Suy Niệm Lời Chúa Thứ Ba Tuần
IV Thường Niên C
Cha
mẹ hãy cho con tình thương
Lời
Chúa: Lc 2, 22-40
22) Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môsê, bà Maria và ông
Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa, (23)
như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho
Chúa", (24) và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. (25)
Và này đây, tại Giêrusalem, có một người tên là Simêon. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Ítraen, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. (26)
Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Ðấng Kitô của Ðức Chúa. (27) Ðược Thần Khí dun dủi, ông lên Ðền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người, (28) thì ông
ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và
chúc tụng Thiên Chúa rằng:
(29) Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an
bình ra đi.
(30) Vì chính mắt con được
thấy ơn cứu độ
(31) Chúa đã dành sẵn cho muôn
dân:
(32) Ðó là ánh sáng soi đường
cho dân ngoại,
là vinh quang của Ítraen
Dân Ngài.
(33) Cha mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêon
vừa nói về Người. (34) Ông Simêon chúc phúc cho hai ông bà, và nói
với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ
cho nhiều người Ítraen phải vấp ngã hay được chỗi dậy. Cháu còn là dấu hiệu bị
người đời chống báng (35) còn chính bà, thì một lưỡi gươm sẽ đâm
thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra.
(36) Lại cũng có một nữ ngôn
sứ tên là Anna, con ông Pơnuen, thuộc chi tộc Ase. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi
xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm, (37) rồi ở goá, đến nay
đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Ðền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm
thờ phượng Thiên Chúa. (38) Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên,
cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ gặp ngày
Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.
(39) Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa
truyền, thì trở về nơi cư ngụ là Nadarét, miền Galilê. (40) Còn Hài
Nhi, ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa
cùng Thiên Chúa.
Suy Niệm:
Trong
một lần dạy giáo lý hôn nhân tôi hỏi: Nếu như bạn phải tặng cho con cái điều
quý giá nhất bạn sẽ chọn: dạy dỗ, làm gương, dành thời giờ ở bên con, miệt mài
làm việc cho con tiền ăn học, vợ chồng yêu thương nhau thì các bạn sẽ chọn điều
gì?
Xem
ra yếu tố nào cũng quan trọng và cần thiết nhưng có một yếu tố quan trọng hơn
theo tôi đó là vợ chồng yêu thương nhau.
Câu
trả lời xem ra không thỏa mãn. Thế nhưng, thử hỏi nếu vợ chồng không thương yêu
nhau thì mái nhà có giữ được không? Và nếu như vợ chồng không yêu thương nhau
con cái sẽ ra sao? Mái nhà có là mái ấm hay là hỏa ngục trần gian?
Người
ta thống kê số các tội phạm thanh thiếu niên hay những thanh thiếu niên hư hỏng
đa phần là do cha mẹ chúng thiếu tình yêu thương nhau. Có thể họ đã ly dị nên
con cái trả thù đời bằng việc lao vào các tệ nạn xã hội. Có thể do cha mẹ chúng
hay bất hòa với nhau nên con cái không muốn ở nhà chỉ thích lêu lổng và phá
phách. Có thể cha mẹ chúng thiếu hợp nhất nên con cái cũng mạnh đứa nào đứa nấy
sống.
Thực vậy, điều quý nhất mà cha mẹ có thể tặng cho con
cái mình là tình yêu thương của gia đình. Cha mẹ yêu thương nhau. Con cái hòa
hợp với nhau. Đó chính là một cái nôi hạnh phúc mà khi con người được sống
trong cái nôi êm đềm ấy thì khó có thể hư hỏng được. Cha và mẹ cứ nên nhắn nhủ
với con cái với sứ điệp rằng “mặc dù cha mẹ không phải là hoàn hảo, thỉnh
thoảng cũng có cãi lẫy, giận hờn với nhau, nhưng ba mẹ lúc nào cũng ở bên cạnh
nhau và bên cạnh các con”. Cha và mẹ sống yêu thương nhau thì con cái sẽ học
được bài học tình yêu từ chính trong nôi gia đình.
