CHỦ
NHẬT 22 TN A
Chúa Giê su bác bỏ quan niệm của chúng ta về sự
thành công. Giáo Hội trong suốt dòng lịch sử trần gian không có mảy may quyền lực
chiến thắng nào trong tay, nhưng lại thường xuyên đối đầu với thất bại rõ ràng như Đức
Ki tô ngày xưa. Sự An ninh duy nhất mà Đức Ki tô để lại cho chúng ta, đó là
lòng tin rằng ngang qua sự chết, có sự Sống. Quả thật, đó l Chúa Giê su
bác bỏ quan niệm của chúng ta về sự thành công. Giáo Hội trong suốt dòng lịch sử
trần gian không có mảy may quyền lực chiến thắng nào trong tay, nhưng lại thường
xuyên đối đầu với thất bại rõ ràng như Đức Ki tô ngày xưa. Sự An ninh duy nhất
mà Đức Ki tô để lại cho chúng ta, đó là lòng tin rằng ngang qua sự chết, có sự
Sống. Quả thật, đó là một quan niệm về thành công không làm cho người ta hài
lòng, kể cả Phê rô và các tông đồ khác, nhưng lại là nền tảng xây dựng sự lạc
quan ki tô giáo.
Sách Tiên tri Giêrêmia 20, 7-9
Tiên tri
Giêrêmia mô tả cho chúng ta sứ mạng Tiên tri đầy cay đắng của mình. Đi trên những
con đường Chúa vạch sẵn dễ bị người ta hiểu lầm, chống đối và chế nhạo. Trong
Giêrêmia có một ngọn lửa nội tâm mà ông không thể chế ngự. Người đã bị Thiên
Chúa dụ dỗ chấp nhận nguy hiểm, bị người ta bác bỏ, thậm chí bị khinh dễ vì
Danh của Người. Ngọn lửa ấy chính là Thần khí vô song trên thế gian, chính là
Tình yêu hấp dẫn và cuốn phăng mọi sự trên đường đi qua.
Thánh vịnh 62
Linh hồn
con khao khát Chúa. Tác giả dùng hình ảnh cơn khát để diễn tả ao ước Thiên Chúa
thật tuyệt vời làm sao! Con khao khát ấy khiến chúng ta không ngừng tìm kiếm mạch
Nước Hằng sống giải khát chúng ta và ban cho chúng ta Sự sống.
Thư gửi Rôma 12, 1-2
Thánh Phao
lô khuyên nhủ chúng ta phải hi sinh cuộc sống của mình như là dấu chỉ duy nhất
đích thực nói lên việc thờ phượng Thiên Chúa, nghĩa là Yêu thương. Như thế, người
Ki tô hữu dứt khoát đưa sự Sống Mới vào trong tâm hồn, sự sống của Vương quốc
mà Chúa Giê su đã hứa. Từ đó tất cả những gì thuộc cuộc sống hiện tại đều mang
một giá trị tương đối.
à một quan
niệm về thành công không làm cho người ta hài lòng, kể cả Phê rô và các tông đồ
khác, nhưng lại là nền tảng xây dựng sự lạc quan ki tô giáo.
Sách Tiên tri Giêrêmia 20, 7-9
Tiên tri
Giêrêmia mô tả cho chúng ta sứ mạng Tiên tri đầy cay đắng của mình. Đi trên những
con đường Chúa vạch sẵn dễ bị người ta hiểu lầm, chống đối và chế nhạo. Trong
Giêrêmia có một ngọn lửa nội tâm mà ông không thể chế ngự. Người đã bị Thiên
Chúa dụ dỗ chấp nhận nguy hiểm, bị người ta bác bỏ, thậm chí bị khinh dễ vì
Danh của Người. Ngọn lửa ấy chính là Thần khí vô song trên thế gian, chính là
Tình yêu hấp dẫn và cuốn phăng mọi sự trên đường đi qua.
Thánh vịnh 62
Linh hồn
con khao khát Chúa. Tác giả dùng hình ảnh cơn khát để diễn tả ao ước Thiên Chúa
thật tuyệt vời làm sao! Con khao khát ấy khiến chúng ta không ngừng tìm kiếm mạch
Nước Hằng sống giải khát chúng ta và ban cho chúng ta Sự sống.
