CHỦ
NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN C
Tuy đã tiếp nhận Đức Ki tô, nhưng đời sống ki tô của chúng ta chưa thực sự được đổi mới. Vì thế một câu hỏi được đặt ra: chúng ta đã thật sự tiếp nhận Ngài chưa? Có thể là đã tiếp nhận, nhưng chỉ theo
hình
thức bên ngoài thôi, vì chúng ta vẫn còn giữ những thành kiến, lối suy nghĩ, những
nỗi sợ hãi, và những ước muốn xác thịt của chúng ta. Bí quyết của Chúa truyền lại là “phải qua bên kia”, có nghĩa là ngang qua một cái chết nào đó. Và chỉ với giá đó thì mới có thể phát sinh Tình Yêu đích thật.
Sách Tiên
tri Giê rê mia 1,4-5.17-19
Cả cuộc đời của Tiên tri Giê rê mi a là một thảm kịch. Dù lúc đầu run sợ muốn từ chối lời
mời gọi của Thiên Chúa, nhưng một khi đã trở thành tiên tri, ngài đã dấn thân đến cùng trong sứ mạng khó khăn của mình. Người ki tô hữu cũng thế, dù bị thế gian từ khước, vẫn
phải luôn trung thành với sứ mạng là người loan báo Đức Ki tô qua lời nói cũng như qua cuộc sống của
mình.
Thánh Vịnh
70
Chán chường, mệt mõi, bị hiểu sai, bị bỏ rơi,
thâm
chí
bị bách hại, một người Tín hữu quay hướng về Thiên Chúa. Dù bị chống đối, người ấy không ngừng loan báo Chúa và Thầy của mình.
Thư 1 gửi tín hữu Cô rin tô 12,31-13,13
Một vài người Cô rin tô tìm mọi cách khoe khoang các ơn lạ lùng của mình, mà họ coi như là một dấu chỉ Thánh Thần. Nhưng nhiều khi,
những ơn đó lại gây xáo trộn trong Cộng đoàn. Đối với Thánh Phao lô, chỉ có một ơn biểu hiện đích thực sự Hiện Diện của
Thánh
Thần: đó là ơn Đức Mến.
Tin Mừng Lc 4,21-30
NGỮ CẢNH
Bằng cách thuật lại chuyến về thăm
quê
hương Nagiarét, Luca đã cho thấy toàn bộ các mối tương quan giữa Chúa Giê su với dân của người. Để làm điều đó, ông đã nối lại hai giai thoại xảy
ra ở hai thời điểm khác nhau (4,16-22.23-30), ngược
với tác giả Mt và Mc (x. Mc 6,1-6). Luca tiếp
tục cuộc đối thoại của Chúa Giê su với dân làng Nagiarét cho đến khi họ tìm cách giết Người. Có thể đoạn Tin mừng theo bố cục
sau đây:
4,21: mạc khải thứ nhất
4,22: phản ứng tích cực của thính giả
4,23-27: mạc khải thứ hai
4,28-30: phản ứng tiêu cực của người đồng hương từ chối tin vào Chúa Giê su.
TÌM HIỂU
Hôm nay: các Tiên tri chỉ là một phác thảo cho Lời Chúa và Thánh thần trợ giúp họ dùng lời nói của mình mà trình bày trước Lời đích thực của Thiên Chúa là Chúa Giê su. Do đó, chính Chúa Giê
su là đấng đã nói bằng các lời sấm của hộ; và hôm nay, các người trung
gian không còn cần thiết nữa.
Đàng khác, Chúa Giê su không nói: “Ta hoàn tất Lời Kinh Thánh:, nhưng nói: “Lời Kinh Thánh được ứng nghiệm”. Thể thụ động ở đây là một cách chỉ hành động của Thiên Chúa: chính Người làm cho lời Kinh Thánh được ứng nghiệm. Như thế chúng ta được dẫn vào mầu nhiệm của Chúa Giê su: Ngài là Lời Thiên Chúa (“Này là con Ta yêu dấu; hãy vâng nghe Lời Người”).
