THỨ SÁU TUẦN II MÙA CHAY
BỔN PHẬN CỦA CHÚNG TA HÔM NAY
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ NHÂN LOẠI
I. LỜI CHÚA : Mt 21, 33-43. 45-46
33 Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: "Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. 34 Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. 35 Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. 36 Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. 37 Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: "Chúng sẽ nể con ta." 38 Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Đứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!" 39 Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. 40 Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?" 41 Họ đáp: "Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông." 42 Đức Giê-su bảo họ: "Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Đó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.
43 Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.
45 Nghe những dụ ngôn Người kể, các thượng tế và người Pha-ri-sêu hiểu là Người nói về họ. 46 Họ tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì dân chúng cho Người là một ngôn sứ.
II. SUY NIỆM
Dụ ngôn này nói đến sự hoài nghi của các thượng tế và phái Pharisiêu.
Lịch sử dân Do Thái được kể dưới hình thức dụ ngôn. Thực ra, nó còn hơn cả một chuyện ngụ ngôn vì mỗi một con người và những tình tiết diễn tả sự thật về con người và qua các biến cố. Song một số học giả lại cho rằng điều chúng ta nói ở đây là tài liệu Giáo Hội sơ khai hơn là một điều gì đó trực tiếp từ Chúa Giêsu. Những gì mà xem ra hơn cả dụ ngôn đã được Chúa Giêsu nói được bổ túc dưới ánh sáng của những biến cố sau này.
Ông chủ vườn nho rõ ràng là Thiên Chúa. Vườn nho là nhà Israel, nơi mà dân Chúa đã được thành lập. Các tá điền của vườn nho là những người đứng đầu trong dân. Các đầy tớ được sai đến để thu hoa lợi là các tiên tri đã bị ngược đại bằng những cách thức khác nhau : đánh đập, giết chết, ném đá.
Các đầy tớ đại diện cho các tiên tri và nhiều người khác đã được Thiên Chúa sai đến với dân của Người đã bị loại bỏ, không được lắng nghe và bị ngược đãi. Cuối cùng, ông chủ quyết định sai Con trai của ông là Chúa Giêsu, Đấng cứu thế : “Chúng sẽ nể Con trai ta”. Ngược lại, họ cho rằng, nếu họ tống khứ cho người con trai ông chủ, họ sẽ chiếm đoạt toàn bộ vườn nho. Họ đã thực hiện kế hoạch này mà không có ông chủ. Vì thế họ đã bắt con trai của ông chủ, họ đã ném cậu ra khỏi vườn nho và giết chết.
Chúa Giêsu đã nói : “Ông chủ sẽ làm gì với bọn tá điền hung ác? Ông sẽ kết án họ : “Ông sẽ mang những kẻ xấu xa vào nơi xấu xa nhất”, như đã xảy ra khi thành Giêrusalem bị tàn phá hoàn toàn vào năm 70 sau Công nguyên.
Ông chủ vườn nho sẽ tiêu diệt tất cả các tá điền để trao cho những tá điền khác. Dân Do Thái đã bị từ chối vì không tin, và bị đuổi ra ngoài. Lúc này, một Dân Mới (là Giáo Hội) biết đón nhận Chúa Giêsu, và Nước Thiên Chúa sẽ được xây dựng.
Kết thúc bài Phúc Âm, Chúa Giêsu muốn cho những thính giả hiểu được sứ điệp của Ngài cách trọn vẹn, nhưng họ đã trả đũa lại Ngài ngay sau đó (bằng việc đóng đinh Chúa Giêsu trên Thánh Giá).
Hơn nữa, sự kiện này vẫn còn xảy ra trong lịch sử nhân loại. Những nhà đấu tranh cho sự thật, sự công bằng đã bị loại bỏ, bị giam tù, bị tra tấn và rốt cuộc lại trở thành những vị cứu tinh của nhân loại, như Pavel ở Séc, Mandela ở Nam Phi, Martin Luther King ở Mỹ, Gandela ở Ấn độ.
Bổn phận của chúng ta đối với thế giới và nhân loại hôm nay vẫn tiếp tục. Chúng ta hãy lắng nghe tiếng nói của nhân quyền, sứ điệp của sự thật, tình yêu và công bằng, và chính vì những điều đó mà chúng ta đi theo Chúa Giêsu. Ngài là Đấng cứu độ của chúng ta vẫn còn được biểu lộ xuyên qua những kẻ đi theo Ngài.
Trong Mùa Chay này, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta phải từ bỏ những hành vi gian ác, là từ chối các ơn Chúa ban; hãy thanh tẩy đời sống và thánh hóa bản thân cũng như tha nhân, bằng những việc làm có ý nghĩa xuất phát từ tình yêu Giêsu, mang đến cho nhân loại ơn cứu độ của Chúa Giêsu, qua Giáo Hội phục vụ con người, và qua thái độ sống yêu thương của mỗi người chúng ta.
Lm. Duy Khang