Thư gửi Rôma 12, 1-2
Thánh Phao
lô khuyên nhủ chúng ta phải hi sinh cuộc sống của mình như là dấu chỉ duy nhất
đích thực nói lên việc thờ phượng Thiên Chúa, nghĩa là Yêu thương. Như thế, người
Ki tô hữu dứt khoát đưa sự Sống Mới vào trong tâm hồn, sự sống của Vương quốc
mà Chúa Giê su đã hứa. Từ đó tất cả những gì thuộc cuộc sống hiện tại đều mang
một giá trị tương đối.
Tin mừng :
Mt 16: 21-27
NGỮ
CẢNH
Tin mừng Mt ghi lại
ba lời loan báo Thương khó và Phục sinh (16,21-27; 17,22-23a; 20,17-19) và lần
nào cũng kèm theo nhận xét về sự u mê của các Môn đệ: họ không hiểu những gì
Chúa Giê su nói. Lần nào Chúa Giê su cũng phải giải thích cho họ hiểu sứ mạng của
Ngài. Vì thế lời loan báo nhằm mục đích chuẩn bị các tông đồ hiểu ý nghĩa và đi
vào cuộc Thương khó và Phục sinh của Chúa Giê su. Cuộc khổ nạn là yếu tố gắn liền
và là cao điểm của sứ mạng trong đó Thầy và môn đồ đều được liên kết với nhau.
Có thể đọc đoạn
tin mừng theo cấu trúc như sau:
1. Chúa Giê su
tiên báo cuộc Thương Khó (16,21)
2. Ông Phê rô
ngăn cản Chúa Giê su đi vào cuộc Khổ nạn (16,22-23)
3. Chúa Giê su
giáo huấn về cuộc sống môn đệ (16,24-17)
TÌM HIỂU
Từ lúc đó: Kiểu
nói nầy đánh dấu hai phần lớn trong Tin mừng Mt: phần thứ nhất từ 4,17-16,20
nói về Nước Trời; và phần thứ hai từ 4,17-16,20 nói về Chúa Giê su, Con Người
trên đường tiến về cuộc thương khó và phục sinh. Cụm từ nầy dẫn vào câu 21 nêu
bật tầm mức quan trọng nơi quyết định của Chúa Giê su trên đường tiến đến mối
nguy hiểm đang rình rập Ngài.
Người phải đi: Động
từ “phải” diễn đạt ý muốn hoặc chương trình của Thiên Chúa Cha.
Đi lên Giê ru sa
lem: Chúa Giê su mô tả chi chiết cuộc Thương Khó. Điều đó cho thấy Ngài biết
trước và làm chủ tình thế.
Đừng để Thầy gặp
chuyện ấy: Satan luôn dùng lời xúi giục cổ xưa để thử thách: “Các ngươi chẳng
chết chóc gì đâu, nhưng sẽ trở nên giống như thần thánh” (Mt 3.4-5). Ở đây nó lại
xuất hiện để đối đầu với Chúa Giê su cũng như lúc Ngài bắt đầu sứ vụ: “Nếu Ngài
là Con Thiên Chúa” (Mt 4,5). Phêrô được lời khiển trách của Chúa Giê su soi
sáng nên muốn nói: “Nếu Ngài là Chúa Ki tô, (Hoặc: vì Ngài là Chúa Ki tô), điều
đó không thể nào xảy ra được”. Thế nhưng chính bởi là đấng ki tô nên Ngài phải
chết.
Sa tan, lui lại đằng
sau Thầy!: lời trách cứ nặng nề của Chúa Giê su trả lời cho ông Phêrô tiếp theo
sau lời tuyên xưng đức tin cho thấy nó nghiêm trọng đến mức nào. “Anh cản lối
Thầy”: dịch sát: “Anh đang trở thành tảng đá làm cho Thầy vấp ngã”. Vừa rồi mới
được khen là có phúc, giờ đây lại bị gọi là Satan; lúc nãy được gọi là đá tảng,
giờ thì tảng đá gây cớ vấp phạm. Sự tương phản gần như là tuyệt đối. Vì thế
chúng ta hiểu được sự nghiêm khắc trong lời của Chúa Giê su, Ngài dùng chính lời
đáp trả cho Satan khi nó thử thách Ngài trong sa mạc (4,10). Vì trong cả hai
trường hợp, Phêrô và Satan đều nghĩ rằng vì là Con Thiên Chúa, Chúa Giê su sẽ lợi
dụng tư cách đó như một thứ đặc quyền cá nhân để chiếm đoạt một vinh quang thuần
tuý phàm trần.
Vì tư tưởng của
anh không phải là tư tưỏng của Thiên Chúa: lời trách móc nầy trái ngược hẳn lời
khen ngợi ở câu 17. Ông Phêrô đã để cho tư tưởng con người lên tiếng can ngăn
Chúa Giê su, nên không thể phù hợp với mạc khải của Thiên Chúa về Chúa Giê su.
Ai muốn theo Thầy:
Lời khuyên nầy, dù trực tiếp ngỏ với các môn đệ, cũng không nên được coi là
dành riêng cho một nhóm ki tô hữu nhắm đến đời sống trọn lành. Trái lại, lời
nói ấy ngỏ với bất cứ ai muốn theo Chúa Giê su, và mô tả sự dấn thân tích cực
mà người môn đệ không được trốn tránh.
Từ bỏ chính mình:
có nghĩa là bỏ đi cả những khát vọng, những đòi hỏi chính đáng của mình mà tiếp
nhận khát vọng và đòi hỏi của kẻ khác. Tức là không phải chỉ chiến thắng các
cám dỗ, mà còn bỏ ra sau những quyền lợi chính đáng của riêng mình.
Ai muốn cứu mạng
sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được
mạng sống ấy: Hai từ ‘sự sống’ được dùng trong câu với hai nghĩa khác nhau: trước
tiên chỉ con người cụ thể với sự sống thể lí trong thời gian của nó, và kế đến,
chỉ sự sống vĩnh cửu như trong Tin mừng Gioan. Do đó câu nầy có nghĩa: ai muốn
cứu lấy sự sống trong cuộc đời mình, sẽ mất sự sống vĩnh cửu, và ngược lại. Câu
26 cũng vậy: nào có ích gì cho con người khi được lời lãi tất cả thế gian, nếu
vì đó mà lại thiệt mất sự sống vĩnh cửu.
Hoặc người ta sẽ
lấy gì mà đổi mạng sống mình: nếu theo nghĩa bình thường của một câu tục ngữ
thì câu có nghĩa: sự sống con người quí giá hơn tất cả mọi sự. Tuy nhiên theo
văn mạch và áp dụng vào sự sống vĩnh cữu, thì có nghĩa: cái gì có thể bù đắp lại
việc mất sự sống vĩnh cửu? Thưa không có gì bù đắp được.
SỨ ĐIỆP
Chủ nhật tuần
trước, chúng ta đã nghe Đức Ki tô giải thích cho Phê rô: “Phúc cho anh, vì
không phải xác thịt đã mạc khải điều đó, nhưng là cha Thầy, đấng
ngự trên trời” (Mt 16,17). Lời ấy vừa là lời khen tặng và vừa là lời khuyến
khích. Phê rô phải thật sự chứng tỏ can đảm để mãi trung thành với lời tuyên
xưng đức tin hùng hồn đó.
Thật ra, ông
không hiểu hết tầm quan trọng của lời tuyên xưng của mình. Ông vừa tuyên xưng
Chúa Giê su là Đấng Messia, nhưng các việc xảy ra ngay sau đó đã cho chúng ta
thấy rằng thật ra ông không hiểu biết gì nhiều. Trong khi ông miên man nghĩ đến
một hào quang chiến thắng của một đấng Messia đầy quyền uy như Chúa Giê su, thì
Ngài lại kéo ông về với thực tại bằng cách loan báo cuộc Khổ nạn và cái chết
của Ngài trên Thánh giá. Vì thế có thể coi lời ông Phê rô can
thiệp như là lời chối Chúa lần thứ nhất của ông.
Thật vậy, không
ai có thể dò biết được tư tưởng cao siêu khôn lường của Thiên Chúa. Tư tưởng ấy
vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta và những gì mà chúng ta có thể chấp nhận.
Phê rô thật tình muốn tránh cho Chúa Giê su con đường đi ngang thập
giá và sự chết. Nhưng không có gì cũng không ai có thể ngăn cản Ngài dùng chính
máu mình để cứu rỗi thế gian, vì “không có tình yêu nào lớn hơn là thí mạng cho
người mình yêu thương”.
Như Phê rô, tất
cả chúng ta được mời gọi đi theo Chúa Giê su. Đối với chúng ta, đó là vác thập
giá đi theo Ngài. Đức Ki tô chỉ cho chúng ta thấy con đường thập giá như là một
con đường tình yêu. Đức tin là sức mạnh giúp chúng ta đi theo Đức Ki tô trong
đời sống cụ thể: không còn bám theo cái lô-gíc của con người mà là sống theo
cái lô-gic của Tình yêu. Và chúng ta biết rằng không có tình yêu đích thực và
bền vững nếu không có sự từ bỏ chính mình vì hạnh phúc của người khác. Chắc
chắn, Chúa Giê su không đòi hỏi chúng ta yêu thương chính sự từ bỏ và đau khổ.
Điều mà Ngài chờ đợi nơi chúng ta, đó là đi cho đến cùng để theo Ngài. Chỉ với
điều kiện đó chúng ta mới có thể được lợi và thành công cuộc sống của chúng ta.
Khi suy niệm về
tin mừng nầy, chúng ta không thể không nghĩ đến tất cả những người đã làm chứng
đức tin của mình đến mức hiến ban sự sống. Như các cha dòng Trapiste bị người
Hồi giáo thảm sát ở An giê ri, hay nhiều nhà thừa sai ở các nơi khác, đã chấp
nhận cái chết hơn là từ bỏ những người nghèo được giao phó cho các ngài và liên
đới với họ. Những ai chết như thế, đã theo chân Đức Ki tô trên đường thánh giá
và là những người được sự sống muôn đời. Lịch sử Giáo Hội, đặc biệt trong thế
kỉ hai mươi, đầy ắp những trang sách đẫm máu của những chứng tá đức tin, đã
dâng hiến cuộc đời mình cho Giáo Hội.
Sống như Đức Ki
tô, chính là chấp nhận lên đồi Can vê với Ngài. Vào những lúc nào đó, thánh giá
tưởng chừng đè bẹp chúng ta: như những bệnh nhân đã kiệt sức vì không còn sức
chịu đựng được nữa. Trong số đó, nổi bật chứng từ của một bệnh nhân: “Tôi không
còn sức để cầu nguyện, nhưng bây giờ, cuộc sống của tôi đã trở thành hiến lễ”.
Theo Đức Ki tô cũng như thế. Nếu chúng ta muốn thật sự gặp Ngài, chúng ta sẽ
tìm thấy Ngài gần những kẻ bị thử thách trong thân xác và tinh thần, những bệnh
nhân, những thành phần bị loại trừ. Ngài được đồng hóa với từng người trong họ.
Làm người Ki tô
hữu thì không chỉ bằng lòng với những hành động tôn giáo nhưng còn phải thực
hành Tin mừng. Ngày xưa điều đó tương đối dễ vì môi trường chung quanh giúp đỡ
và thúc đẩy chúng ta sống. Ngày nay, hầu như lúc nào chúng ta phải lội ngược
dòng. Thật là khó khi phải đối đầu với sự dửng dưng tôn giáo hoặc những lời chế
nhạo. Thật không dễ dàng cho người ki tô hữu chọn tha thứ hơn là trả thù. Đức
Gioan Phao lô II đã nói: “Những ai nói với anh em về sự dễ dãi, về sự tự phát
là lừa dối anh em”. Có biết bao nhiêu lời đề nghị gọi mời gọi chúng ta đi theo
những con đưòng thật ra chỉ là những ngõ cụt.
Nhiều người để cho người khác lạm dụng mình bởi những sự hài lòng ngay tức
khắc, những lời hứa không có ngày mai. Và cuối cùng đó chỉ là ảo tưởng và thất
vọng.
Theo Đức Ki tô
còn là thanh luyện lời cầu nguyện của mình. Rất nhiều lần chúng ta chỉ hướng về
Ngài khi tất cả đã thất bại. Và chúng ta muốn rằng Ngài làm một điều gì đó để
mọi sự được trở nên tốt hơn. Chúng ta không phải là người đọc cho Thiên Chúa
biết điều Người phải làm, và Thiên Chúa không bị bắt buộc phải phục vụ chúng ta
vì Người không phải là người phụ tá chúng ta. Có những ki tô hữu không còn cầu
nguyện nữa, hoặc không còn đi tham dự Thánh lễ bởi vì họ cho rằng điều đó chẳng
còn ích lợi gì nữa. Thật sai lầm. Người ta không cầu nguyện, không đi lễ vì
mình, nhưng là vì yêu thương Thiên Chúa. Khi người ta yêu thương nhau, người ta
không nghĩ đến mình trước tiên, nhưng là đến người khác. Yêu thương thực sự thì
sẵn sàng hi sinh cho người khác.
Bài tin mừng hôm
nay nói với chúng ta một lời truyền dứt khoát: “Hãy đi sau ta!” Đó là một lời
mời gọi thay đổi cái nhìn của chúng ta về Thiên Chúa và về ý nghĩa mà chúng ta
gán cho cuộc sống. Điều quan trọng không phải là sự thành công vật chất, được
vinh dự hay được đề cao. Chúa Giê su muốn hướng chúng ta đến một lô-gic khác,
lô-gic của tình yêu, của tình yêu đích thực, của sự tự hiến, và không đòi đáp
trả. Chính trên con đường ấy mà chúng ta được mời gọi phải đi theo Ngài. Khi
chọn Đức Ki-tô chúng ta chọn lựa Sự sống, và niềm vui đích thực ở cuối con
đường vượt qua. Đức Ki-tô đến để đặt trong tâm hồn chúng ta một sự khao khát tìm
kiếm Ngài không bao giờ ngừng,
trong sự tiếp cận với Ngài khi phục vụ những người nghèo khổ nhất.
“Chính khi hiến
thân, là được nhận lãnh, chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc
chết đi là được vui sống muôn đời” (Thánh Phan xi cô).
ĐÀO SÂU
MÔN ĐỆ PHẢI CHỊU
ĐAU KHỔ
Gr 20,7-9
Tiên tri phải chịu đau khổ vì Thiên Chúa
Tv 63,2
Lạy Chúa, lạy Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Chúa
Rm 12,1-2
Sự thờ phượng thiêng liêng
Mt 16,21-27
Người môn đệ Đức Ki tô phải chịu đau khổ với Thầy mình
1. HỎI: Các bài đọc
được liên kết theo chủ đề gì?
THƯA: MÔN ĐỆ PHẢI
CHỊU ĐAU KHỔ. Cuộc chiến nội tâm đầy bi thảm của tiên tri Giê-rê-mi-a, sứ giả của
Thiên Chúa (Bđ1) và con đường thập giá của các môn đệ Đức Ki-tô bước theo Thầy
mình (BTM), đó cũng là cách thờ phượng thiêng liêng làm đẹp lòng Thiên Chúa
(Bđ2).
2.
HỎI: Bối cảnh bài đọc một như thế nào?
THƯA: Tiên tri Giê-rê-mi-a sống vào khoảng năm 650 đến
580 trước Công nguyên. Ông đã thực hành phần lớn sứ vụ ở thủ đô Giê-ru-sa-lem của
Giu-đa trong suốt 40 năm trước khi Thành bị tàn phá và cuối cùng bị lưu đày vào
năm 587. Trước những mưu đồ chính trị đen tối của nhà cầm quyền, ông cố gắng
giúp mọi người, đặc biệt giới lãnh đạo trung thành với Thiên Chúa. Ông lớn tiếng
thẳng thắng phê phán những điều xấu, nên những kẻ quyền thế không ưa ông và tìm
mọi cách bách hại và tiêu diệt ông khiến ông nhiều lần bày tỏ tâm sự buồn chán
trong tác phẩm của mình.
3. HỎI: Bài đọc một (Gr 20, 7-9) nội dung như thế
nào?
THƯA: Tiên tri Giê-rê-mi-a kể lại kinh nghiệm thiêng
liêng bi thảm mà ông trải qua trong suốt cuộc đời làm tiên tri của mình. Đó là
kinh nghiệm bị người đời bách hại và tâm hồn ông bị xâu xé để trung thành nói Lời
Thiên Chúa.
4. HỎI: Cuộc chiến nội tâm của Tiên tri Giê-rê-mi-a
diễn ra như thế nào?
THƯA: Cuộc chiến đấu nội tâm mà Tiên tri phải chịu
là bị giằng co giữa một bên là Lời Chúa thúc đẩy phải nói và và bên kia là sự
khôn ngoan con người đòi phải im lặng. Ông thú nhận sự thật đau đớn ấy: “Có lần
con tự nhủ: ‘Tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa.
Nhưng Lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim. Âm ỉ trong xương cốt’” (Gr
28, 9).
5. HỎI: Những lời trần tình ấy còn cho biết thêm điều
gì nữa không?
THƯA: Những lời trần tình đau đớn ấy cũng cho thấy
nhiệt tình thiêu đốt ông và cuối cùng soi sáng cuộc đời ông: “Lạy ĐỨC CHÚA,
Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con, và
Ngài đã thắng. Lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt”
(Gr 20, 7.9).
6. HỎI: Tiên tri nói đến ‘ngọn lửa bừng cháy trong
tim’, đó là ngọn lửa nào?
THƯA: Ngọn lửa bừng cháy trong tim nhắc đến ngọn lửa
được nói đến trong Thánh Vịnh 68: “Lòng nhiệt thành nhà Chúa thiêu đốt con”, mô
tả đúng cuộc bách hại mà người của Thiên Chúa phải chịu.
7. HỎI: Đức Giê-su có lâm vào hoàn cảnh ấy không?
THƯA: Có, các tín hữu đầu tiên đã đọc lại cuộc đời Đức
Giê-su theo hướng ấy. Như tiên tri Giê-rê-mi-a, Đức Giê-su cuối cùng đã bị buộc
phải im lặng. Nhưng không gì có thể làm cho Lời Thiên Chúa im tiếng: Đức Ki tô
đã sống lại, và từ nay sẽ đến ngày mà mọi người nghe Lời và cuối cùng tìm được
ánh sáng.
8. HỎI: Nội dung bài đọc hai (Rm 12,1-2) như thế nào?
THƯA: Thánh Phaolô kêu gọi tín hữu hãy ‘hiến thân
làm của lễ sống động và thánh thiện’ cho Thiên Chúa. Đó là sự thờ phượng thiêng
liêng đẹp lòng Người.
9. HỎI: Bối cảnh của bài tin mừng (Mt 16,21-27) như thế nào?
THƯA: Bài tin mừng tiếp theo đoạn tin mừng tuyên tín
của Phê-rô (16,13-20). Đức Giê-su chấp nhận và khen ngợi lời tuyên tín của Phê
rô, nhưng ngay liền đó Ngài đề ra một chương trình hoàn toàn không tương hợp
với ý tưởng về Đấng Mê-si-a của các môn đệ: “Đức Giê-su bắt đầu tỏ cho cho các
môn đệ biết; Ngài phải đi Giê-ru-sa-lem, phải chịu nhiều đau khổ.. rồi bị giết,
và ngày thứ ba sẽ trổi dậy” (Mt 16, 21). Có 3 ý chính: 1. Đức Giê-su tiên báo
cuộc Thương Khó (16,21); 2. Phê-rô can thiệp (22-23);3. Đức Giê-su giáo huấn về
đời môn đệ (16,24-27).
10. HỎI: Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su loan báo
cuộc khổ nạn của Ngài cho các môn đệ?
THƯA: Đúng. Đây là lần đầu tiên Ngài loan báo cuộc
khổ nạn, và Ngài bắt các môn đệ phải im lặng hoàn toàn để có thể chấp nhận “hòn
đá vấp” của thập giá. Đi theo Đức Giê-su có nghĩa là từ bỏ chính mình và cùng
Ngài bước lên thập giá.
11. HỎI: Đâu là phản ứng của các tông đồ trước mạc
khải đấng Mê-si-a lạ lùng như thế?
THƯA: Khi nghe lời Thầy nói về đau khổ tương lai, về
sự chết và sống lại, họ phản kháng quyết liệt. Thậm chí Phê-rô đại diện anh em
còn lên tiếng can ngăn: “Xin Thiên Chúa thương, đừng để thầy gặp phải chuyện ấy”
(Mt 16, 22).
12. HỎI: Tại sao ông Phê-rô lên tiếng phản ứng gay gắt
như thế?
THƯA: Bởi vì cũng như nhiều người đương thời, ông
đang trông chờ một đấng Mê-si-a làm Vua, chiến thắng vinh quang, đầy quyền lực
dứt khoát đánh đuổi quân xâm lược La mã ra khòi Pa-lét-tin. Vì thế, ông tỏ ra
không đồng tình với những gì Đức Giê-su loan báo. Thiên Chúa toàn năng không
thể để xảy ra những chuyện như thế.
13. HỎI: Vì phản ứng đó mà Đức Giê-su so sánh ông
với Sa-tan?
THƯA: Đức Giê-su so sánh ông với Sa-tan là để cho
ông hiểu rằng ông phải suy nghĩ và nói năng theo ơn đặc biệt và tính cách riêng
của mình theo sự soi sáng của Chúa Thánh Thần trước đó (“Thầy là Đức Ki tô…”). Nhưng giờ đây, ông đã nói vì bị Ma quỉ xúi
giục. Nếu nhân cách của ông không được củng cố, thì ông sẽ không thể lãnh đạo
Giáo Hội Chúa Ki tô.
14. HỎI: Đó có phải là cơn cám dỗ mới mà Đức Giê-su
phải chịu không?
THƯA: Đúng thế. Một lần nữa, Đức Giê-su cho thấy
Ngài bị Sa-tan thử thách và dụ dỗ thay đổi chương trình cứu độ mà Thiên Chúa
Cha đã ấn định. Và sau nầy trên thánh giá Đức Giê-su cũng
sẽ bị thử thách như thế. Quân lính thách Ngài thay đổi cách thức thực hiện
chương trình cứu độ bằng những lời phỉ báng và nhục mạ Ngài vì không thể “cứu
chính mình” (Mt 27,39-44).
15. HỎI: Thế nào là ‘từ bỏ chính mình’?
THƯA: ‘Từ bỏ chính mình’ là nói không với tội lỗi đã
ăn sâu trong đời sống, với những gì trái ngược với việc đi theo Đức Giê-su.
Gương của Phê-rô cho chúng ta thấy sự trái ngược đó: Đức Giê-su đối lập cách
suy tư cảm nghĩ của con người với cách của Thiên Chúa. Dưới ánh sáng của lời
ấy, từ bỏ mình có nghĩa là không suy tư và cảm nghĩ theo ý con người mà theo
thánh ý Thiên Chúa.
16. HỎI: Đức Giê-su muốn tỏ ra điều gì khi dạy rằng
“Ngài PHẢI đi Giê-ru-sa-lem, PHẢI chịu nhiều đau khổ...” (Mt 16, 21)?
THƯA: Ngài muốn dạy rằng, sự việc Ngài phải chịu đau
khổ nằm trong chương trình cứu độ mà Thiên Chúa Cha đã giao cho Ngài phải thực
hiện. Vì thế, Thánh Mát-thêu nhấn mạnh ‘từ bấy giờ’ Đức Giê-su bắt đầu dành nhiều
thời giờ để giải thích ý nghĩa về cuộc Khổ nạn cho các môn đệ (16, 24-28; 18,
1-4; 20, 24-28).
17. HỎI: Lời Chúa dạy: “ai muốn cứu mạng sống mình,
thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy”
có nghĩa gì?
THƯA: Lời dạy ấy có nghĩa: Ai muốn cứu mạng sống đời
nầy thì sẽ mất sự sống vĩnh cửu, còn kẻ nào đành mất sự sống đời nầy vì Thầy,
thì sẽ được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.
18. HỎI: Bài đọc một đem lại cho chúng ta điều gì?
THƯA: Lời Chúa dạy chúng ta đừng để mình tuyệt vọng
khi bị thử thách trong sứ mạng. Ý thức về vinh dự được Thiên Chúa yêu thương chọn
lựa và tin dùng sẽ giúp thắng vượt mọi thử thách khó khăn. “Lạy Chúa, Chúa đã dụ
dỗ con, và con đã để Chúa dụ dỗ, Chúa đã cưỡng bức con và Chúa đã thắng con”
(Gr 20,7). Đó là lời bộc lộ tâm tình của tiên tri Giê-rê-mi-a, chỉ cho thấy
kinh nghiệm của một người trước nhan Thiên Chúa. Ông đã cho thấy cảm xúc con
người, sợ hãi, do dự. Và đó là một giá đắt cho sự trung thành với sứ mạng. Ông
đã bị giam tù trong đền thờ và đó là cơ hội để ông xem xét sứ mạng tiên tri của
mình: ông sung sướng và hân hoan vì tình yêu Thiên Chúa đã ở với ông, khi mời gọi
ông chấp nhận sứ vụ.
19. HỎI: Kinh nghiệm của tiên tri Giê-rê-mi-a có thể
đưa chúng ta về với sứ điệp tin mừng hôm nay chăng?
THƯA: Chắc chắn là như thế. Sau lời tuyên tín của
ông Phê rô, Đức Giê-su giờ đây lo huấn luyện các môn đệ, giúp họ hiểu ý nghĩa
đúng dắn của tính cách Mê-si-a đau khổ nơi Ngài. Ngài đòi hỏi nhóm Mười hai một
sự thay đổi thiêng liêng: chấp nhận dung mạo một đấng Mê-si-a “khác” với những
gì họ tưởng tượng. Không phải là một đấng Mê-si-a quyền thế và chiến thắng,
nhưng là một người Con vâng phục Cha cho đến chết trên Thánh giá! Đấng Mê-si-a
vinh quang và chiến thắng trên trần gian phải nhường chỗ cho hình ảnh của người
Tôi tớ đau khổ, bị sỉ nhục, bị xúc phạm và bị từ chối. Vinh quang và chiến
thắng của Đấng Mê-si-a không theo kiểu của con người bởi vì Vương quốc Ki tô,
quyền Chủ tể của Ngài không thuộc trần gian nầy!
20. HỎI: Đi theo Đức Giê-su có nghĩa gì đối với
chúng ta?
THƯA: Đi theo Đức Giê-su là chấp nhận
Ngài trong cuộc sống, chia sẻ con đường Ngài đã đi, luôn bao gồm chiều kích Thập
giá. Nói thì dễ và chúng ta rất sẵn sàng, nhưng nếu chỉ có muốn và biết thôi
thì xem ra chưa đủ. Cần phải có một chiều kích khác của cuộc sống: đó là chiều
kích tình yêu. Sự dữ, sự xấu lên tiếng mạnh mẽ hơn, nhưng trong tòan bộ cuộc sống
và lịch sử thì tình yêu đã thắng thế. Chỉ có tình yêu đích thực, chân chính,
sâu xa như ngọn lửa sáng chói thiêu đốt bên trong mới có thể nói không với tính
ích kỉ và giúp ta chọn lựa con đường ý muốn của một “Đấng Khác”.
GLCG 540 2119
519,2849 1438. Cơn cám dỗ cho thấy cách thế Con Thiên Chúa thực hiện chức năng
Mê-si-a, khác hẳn đề nghị của Xa-tan và mong muốn của con người (x. Mt
16,21-23). Vì chúng ta, Đức Ki-tô đã chiến thắng tên cám dỗ : "Bởi vì thượng
tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thông những nỗi yếu hèn của
chúng ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta,
nhưng không phạm tội" (Dt 4,15). Hằng năm, bằng 40 ngày Mùa Chay, Hội
Thánh kết hiệp với mầu nhiệm Đức Giê-su trong hoang địa.