Ứng nghiệm Lời Kinh Thánh tai quí vị vừa nghe: Lời không ứng nghiệm dưới mắt các người, nhưng nơi tai các người. Đây không phải là một quang cảnh mà người ta có thể thấy, nhưng là một tin mừng cần phải
nghe để có thể “làm chứng” với sự trợ giúp của đức tin (4,22). Tầm mức
quan trọng gán cho các dấu chỉ ít có giá trị hơn sự tiếp nhận đấng thực hiện các dấu chỉ đó. Vì thế, ngang qua những gì mà người tín hữu nghe và đọc, cần phải công nhận rằng sự hoàn tất đã được thực hiện nơi Chúa Giê su.
Từ miệng Người: câu nầy nối dài câu trả lời của Chúa Giê su cho tên cám dỗ: «Người ta không sống bằng cơm bánh » (4,4), mà còn bằng chính Lời phát xuất từ miệng Thiên Chúa (x. Đnl 8,3; Mt 4,4). Đây không còn là vấn đế biến đá thành bánh, mà là « một sứ điệp ân sủng » phát xuất từ miệng Người và được đề ra cho các môn đệ tin.
Con ông Giuse: câu hỏi là cần thiết khi Chúa Giê su được giới thiệu trong ánh sáng mới như là sự hoàn tất mà Thiên Chúa mang lại cho ngày hôm nay. Đối với người do thái đồng hương, thì “con ông Giu se” không thể là Đấng Messia được, vì họ biết rõ nguồn gốc nhân lọai của Ngài. Nhưng độc giả tin mừng Luca biết
rất rõ rằng Chúa Giê su không thực sự là con ông Giu se vì Ngài được “tượng thai bởi phép Chúa Thánh Thần” (1,35).
Thầy lang ơi: Chúa Giê su biết rất rõ những đòi hỏi của các bà con đồng quê với Ngài: nếu là thầy lang, thì hãy cho họ thấy tài ba như thế nào. Vậy thì hãy thực hiện các phép lạ mà Ngài đã làm ở các nơi khác. Điều nầy ngược lại với đức tin: việc thực hiện nhiều
dấu chỉ không có ích lợi gì, bao lâu không nhận biết đấng thực hiện các dấu chỉ ấy.
Chấp nhận: đtö kinh nghiệm thực tế, Chúa Giê su nhấn mạnh ý nghĩa của sứ mạng Ngài, một sứ mạng cần phải trải
qua thử thách bị con người khước từ. Các tiên tri cũng từng trải qua
bi kịch như thế: người ta đã khước từ chứng tá của họ cũng chỉ vì họ bị coi như những phần
tử của dân tộc. Chúa Giê su cũng thế, những người
làng
Nagiarét chỉ coi Ngài như là một người giống như họ.
Do đó:
« Ngài không làm nhiều phép lạ vì sự cứng tin của họ » (Mt 13,58).
Ê lia a – Ê li sê: x. 1V17,7-24; 2V5. Chúa Giê su
kể ra trường hợp hai vị Tiên tri lớn để làm chứng. Họ đã bị các người đồng thời không hiểu vì mang phúc lành của Thiên Chúa đến cho các dân tộc khác. Cũng thế, đối với Chúa Giê su, không một điều gì có thể giới hạn chương
trình
cứu độ mà ngài rao giảng (4,18-19).
Đỉnh núi: sự không hiểu biết của người làng Na gia rét lên đến độ khiến họ đồng thanh kết án Chúa Giê su; họ dẫn Ngài ra khỏi thành để giết Ngài. Cũng như ma quỉ cám dỗ, họ đưa Ngài lên đỉnh núi để xô Ngài xuống vực.
Xô Người xuống vực: sự thử thách lên đến cực điểm. Cũng như khi bị ma quỉ
cám
dỗ trước kia, và sau nầy dưới chân thập giá, một lối thoát mở sẳn chờ đợi Chúa Giê su: « Hãy nhảy xuống đi: vì các thiên thần sẽ gìn giữ ông » (4,10); « Thầy lang ơi,
hãy
cứu lấy mình đi » (4,23): « Hãy tự cứu lấy mình đi » (23,37). Và lần nào cũng thế, Chúa Giê su đã từ chối; vì đó không phải là sứ mang của ngài: « Ngươi đừng thử thách Chúa, Thiên Chúa của ngươi » (*4,12).
Người băng qua giữa họ mà đi: bị hăm dọa giết chết,
Ngài
vẫn không thay đổi đường đi. Con đường của Ngài là con đường của Thiên Chúa. Bằng cách đó, Ngài đã cho thấy trước sự phục
sinh của ngài.
Đoạn tin mừng nầy muốn đế cao sứ mạng phổ quát của Chúa Giê su. Giữa người do thái và dân ngoại, biên giới đã dứt khoát bị phá hủy qua mầu nhiệm thập giá đưa cả hai đến đức tin (Êp 2,18-22).
SỨ ĐIỆP
Một ngày nọ, Đức Cha Helder Camara, vị Giám mục nổi
tiếng bênh vực người nghèo ở Recife ở Braxin kể lại:
“Khi
tôi
đến
giúp
người nghèo, người ta nói rằng tôi là một ông thánh; nhưng khi tôi tố cáo các nguyên do đưa đến nghèo đói, người ta lại coi tôi là người quá khích”.
Thời nào cũng thế, thế gian không ưa các tiên tri. Trong Cựu Ước, nhiều
vị đã
phải chết vì sứ vụ của mình. Như Giêrêmia, Dacaria và nhiều vị
khác.
Còn
tiên
tri Êlia chỉ nhờ chạy trốn mới có thể thoát chết. Chúa Giê su cũng không đi ngòai qui luật ấy. Khi đến với những người bị xã hội lọai trừ, Ngài sẽ trở nên giống như họ. Vì sẽ đến một ngày, Ngài sẽ bị điệu ra khỏi thành và bị giết trên thập giá. Tuy nhiên, dù bị đe dọa, Chúa Giê su không nao núng. Dù bị một số người khước từ,
Lời của Ngài vẫn được loan truyền đi khắp nơi và không gì có thể ngăn cản Ngài được.
Ngày hôm nay cũng như vào thời Chúa Giê su, người ta có thể xua đuổi các tiên tri. Người ta có thể bắt các ngài im lặng sau song sắt của
nhà
tù.
Thế kỉ 20 đã chứng kiến nhiều vị tử đạo nhất trong lịch sử. Các ngài đã hiến thân vì trung thành với Chúa Giê su và tin mừng của Ngài. Người ta muốn các ngài im lặng, nhưng người ta không
thể xiềng xích Lời Chúa.
Chính Chúa Giê su đã báo trước cho các môn đệ của Ngài rằng: “Người ta sẽ lôi các con ra trước công nghị và tòa án; người ta sẽ nói mọi điều xấu xa chống lại các con vì danh Thầy. Nhưng đừng sợ, Thầy đã thắng thế gian”.
Thế là một tin mừng đến với chúng ta; nó đặt cho chúng ta một câu hỏi căn bản: Làm sao để tiếp nhận tin mừng mà Chúa Giê su đã mang đến cho thế gian. Chúng ta phải tiếp đón các tiên tri ngày nay như thế nào?
Lí thuyết mà nói, tất cả chúng ta đều tán thành giáo huấn của Chúa Giê su. Ít nhất, lí trí chúng ta tin rằng Tin mừng là
một tin vui và chúng ta sung sướng đón nhận nó. Hằng tuần, trong các thánh lễ Chủ nhật, chúng ta công bố Lời Chúa và chúng ta lớn tiếng tuyên xưng niềm tin của mình. Nhưng khi đã rời khỏi nhà thờ, thì điều gì sẽ xảy ra?
Tin mừng là một lời luôn luôn đổi mới mời gọi chúng ta
sám hối và thay đổi tư duy. Phải làm sao để lời nói và trọn cuộc sống chúng ta càng ngày càng phù hợp với tình yêu của Thiên Chúa. Vì yêu thương, Người đã không ngừng gửi các tiên tri đến với chúng ta để chất vấn lương tâm chúng ta. Chứng tá và lời của các ngài có thể quấy rầy chúng ta, thậm chí khiến chúng ta tức giận, nhưng đó lại là những cơ hội quí giá giúp chúng ta giải thoát chính mình, khỏi cách sống ích kỉ của chúng ta. Thiên
Chúa biết rõ tâm hồn hẹp hòi của chúng ta, nhưng không từ khứơc và lên án chúng ta, trái lại Người tìm mọi cách để đổi mới chúng ta. Vì thế chúng ta tránh tật xấu thích lựa chọn những gì phù hợp với mình và từ khước những gì không thích hợp. Nếu không, chúng ta có nguy cơ dọn sẵn một góc tâm hồn để từ chối Người.
Chúng ta sống trong một thế giới bất tín và dửng dưng. Nhưng chính trong môi trường khước từ siêu nhiên như thế mà chúng ta được sai đến như các tiên tri của Chúa. Tiên tri là phát ngôn nhân, là người nói thay cho Thiên Chúa. Sứ vụ của tiên tri là loan báo Tin mừng và chứng nhân mang đến niềm hi vọng và các giá trị ki tô giáo cho những nơi vắng bóng và thù địch với niềm tin ki tô.
Tin mừng hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giê su dấn thân vào sứ vụ
loan báo tin mừng cho người nghèo khó mà Thiên Chúa Cha đã giao phó. Ngài đã đi vào một môi trường hòan toàn bất lợi và xung khắc với Ngài, nhưng Ngài đã không lùi bước, trái lại, Ngài đã trung thành cho đến giây phút cuối cùng. Còn chúng ta, vì đã được rửa tội
và
thêm
sức, tất cả chúng ta được liên kết vào trong sứ vụ ấy. Và cũng như Ngài, có thể chúng ta sẽ gặp chống đối. Mang trong mình chứng từ của tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, ngày nay, người ki tô hữu dễ bị phê phán và bị chế nhạo, và phải đi ngược dòng với tâm tưởng của thế gian. Nhưng
nếu chúng ta trung thành với Đức Ki tô, thì không gì có thể tách rời chúng ta khỏi tình yêu của Ngài. Lời Ngài là lời mang lại sự Sống đời đời. Khi tiếp nhận lời tin
mừng, chúng ta có thể giữ được niềm hi vọng trong chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta luôn trung tín trong đức tin và can đảm đối mặt với mọi thử thách của cuộc sống.
ĐÀO SÂU
TIÊN TRI BỊ
KHƯỚC TỪ
Gr 1,4-5, 17-19 Ta sẽ làm cho ngươi trở thành một tiên tri giữa các dân
Tv 71,1-2, 3, 5-6, 15+17 Miêng tôi sẽ loan truyền
sự Chúa công minh và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ
1 Cr 12,31-13,13 or 13,4-13 Thánh ca tán dương Đức
Ái
Lc 4,21-30 Sứ mạng phổ quát của Chúa Giê su
1. HỎI: Ba bài đọc liên kết với nhau theo chủ đề nào?
THƯA: TIÊN TRI BỊ KHƯỚC TỪ. Từ
xưa đến giờ, sứ vụ tiên tri thật là bạc bẽo: Thời Cựu Ước, ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã bị dân mình bách hại (Bđ 1); Thời Tân Ước, Chúa Giêsu cũng bị những người đồng hương Na-gia-rét từ khước và muốn xô xuống vực thẳm (BTM). Ðó cũng có thể là cách trả lời của chúng ta đối với mọi mạc khải của
Thiên
Chúa
nơi các ngôn sứ của Người, nếu chúng ta không nghe lời thánh Phaolô mà đặt đức ái lên trên hết (Bđ 2).
2. HỎI: Tiên tri Giê-rê-mi-a là ai?
THƯA: Giê-rê-mi-a là một tiên tri lớn ở Giê-ru-sa-lem. Ông chào đời tại một thành phố nhỏ là A-na-tốt, cách Giê-ru-sa-lem chừng vài dặm, vào khoảng cuối triều đại Mơ-na-sê (650 tr.CN), con của một
vị tư tế. Sứ vụ ông kéo dài từ năm 627 tới năm 587
trước Công Nguyên. Để có thể hiểu ơn gọi và kinh nghiệm thiêng liêng của Ngài, chúng ta cần
nhắc lại hoàn cảnh lịch sử ơn gọi của ông.
3. HỎI: Hoàn cảnh lịch sử thời tiên tri Giê-rê-mi-a?
THƯA: Bấy giờ là thời kì đặc biệt khó khăn của Dân Do thái. Bốn mươi năm chứng kiến
nhiều xáo trộn về chính trị. Vương quốc Giu đa phía nam chỉ là một nước nhỏ bé nằm giữa các thế lực to lớn lúc bấy giờ là Đế quốc Assiri, Ai cập và Ba-by-lon. Khi thì chiến tranh, lúc hòa bình, nhưng luôn luôn bị đô hộ, vua Giê-ru-sa-lem không biết phải liên minh với cường quốc nào để tìm lại được độc lập, cuối cùng đành phải
làm
chư hầu hết nước nầy đến nước khác. Trong tình hình đó, Giê-rê-mi-a được kêu gọi làm tiên tri dưới thời vua Giô-si-gia (640-609 tr. CN).
4. HỎI: Giê-rê-mi-a đã mô tả ơn gọi của mình như thế nào?
THƯA: Giê-rê-mi-a nói rõ chính
Thiên Chúa đã chọn ông và thánh hiến ông, nghĩa là đặt ông riêng ra để làm việc cho Người. Và từ giây phút đầu tiên trong lòng mẹ, cuộc đời của Giê-rê-mi-a được qui hướng về sứ mạng
Thiên
Chúa
giao phó. Trong Kinh thánh, mọi ơn gọi đều có nghĩa là ‘để riêng ra’ dành cho một sứ vụ.
5. HỎI: Tại
sao gọi cuộc đời tiên tri là một cuộc chiến đấu?
THƯA: Giữa tình thế khó khăn ấy, tiên tri phải là người phát ngôn của Thiên Chúa, có bổn phận nhắc cho dân nhớ một điều quan trọng, khẩn cấp, ưu
tiên
đó
là
Giao ước với Người, là điều thường ít được để ý. Thế nên, lời rao giảng cảnh giác của ông chỉ gây nên chống đối, hoặc tệ hơn, chế diễu
và
bách
hại từ phía những người nghe. Làm tiên tri chính là sống và nói với những người chống đối mình.
6. HỎI: Điều
kì lạ nhất trong câu chuyện nầy là gì?
THƯA: Điều kì lạ nhất là để thi hành công việc bạc bẽo và đòi nhiều can đảm ấy, Thiên Chúa đã chọn một thanh niên nhút nhát và không biết ăn nói. Như thế Ngài buộc ông phải nói lớn, hét to, gào thét, rao giảng lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, đương đầu với vua quan và cả một dân tộc.
7. HỎI: Tâm hồn ông như thế nào?
THƯA: Tâm hồn ông tế nhị và dễ bị tổn thương, xao xuyến
trước sự bất hạnh mà dân ông phải chịu. Nhưng sứ vụ
tiên
tri không cho phép ông tỏ ra yếu nhược. Trái lại, ông sẽ phải dành tất
cả năng lực của mình để nhắc nhớ mọi người cần
phải hoán cải ngay. Là người mang tin dữ, phải loan báo thảm họa nên ông sẽ bị
ghét,
khinh bỉ và bị chế nhạo ngay cả trong gia đình của mình.
8. HỎI: Nhờ đâu mà ông đã đứng vững?
THƯA: Thế nhưng không gì cũng không ai có thể làm ông xa rời sứ vụ, vì có Thiên Chúa ở với ông trong mọi nghịch cảnh.
Dù
cảm thấy rất khổ sở, nhưng chính nơi Thiên Chúa mà ông đã tìm thấy sức mạnh
của mình. Chính Thiên Chúa là đạo diễn, làm chủ cuộc đời cuộc đời của ông vì Ngài luôn có
sáng kiến: ‘Chúa phán với tôi và nói với tôi…. Ta sẽ làm cho ngươi…. Ta
biết ngươi…. Ta sẽ truyền cho ngươi…. Ta ở với ngươi’. ‘Ta sẽ
làm
cho ngươi hôm nay thành một thành kiên cố, một trụ cột sắt, một
bức tường bằng đồng, để đối phó với các nước, các vua Giu-đa và các hoàng tử của mình, các tư tế và mọi người’.
9. HỎI: Còn Chúa Giê su?
THƯA: Nhiều thế kỉ sau đó, chính Chúa Giê su cũng coi đời mình như là một cuộc chiến đấu. Loan báo Lời Chúa luôn là một sứ vụ khó khăn, vì tư tưởng của Thiên Chúa thì khác xa tư tưởng loài người, và những ưu tiên của Thiên Chúa cũng khác xa ưu tiên của loài người. Nhưng sức mạnh của
Chúa
Giê
su cũng như của Giê-rê-mi-a nằm trong xác tín rằng Thiên Chúa không ngừng đồng hành trong cuộc chiến
nầy: ‘Chúng chống lại ngươi, nhưng chúng không hại được ngươi vì có Ta ở với ngươi’. Chúa Giê
su cũng nói với các môn đệ: ‘Tin tưởng lên, Thầy đã thắng thế gian’.
10. HỎI: Bài đọc 2 (1 Cr 12, 31--13, 13) có nội dung như thế nào?
THƯA: Thánh Phaolô nói đến ân sủng cao quý nhất trong mọi
ân sủng, đó là Đức Mến. Đức Mến chẳng những làm cho các ơn khác có giá trị thực
mà còn cao trọng hơn mọi nhân đức khác.
11. HỎI: Ngữ
cảnh bài Tin mừng (Lc 4,21-30) như thế nào?
THƯA: Bài Tin mừng nằm trong phần
‘Hoạt
động
rao giảng của Đức Giêsu tại Ga-li-lê’ (Lc 3,1–9,50), và thuộc về phân đoạn 4,16-30 ‘Đức Giêsu ở Nadarét’. Có bốn phần: 1. Phản ứng của
người đồng hương (4,22); 2. Câu trả lời của Chúa Giêsu (4,23-27); 3. Nổi giận
và
muốn giết Người (4,28-29); 4. Chúa Giêsu ra đi (4,30).
12. HỎI: Chúa Giê su cho chúng ta biết gì về người đồng hương Na-gia-rét sau chuyến thành công của Ngài?
THƯA: Sau chuyến đi thành công ở Ca-phác-na-um, Chúa Giê su trở về Na-gia-rét. Ngài đã phải đối đầu với thái độ ghen tức nơi người đồng hương của mình. Họ chờ đợi được hưởng những phép lạ giống như những gì Ngài đã làm ở Ca-phác-na-um.
13. HỎI: Phản
ứng đầu tiên của thính giả khi nghe Chúa Giê su là gì?
THƯA: Phản ứng đầu tiên là tích cực. Nghe Chúa Giê su công bố thời thiên sai đã bắt
đầu
với sự xuất hiện của mình, người đồng hương Na-gia-rét hết lòng ngưỡng mộ Ngài. Họ ngạc nhiên đầy thán phục vỉ ‘những lời ân sủng từ miệng Người nói ra’.
14. HỎI: Câu: ‘Ông này không phải là con ông Giu se đó sao’ có nghĩa gì?
THƯA: Sau thái độ đầy phấn khích trước những gì Chúa Giê su nói, người đồng hương bắt đầu có những toan tính đầy tư lợi. Họ nghĩ: nếu ông nầy là con ông Giu se bây giờ trở thành tiên tri và thần thông, tại sao chúng ta không lợi dụng ông ấy để vinh danh cho làng mình?
15. HỎI: Câu nói của Chúa Giê su: ‘Thầy lang ơi hãy chữa lấy mình’ có nghĩa gì?
THƯA: Chúa Giê su đã nói ra
đúng ý muốn của người đồng hương mình. Họ muốn nói với Ngài: ‘Thầy pháp ơi, hãy cho người đồng hương ông hưởng các phép lạ của ông trước khi cho người khác hưởng’.
16. HỎI: Chúa Giê su có chiều theo ý của họ không?
THƯA: Không. Ngài dựa vào câu ngạn ngữ nổi tiếng để từ chối: ‘không một tiên tri nào tỏ ra thiện cảm cho quê hương mình hơn những nơi khác’. Ngài từ chối ràng buộc ơn cứu độ của Ngài trong mối liên hệ thân quen. Vì là tiên tri, Ngài hành động theo sứ mạng đã lãnh nhận từ Thiên Chúa.
17. HỎI: Chúa Giê su đã nói gì khiến cho người đồng hương Na-gia-rét phẩn nộ đến độ muốn giết Ngài?
THƯA: Ngài đã nói với họ hai điều mà họ không thể chấp nhận được: thứ nhất, Ngài cho họ biết sở dĩ Ngài có thể làm nhiều phép lạ tại Ca-phác-na-um chính bởi vì dân cư ở đó có một thái độ khác hơn họ, biết mở rộng tâm hồn tiếp nhận ơn Thiên Chúa. Thứ hai, Ngài cho biết dân ngoại gần với ơn cứu độ hơn những người tự cho mình là tín hữu.
18. HỎI: Chúa Giêsu giảng dạy điều gì khi đề cập đến hai tiên tri vĩ đại trong quá khứ là Ê-li-a và Ê-li-sa?
THƯA: Hai tiên tri trong quá khứ
đã
không
tìm
thấy đức tin nơi những người đồng bào của họ, vì thế họ đã rao giảng ơn cứu độ cho
người nước ngoài. Giờ đây lịch sử lặp lại, vị Tiên tri đã không được đồng hương mình lắng nghe nên đã mang ơn cứu độ cho người dân ngoại. Đối với thánh Luca, sự thật của hoàn cảnh ấy đã hoàn toàn được hiện thực trong sứ mạng
rao giảng cho dân ngoại được mô tả trong sách Công vụ Tông đồ.
19. HỎI: Câu chuyện về tiên tri Ê-li-a như thế nào?
THƯA: Câu chuyện về tiên tri Ê-li-a được ghi trong sách Các Vua quyển thứ nhất
(1V17). Trong thời đại hạn hán, Ê-li-a đến tìm chỗ trọ nơi nhà một bà góa thành Sa-rép-ta ngoại giáo. Dù rất nghèo và đang gặp khó khăn, bà góa ấy đã giúp đỡ tiên tri vì bà đã nhận ra đó là Người của Thiên Chúa. Để đền ơn, Ê-li-a đã làm hai phép lạ, một là cho hủ bột nhà bà không cạn, bình dầu không vơi, hai là phục sinh cho đứa con trai duy nhất của bà.
20. HỎI: Câu chuyện về tiên tri Ê-li-sa như thế nào?
THƯA: Câu chuyện tiên tri Ê-li-sa được thuật lại trong sách Các Vua (2V5): Naaman là tướng quân người Si-ri bị phung cùi
đem nhiều vàng bạc tặng vật đến xin tiên tri chữa lành. Lúc đầu ông thất vọng vì không được toại nguyện. Chỉ sau
khi ông khiêm tốn nghe lời tiên tri xuống sông Gio-đan tắm bẩy lần, ông mới được chữa lành và hoán cải trở về với Thiên Chúa.
21. HỎI: Tại
sao người đồng hương Na-gia-rét đầy phẩn nộ tìm cách xô Chúa Giê su xuống vực?
THƯA: Người đồng hương phẩn nộ vì họ cho Chúa Giê su là kẻ phạm thượng khi Ngài đứng về phía bà Sa-rép-ta và tướng quân Naaman ngoại giáo chống lại người Do thái. Ngài từ chối dành cho
Ít-ra-ên độc quyền chiếm hữu ơn cứu độ.
22. HỎI: Thánh Lu ca muốn nói gì khi viết: ‘họ tìm cách xô Chúa Giê su xuống vực’?
THƯA: Thật khó mà tìm thấy một chỗ nào gần đồng bằng Na-gia-rét có một dốc núi để có thể xô người tử tội xuống. Nhưng
điều
Lu ca muốn diễn tả là cho thấy trước án xử tử mà người Do thái dành cho Ngài. Nhưng Chúa Giê su đã biến đi nơi khác.
23. HỎI: Bản
văn nầy tóm tắt cuộc đời Chúa Giê su như thế nào?
THƯA: Trong một vài hàng thánh Luca tóm tắt về cuộc đời Chúa Giê su bằng cách đối đầu thái độ của Na-gia-rét quê hương với Ca-phác-na-um ngoại đạo. Cuộc đối đầu ấy báo trước một cuộc đối đầu khác giữa thái độ từ chối của người Do thái và sự tiếp nhận Tin mừng của
dân
ngoại. Giống như thánh Gioan đã viết ‘Ngài đến nhà mình nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận’ (Ga 1,11).
24. HỎI: Thánh Lu ca muốn nói gì khi viết: ‘Nhưng Ngài băng qua giữa họ mà đi’?
THƯA: Bằng cách cho thấy Chúa Giê su chủ động trên các biến cố, thánh Lu ca đã loan báo trước chiến thắng quyết định của Chúa Giê su trên thế lực chống đối Ngài.
25. HỎI:
Chúng ta phải thực thi sứ điệp Lời Chúa như thế nào?
THƯA: Chúng ta phải nghiêm túc xét mình về bốn điều sau đây:
1. Tôi ý thức như thế nào về sứ mạng ngôn sứ, về vai trò và trách nhiệm của tôi là “phát ngôn viên” của Thiên Chúa? 2. Tôi có
thấy trước những khó khăn, thử thách, chống đối đang chờ đợi tôi không? Tôi chùn bước, tháo lui hay dũng cảm tiến lên phía trước? 3. Tôi có trông cậy, tin tưởng và bám vào Thiên Chúa không? Tôi có biết dựa vào sức mạnh của Người mà sống và chiến đấu cho Công Lý và Nước Trời không? 4. Tôi có thực sự yêu thương và bao dung, quảng đại đối với những người Chúa gửi đến cho tôi không? Đối chiếu với các cách biểu hiện đức ái mà Thánh Phao-lô đã trình bày (trong bài đọc 2) tôi nhận thấy mình còn thiếu những gì?
GLCG 904 ‘Đức Kitô chu toàn nhiệm vụ tiên tri của
Người, không những nhờ Phẩm trật… nhưng còn nhờ các giáo dân, những kẻ Người đã
đặt làm chứng nhân và ban cho họ cảm thức đức tin và ơn ngôn ngữ’. ‘Dạy dỗ… để
dẫn đến đức tin… là nhiệm vụ của bất cứ vị giảng thuyết nào, và cũng là của bất
cứ tín hữu nào’. (x. Vai trò của các nhà tiên tri 436. Tham gia vào các sứ vụ tiên
tri của Chúa Kitô 904-907. Nhiệm vụ của giáo dân. Bình đẳng và sự khác biệt
trong Giáo Hội 871-873).