔI LÀ AI? Lm. Hương Quất
     Suy Niệm Tin Mừng Thứ Hai XII Thường Niên C. Nt. Teresa Minh Thùy
     Suy Niệm Tin Mừng Chuá Nhật XII Thường Niên C: TIN VÀO CHÚA GIÊSU KITÔ CHỊU ĐÓNG ĐINH. Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
     Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật XII Thường Niên C. Lm Phaolô Nguyễn Văn Đông
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ NĂM TUẦN XII THƯỜNG NIÊN NĂM B: MÔN ĐỆ CHÂN CHÍNH
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ TƯ TUẦN XII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nt. Maria Martin Hồ Thị Thu Thảo. OP
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ BA TUẦN XII THƯỜNG NIÊN NĂM B: Hãy vào cửa hẹp
     SUY NIỆM TIN MỪNG THỨ HAI TUẦN XII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Nữ Tỳ Thánh Thể.
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM B: GIOAN-CON NGƯỜI KHIÊM TỐN VÀ CAN ĐẢM. Lm. Giuse. Đỗ Đức Trí
     SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN NĂM B. Lm. Phao Lô. Nguyễn Văn Đông