Các
nhà xã hội học cho rằng trẻ em hôm nay đang sống trong một thế giới đầy bất an.
Những nỗi lo sợ chồng chất từ gia đình đến xã hội là nguyên nhân gây nên những
biến chứng trong cách cư xử của các em, bệnh trầm cảm và các rối loạn tinh
thần. Một trong các mối lo sợ lớn nhất của các em ở lứa tuổi đi học là sợ cha mẹ
chúng ly dị. Nhiều em thường xuyên phải nghe các tin đau lòng rằng cha mẹ của
bạn mình trong lớp đang chia tay, hay thần tượng điện ảnh này của các em đang
ra tòa xin ly dị, và các em cũng vô cùng hoang mang không biết chừng nào đến
phiên cha mẹ mình sẽ chia ly. Nhiều em mắc phải sự lo âu thấp thỏm mỗi ngày,
không biết chừng nào cái tin sét đánh này xảy đến cho cuộc đời của chúng nó.
Đây
cũng là điều gia đình thánh gia có thể vượt qua sóng gió khi họ yêu thương
nhau. Họ bỏ qua những hồ nghi, những niềm vui riêng để gánh lấy trách nhiệm
nuôi nấng Con Chúa Trời Chí Thánh. Các ngài luôn chứng minh cho mọi người rằng
các ngài luôn sẵn sàng ở bên nhau và cùng dìu nhau đi qua những thăng trầm của
dòng đời. Các ngài luôn lấy tình yêu của lòng nhân hậu bao dung để đối xử với
nhau. Nhất là các ngài luôn ở bên nhau vì tin vào Chúa nên dám đón nhận nhau
trong yêu thương hợp nhất.
Hôm
nay chúng ta quy tụ nhau nơi đây để cử hành nghi thức dâng con vào đền thờ.
Hành vi dâng con vào đền thờ là hành vi thờ phượng để tạ ơn về ân ban Chúa ban
là con cái được sinh ra. Dâng con vào đền thờ cũng xác định quyền và bổn phận
giáo dục con cái của chúng ta. Chỉ có cha mẹ mới có quyền giáo dục con cái
mình. Chỉ có cha mẹ mới có bổn phận giáo dục con cái của mình. Quyền và bổn
phận vừa là vinh dự , vừa là trách nhiệm mà chúng ta phải trả lẽ trước mặt
Thiên Chúa và xã hội.
Trước
mặt xã hội cha mẹ phải lãnh lấy trách nhiệm nếu con cái hư hỏng trước tuổi
thành niên. Trước mặt Thiên Chúa thì cha mẹ phải trả lẽ trước mặt Chúa trong
chính lương tâm của mình suốt cuộc đời.
Đứng
trước một trách nhiệm lớn lao như vậy, đòi hỏi cha mẹ phải hy sinh để nuôi dậy
con cái. Sự hy sinh đòi cha mẹ phải “một điều nhịn chín điều lành” để gìn giữ
mái ấm gia đình ngập tràn yêu thương. Sự hy sinh không chì dừng lại sự
lam lũ kiếm tiền cho con cái mà còn hy sinh để cho con cái thấy tình thương của
cha mẹ dành cho nhau và cho con cái. Có như vậy chúng ta mới mang lại sự phát
triển tâm sinh lý nơi con trẻ một cách hoàn hảo. Và chắc chắn con cái sẽ biết ơn cha mẹ vì được sống trong
một cái nôi đầy ắp yêu thương.
Ước
gì chúng ta luôn dành tình yêu cho gia đình chúng ta, cho vợ chồng, cho con
cái. Trên hết mọi sự hãy lấy tình yêu mà đối xử với nhau để xây dựng mái ấm gia
đình hạnh phúc và là chỗ dựa vững chắc cho con cái vào đời. Amen
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền