LỄ HIỂN LINH
Hiển
linh có nghĩa
là Thiên Chúa xuất
hiện
hữu
hình giữa
chúng ta. Chúa Giê su là Ánh sáng vĩnh cửu
đã đến
chiếu
soi trần
gian tăm
tối.
Nhưng
“bóng tối
không tiếp
nhận
Ánh sáng”. Để
nhận
biết
ánh quang rạng
ngời
của
Thiên Chúa, cần
phải
dứt
khoát với
bóng tối
tội lỗi và chấp
nhận
đi theo ánh sao, chấp
nhận
tìm một
điều
gì khác hơn
là điều
chúng ta đang chờ
đợi.
Sách tiên tri Isaia 60,1-6
Vào
lúc trở về từ
nơi
lưu
đày, nhiều
người
Do thái chọn
ở
lại
nước
ngòai. Đền
thờ
Giêrusalem vẫn
chưa
được
tái thiết.
Giêrusalem
chỉ là một
quận
nhỏ
trong đế
quốc
Ba tư.
Nhưng
Tiên tri đã nâng đỡ
niềm
Hi vọng
bằng
cách loan báo rằng
sẽ
có một
ngày Kinh Thành hoang tàn đó sẽ là trung tâm của
Vũ
trụ.
Thánh vịnh 71
Thánh
vịnh “hoàng vương”
diễn
tả
niềm
mong đợi
một
Vị
Vua lí tưởng
sẽ
đến
để
hoàn tất
công trình của
vua Đa
vít. Vị
Vua ấy
sẽ
mang đến
Công Chính, An Bình, Phúc lành, Quyền năng
và sẽ
giải
thoát tất
cả
những
ai đang đau khổ
vì bị
nghiền
nát. Trong Người
sẽ
qui tụ
tất
cả
mọi
dân nước
trên trần
gian.
Thư Êphêsô 3,2-3a.5-6
Vào
lúc cuối đời, tù nhân Phao lô
suy tư
về
ý nghĩa
Công trình của
Thiên Chúa. Phải
qua một
thời
gian dài nẩy
mầm
để
con người
có thể
tiếp
nhận
mầu
nhiệm
Thiên Chúa trong tất
cả
ánh quang của
nó. Mầu
nhiệm
ấy
được
diễn
đạt
bởi
sự
giao hòa của
tất
cả
mọi
người bên kia những
tranh chấp.
Nơi
nào Thánh Thần
giúp con người
nhận
ra mầu
nhiệm
ấy,
nơi
đó bừng
lên ánh sáng.
Tin mừng Mt 2,1-12
NGỮ CẢNH
Với
chương
2, hành động
của
Thiên Chúa và con người
gặp
nhau và tạo
thành lịch
sử
bi kịch
của
Chúa Giê su, Con
Thiên Chúa. Sau khi đã mô tả cây ân sủng
(1,1-17), Mt trình bày phúc âm của ân sủng,
sự
mạc
khải
quà tặng
của
Thiên Chúa cho các dân ngoại.
Sau sự
cắm
rễ
trong thời
gian, giờ
đến
sự
phát triển
trong không gian; sau khi đến
trần
gian trong im lặng,
giờ
Ngài
tỏ hiện cho muôn dân.
Mt
muốn chứng
minh rằng
Tin Mừng
được
ban tặng
cho lòai người,
đã không được
tất
cả
tiếp
nhận,
trước
tiên là dân Do Thái, những
địa
chỉ
đầu
tiên.
Câu
truyện về các nhà Đạo
sĩ
(Chiêm tinh) được
trình bày theo dạng
một
lược
đồ
tương
ứng
với
các giai đoạn
của
cuộc
hành trình mà các nhà loan truyền Tin Mừng
đã trải
qua: đến
Giê ru sa lem (2,1-2), gặp
gỡ
vua Hêrôđê (2,3-8), các nhà Chiêm tinh đến
nơi
ở
của
hài nhi (2,9-11) và cuối
cùng họ
ra đi (2,12)
TÌM HIỂU
Khi
Chúa Giê su ra đời tại Bê lem: qui chiếu
đơn
giản
đến
biến
cố
Chúa Giê su giáng sinh trong sách Tin mừng
Mt. Về
nơi
giáng sinh là Bê lem, Mt giống
với
Lc trong 2,4-7.
Vua
Hêrôđê: là một người
Iđumêô, thuộc
dòng dõi Esau. Ông là một
kẻ
soán ngôi, dù cai trị
trên phần
đất
Galilê nhưng
lại
không thuộc
chi tộc
Giu đa, cũng
chẳng
phải
dòng vua Đa
vít. Tước
hiệu
là Vua (từ
nầy
được
lặp
lại
một
lần
nữa
ở
2,3 rồi
biến
mất)
đối
lại
với
Chúa Giê su là Vua thực
của
người
Do Thái.
Mấy
nhà chiêm tinh:
là những nhân vật
quan trọng
ở
các nước
ngoại
giáo, chuyên về
khoa học,
đặc
biệt
khoa thiên văn.
Chúng ta không biết
là bao nhiêu vị
và từ
đâu đến.
Lòng đạo
đức
bình dân cho là ba vị,
vì có ba phẩm
vật
dâng cho Chúa (2,11) và trong Tv 72,10. Tác giả
Mt thì không nói gì về
vấn
đề
nầy
cả.
Từ
phương Đông: bản
văn
chỉ
ghi chú đơn
giản
mà không chính xác là từ
đâu. Tuy nhiên phương
Đông
là nơi
phát xuất
của
nhiều
điều:
là nơi
mặt
trời
mọc,
là nơi
Abram khởi
hành. Như
thế
các vị
nầy
theo gót chân của
Abram đi về
hướng
đất
hứa.
Đức
Vua dân Do Thái:
đây là cách nói của người
ngoại
về
Chúa Giê su: Philatô (27,11), quân lính La mã (27,29), bảng
gắn
trên thánh giá (27,37), vua Hêrôđê trái lại
dùng kiểu
nói híp pri “Đấng
Messia” (2,4). Các nhà chiêm tinh biết
rằng
Đấng
Messia mà người
Do Thái trông đợi
đã sinh
ra. Họ là những
người
đầu
tiên biết
điều
đó giống
như
các mục
đồng
ở
trong Lc 2,11. Thiên Chúa đã soi sáng họ
khi cho họ
biết
trước.
Vì
sao của Người: là dấu
chỉ
trên trời
cho thấy
ánh sáng của
Thiên Chúa. Việc
can thiệp
của
các nhà chiêm tinh mang ý nghĩa
sâu xa là họ
được
lôi kéo và hướng
dẫn
bởi
một
sự
soi sáng bên trong tâm hồn.
Mt gợi
ý một
sự
đối
chọi
giữa
vì sao nầy
với
“vì sao của
Gia cóp” mà tiên tri Balaam ngoại đạo
đã nói đến
(Ds 24,17).
Bái
lạy Người: cử
chỉ
nầy
chỉ
dành riêng cho Thiên Chúa.
Niềm tin của
các nhà chiêm tinh thể
hiện
qua thái độ
tiến
đến
với
Hài nhi (“các ông đã thấy
và đã đến”),
không hề
có ý định
chính trị,
nhưng
chỉ
là cầu
nguyện
và thờ
phượng
(“và họ
đã dâng cho Ngài lễ
vật”)
(2,11).
Bối
rối: lẽ
ra nhà vua và toàn dân phải
vui mừng trước
tin một
vì vua mới
sinh ra. Nhưng
tại
sao họ
lại
bối
rối?
Vì đấng
Messia mà họ
trông chờ
không hợp
với
những
kì vọng
của
họ.
Do đó, Chúa Giê su sẽ
bị
từ
khước
và bị
bách hại.
Giê ru sa lem thành thánh sẽ
trở
thành kinh thành từ
chối.
Chúng
ta đừng quên rằng,
khi Mt viết
trình thuật
nầy
thì thành Giê ru sa lem đã bị tàn phá, dường
như
đó là dấu
chỉ
bị
Thiên Chúa nguyền
rủa.
Triệu
tập: Hêrôđê không sẵn
sàng chấp
nhận
một
vì vua khác. Vì chính ông đang là Vua. Vì thế
ông cho tham khảo
ý kiến
nơi
các nhà thông thái Kinh Thánh. Nên để
ý ở
đây xuất
hiện
cụm
từ
“các Thượng
tế
và kí lục”
mà người
ta sẽ
gặp
lại
trong khi họ
âm mưu
chống
lại
Chúa Giê su (21,15; 17,3) hay dưới chân thập
giá (27,41).
Trong
sách ngôn sứ: lời sấm ngôn sứ
Mikêa tôn vinh Bết
lê hem vì nơi đó vua Đa
vít đã sinh ra như
khởi
đầu
cho niềm
hy vọng
Thiên Sai, chứ
không chủ
ý chính xác chỉ
ra nơi
Chúa Giê su sinh ra. Mt lặp
lại
lời
sấm
nầy
vì đã nhìn thấy
một
ám chỉ
đến
nguồn
gốc
Đa
vít của
Chúa Giê su. Lời
trích dẫn
không theo bản văn
Mikêa nhưng
lại
kết
hợp
với
câu 2Sm 5,2.
Vời
các nhà chiêm tinh đến: Hêrôđê không muốn
để
lộ
âm mưu
chống
lại
Hài Nhi, nên bí mật
cho vời
các nhà chiêm tinh đến,
trao cho họ
những
chỉ
dẫn
cần
thiết,
và hỏi
thêm về
thời
giờ
xuất
hiện
của
Ngôi sao. Điều nầy
cắt
nghĩa
lệnh
giết
các hài nhi dưới
hai tuổi
(2,16).
Phái
các vị ấy đi: chi tiết
nầy
cho thấy
sự
tiếp
đón cuối
cùng của
Hêrôđê, tức
là của
người
Do thái đối
với
những
người
ngoại
nầy.
Đức
tin của
người
ngoại
đã vượt
trên đức
tin của
dân Do Thái.
Ngôi
sao: không một người
Do thái nào ở
Giê ru sa lem đã đi theo họ.
Chỉ
có niềm
tin cùng với
họ
lên đường
đi tìm Chúa. Mt nhấn
mạnh
đến
niềm
vui khi họ
gặp
lại
ngôi sao chỉ
đường.
Hài
Nhi: vì sao chỉ là dấu
chỉ,
và đây là Hài Nhi, là ánh sáng đích thực.
Sau cuộc
hành trình đức
tin, giờ
đây là sự
chiêm ngắm
đấng
Messia.
Maria:
việc chỉ
nói tới
Đức
Maria mà không nói tới
ông Giuse một
lần
nữa
là dấu
cho thấy
sự
tượng
thai đồng
trinh của
Chúa Giê su (1,16.20.25). Mầu
nhiệm
nầy
cùng với
việc
kêu gọi
dân ngoại
ưu
tiên
vào ơn cứu độ
đi đôi với
nhau cho thấy
Thiên Chúa đã thực
hiện
một
điều
mới
mẻ
(x. Gr 31,22).
Mở
bảo
tráp:
đây là những lễ
vật
quí giá nhất
thời
đó kèm theo sự
nhìn nhận
thần
tính của
Chúa Giê su. Lẽ
ra những
lễ
vật
nầy
phải
được
tiến
dâng nơi
đền
vua ở
Giê ru sa lem (theo Tv 72,10-11.15), thì lại
đến
Bết
lê hem, trong một
căn
nhà không có một
chút gì là đền
vua, và dâng cho một
đứa
bé ốm
yếu.
Nhưng
đứa
bé nầy
là VuaThiên Sai, nhà của
Ngài là biểu
tượng
cho Giáo Hội.
Đã
đi lối
khác:
Thiên Chúa can thiệp qua một giấc
mơ,
báo cho các nhà chiêm tinh, một khi đã tìm thấy
đấng
Messia rồi
thì không cần
trở
lại
Giê ru sa lem nữa.
Một
con đường
khác được
mở
ra cho họ
và mọi
ki tô hữu
thuộc
mọi
dân nước.
SỨ ĐIỆP
Tin
mừng Chủ
nhật
hôm nay nói với
chúng ta về
các
nhà đạo sĩ đến
từ
phương
đông. Một
truyền
thống
cho biết
một
vị
da đen, một
vị
da vàng và một
vị
da trắng.
Nhưng
điều
quan trọng
mà bài tin mừng
muốn
nói là ba nhà đạo
sĩ
ấy
đều
là những
người
ngọai
quốc.
Họ
không thuộc
về
dân Thiên Chúa. Họ
không biết
Thiên
Chúa trong Kinh thánh. Nhưng cảm
nhận
được
lời
mời
gọi
từ
một
dấu
chỉ
nền
văn
hóa của
họ:
“Chúng ta đã thấy
một
vì sao xuất
hiện”.
Sứ
điệp
thật
rõ ràng: Con Thiên Chúa đã đến trong thế
gian cho tất
cả
mọi
người,
kể
cả
những
người
ở
ngòai đức
tín ki tô
hữu. Từ
“Hiển
linh” có nghĩa
là tỏ
hiện.
Do đó, lễ
nầy
loan báo cho chúng ta rằng
Thiên Chúa tỏ
hiện
cho tất
cả
mọi
người.
Đêm
giáng sinh, tin mừng
được
loan báo cho các mục
tử,
và ngang qua họ,
cho tất
cả
những
người
nghèo. Hôm nay, đến
lượt
những
người
ở
ngòai được
hưởng
diễm
phúc ấy.
Không một
chướng
ngại
nào, dù là màu da, văn
hóa hoặc
cả
nguồn
gốc
tôn giáo có thể
làm thất
bại
chương
trình của
Thiên Chúa. Người
tỏ
hiện
cho tất
cả
mọi
người
và từng
người
miễn
là họ
tìm kiếm
Người.
Vì
thế, các nhà đạo
sĩ
được nhớ
đến
hôm nay, nhắc
nhở
chúng ta rằng
niềm
tin, trước
hết
là một
cuộc
lữ
hành mở
ra cho chúng ta sự
hiện
diện
của
Thiên Chúa thân hành đến
với
chúng ta. Một
cuộc
chuyến
đi đòi nhiều
hi sinh: phải
từ
bỏ
một
cuộc
sống
tiện
nghi để
lên đường
đến
một
nơi
khác. Nhưng
chính nhờ
thế
mà họ
đã khám phá niềm
vui “được
trung thành với
ngôi sao nội
tâm”.
Và
cũng quan trọng
đối
với
mỗi
người
chúng ta: những
dấu
chỉ
thúc đẩy
chúng ta ra khỏi
bản
thân mình để
đi gặp
đấng
Cứu
độ.
Nhưng
cần
phải
biết
rằng,
những
dấu chỉ
ấy
chưa
đủ.
Các nhà đạo
sĩ
phải
hỏi
các nhà lãnh đạo
tôn giáo. Nhờ
những
người
biết
Thánh kinh, họ
đã có thể
tìm lại
con đường
và đến
với
đấng
Messia. Và đó là con đường
đức
tin: trước
tiên nhìn vào cuộc
sống,
các biến
cố,
các dấu
chỉ
mời
gọi
chúng ta;
kế đến phải
suy nghĩ
dưới
ánh sáng Lời
Chúa; và sau cùng như
các nhà đạo
sĩ,
chúng ta được
mời
gọi
dấn
thân và lên đường
theo Đức
Ki tô. Đó
là ba chặng
đường
thiết
yếu
cho mọi
đời
sống
ki tô hữu.
Dĩ
nhiên, cuộc
hành trình ấy
không phải
là không gặp
nguy hiểm.
nhưng
không một
điều
gì có thể
ngăn
cản
chương
trình của
Thiên Chúa.
Cũng
như
đối
với
các nhà đạo
sĩ,
Thiên
Chúa đã ban cho mỗi người
một
vì sao để
hướng
dẫn
họ
đến
sự
tốt
và sự
thiện,
đến
Vương
quốc
tình yêu của
Người. Lễ
Hiển
Linh hôm nay cũng
là lễ
của
những
ai đi tìm Thiên Chúa. Họ
như
đoàn người
lữ
hành qua sa mạc,
trung thành bước
theo ánh sao, để
cuối
cùng được
hồng
ân gặp
thấy
điều
mà họ
tìm kiếm.
Tiếng
gọi
từ
ánh sao cũng
đến
với
chúng ta ngày hôm nay. Như
các nhà
đạo sĩ, tất
cả
chúng ta được
mời
gọi
đến
thờ
lạy
hài nhi Giê su. Chúng ta mang đến cho Ngài những
gì tốt
đẹp
nhất
của
chúng ta, tất
cả
những
gì làm nên cuộc
sống
của
chúng ta. Chúng ta cũng
dâng lên Ngài cả
những
gì không thấy
được,
như
một
sự
giúp đỡ,
hay
thăm viếng
bệnh
nhân, một
cố
gắng
để
trở
nên dễ
thương
hơn.
Và
khi chúng ta đã gặp Chúa, cũng
như
các đạo
sĩ,
chúng ta có thể
trở
về
bằng
lối
khác. Điều
đó có nghĩa
là chúng ta không thể
để
mình bị
giam hãm trong quá khứ
hay thói quen của
chúng ta. Con
đường mà Chúa Giê su mở
ra cho chúng ta luôn luôn mới.
Chúng
ta hãy để cho Ngài hướng
dẫn
chúng ta. Cùng với
Ngài, năm
mới
2016
sẽ là một
năm
đầy
hạnh
phúc.
ĐÀO SÂU
THEO ÁNH SAO
Is
60,1-6 Các dân ngoại tiến
về
ánh sáng của
Giê-ru-sa-lem
Tv
72,1-2, 7-8, 10-11, 12-13Lạy Chúa, các
dân tộc
sẽ
nhận
ra ơn
cứu
độ
của
Chúa
Ep 3,2-3a, 5-6 Thiên Chúa kêu gọi
hết
mọi
người
đến
ơn
cứu
độ
Mt 2,1-12 Các Vua dân ngoại
đến
phủ
phục
thờ
lạy
Chúa Giê su
1. HỎI: Ba bài đọc
liên kết với nhau theo chủ
đề nào?
THƯA:
THEO ÁNH
SAO.Hiển linh là mầu nhiệm
Thiên Chúa tỏ
bản
tính thần
linh của
Người
ra cho mắt
phàm của
loài người
chúng ta được
nhìn thấy.
Từ
rất
xa xưa,
I-sai-a đã tiên báo (Bđ 1). Thánh Mát thêu đã đề cao dân ngoại
nhờ
đường
lối
tự
nhiên đã nhận
ra Chúa Giê su chính
là Đấng Cứu thế
(BTM). Thánh Phao lô tóm tắt: mầu nhiệm
chưa
hề
được
tỏ
lộ,
thì nay đã được
mạc
khải
ra cho dân ngoại
cũng
là kẻ
thừa
tự,
là thân mình, và đồng
hưởng
lời
hứa
trong Ðức
Giêsu Kitô nhờ
Tin mừng (Bđ 2).
2. HỎI: Tiên tri Isaia là ai?
THƯA:Isaia là tiên tri lớn,
nổi
tiếng
và quan trọng
trong thời
Cựu
Ước.
Tên gọi
ông có nghĩa
là: Thiên Chúa cứu
độ.
Sinh ra vào khoảng
năm
760 trước
công nguyên và sống
tại
Giê-ru-sa-lem, được
giáo dục
trong môi trường
tư
tế,
và thuộc
gia đình quý tộc
trong vương quốc
Giu-đa. Năm
742 ông nhận
được
lời
Thiên Chúa kêu gọi
làm tiên tri. Sứ
mạng
của
ông là rao giảng
và báo trước
sự
sụp
đổ
của
Ít-ra-ên và Giu đa như
hình phạt
cho sự
bất
trung của
họ
đối
với
Giao Ước.
3. HỎI: Bối
cảnh
lịch
sử
của
lời
sấm
tiên tri I-sai-a như thế
nào?
THƯA:
Bài đọc
một
trích từ
những
chương
cuối
cùng sách tiên tri I-sai-a. Chúng ta đang ở vào những
năm
525-520 trước
Công Nguyên, nghĩa
là khoảng
15 hay 20 năm
sau cuộc
trở
về
từ
chốn
lưu
đày Ba-by-lon. Những
ngày đầu
mới
trở
về
cố
hương,
người
Ít-ra-ên đầy
phấn
khởi
bắt
tay thực
hiện
cuộc
tái thiết
Thành Thánh. Nhưng
thực
tế
phũ phàng dần
dần
khiến
họ
chán nản
và thất
vọng.
Cuộc
lưu
đày kéo dài 50 năm
đã thay đổi
tất
cả.
Đất
đai bị
chiếm
đoạt,
tài sản
của
cha ông bị
tiêu tán. Cư
dân Giê-ru-sa-lem
lúc bấy giờ là những
người
ngoại
quốc
với
cách sống,
văn
hóa và tôn giáo hoàn toàn khác biệt, khiến
cho việc
định
cư
rất
khó khăn
và việc
tái thiết
đền
thờ
phải
đình trệ.
4. HỎI: Trước
tình thế khó khăn,
tại
sao bản văn lại
có giọng điệu vui mừng
như thế?
THƯA:
Bản
văn
tràn ngập
ánh sáng có thể
khiến
chúng ta ngạc
nhiên nhưng
đó là thứ
ngôn ngữ
bình thường
nơi
các tiên tri. Chính trong đêm tối mà người ta trông chờ
ánh sáng ngày mới,
và bổn
phận
các tiên tri chính là đem lại lòng can đảm, nhắc
lại
cho mọi
người
đang sống
trong đêm tối
đừng
quên rằng
ngày sắp
đến.
5. HỎI: Đâu
là sứ điệp I-sai-a muốn
gửi
đến
cho dân?
THƯA:
I-sai-a mời
gọi
họ
hãy hi vọng
nhìn về
tương
lai và nhớ
lại
lời
Chúa hứa:
sẽ
đến
ngày mà toàn thể
thế
giới
sẽ
nhận
ra Giê-ru-sa-lem là Thành Thánh. Vậy, đừng
chán nản
thất
vọng,
nhưng
hãy nổ
lực
tái thiết
Đền
thờ
như
đã dự
định.
6. HỎI: Vào thời
Chúa Giê su người ta chờ
đợi
đấng
Mê-si-a như thế
nào?
THƯA:
Vào thời
Chúa Giê su, sống
dưới
ách nô lệ
của
người
La mã, người
Do thái khắc
khoải
chờ
mong Đấng
Cứu
thế
và cầu
xin Thiên Chúa mau sai đến
để
giải
thoát họ.
Đa
số
dân Do thái tin rằng
đó sẽ
là một
vị
Vua, thuộc
dòng dõi vua Đa-vít.
Ngài sẽ
cai trị
trên ngai báu Giê-ru-sa-lem, và sẽ đánh đuổi
người
La mã ra khỏi
bờ
cõi và vĩnh
viễn
tái lập
hoà bình, công chính và huynh đệ trên Ít-ra-ên. Những
người
lạc
quan còn thậm
chí nói rằng
vương
quốc
hạnh
phúc ấy
sẽ
ngự
trị
trên toàn thế
giới.
7. HỎI: Lời
sấm
tiên tri nào làm nền tảng
cho niềm tin ấy?
THƯA:
Lời
tiên tri Ba-la-am. Thay vì nguyền rủa dân Ít-ra-ên như
lệnh
vua Mô-áp,
ông lại tiên báo hạnh phúc và vinh quang cho họ,
đặc
biệt
ông tuyên sấm:
‘Từ
Gia-cóp một
vì sao xuất
hiện,
một
vương
trượng
trỗi
dậy
từ
Ít-ra-ên’ (Ds
24,17). Từ đó về sau, người
ta tin rằng
một
vì sao sẽ
xuất
hiện
báo hiệu
cho Vương
quốc
của
Đấng
Mê-si-a. Vào thời
Chúa Giê su và các tác giả
Tin mừng, ngôi sao là hình ảnh
được
liên kết
với
niềm mong chờ
Đấng
Thiên sai.
8. HỎI: Bài đọc
2 (Ep 3, 2-3a.5-6) có nội dung như
thế nào?
THƯA Thánh Phao-lô Tông đồ
nói về
kế
hoạch
nhiệm
mầu
của
Thiên Chúa là mạc
khải
từng
bước
chương
trình Cứu
Độ
của
Người,
trong đó dân ngoại
được
cùng thừa
kế
Mầu
nhiệm
Nước
Trời
với
người
Do thái.
9. HỎI: Ngữ
cảnh
bài Tin mừng (Mt 2, 1-12) như thế
nào?
THƯA:
Bài Tin mừng 2, 1-12 nằm
trong phần
Tin mừng thời
thơ
ấu
của
Chúa Giêsu (1-2), sau câu chuyện giáng sinh (1, 18-25). Có các ý sau đây: 1. Bối
cảnh
và câu hỏi
nhập
đề
của
các nhà chiêm tinh (2, 1- 2); 2. Gặp gỡ
Hê-rô-đê tại
Giê-ru-sa-lem (2,3-9a); 3. Gặp gỡ Hài Nhi ở
Bết-lê-hem
(2, 9b-12).
10. HỎI: Thánh Mát thêu muốn
nói điều gì khi mô tả câu chuyện
ba nhà đạo sĩ
đi tìm Chúa Cứu thế?
THƯA:
Qua câu chuyện
ba nhà đạo
sĩ
đi tìm Chúa Cứu
Thế,
thánh Mát thêu muốn
dạy
rằng
ơn
cứu
rỗi
Ngài mang lại
bị
người
Do thái từ
chối
nhưng
được
lương
dân đón nhận.
Vua Hê-rô-đê và dân thành Giê-ru-sa-lem đại diện
cho dân Ít-ra-ên, còn ba nhà đạo sĩ đại
diện
cho dân ngoại.
11. HỎI: Thánh Mát thêu viết
như thế nhằm
mục
đích gì?
THƯA:
Thánh Mát
thêu viết như thế
để
trả
lời
cho thắc
mắc
mà người
Ki tô hữu
gốc
Do thái vào thế
kỉ
thứ
1 đã đặt ra: tại
sao trong khi
Ít-ra-ên không trở lại với
Tin mừng, thì dân ngoại
lại
tấp
nập
trở
về.
Thánh Mát thêu
trả lời
vì lương
dân như
ba nhà đạo
sĩ
mau mắn
đáp lại
lời
mời
gọi
của
Thiên Chúa.
12. HỎI: Các nhà đạo
sĩ
là ai?
THƯA:
Đạo
sĩ
là tên gọi
được
dùng để
chỉ
các tư
tế
Ba tư.
Vào thời
kì Hi lạp
đô hộ
(khoảng
thế
kỉ
thứ
2-1 trước
Công nguyên) từ
ấy
chỉ
những
người
đông phương
có kiến
thức
rộng
rãi về
khoa chiêm tinh. Trong bài Tin mừng, đạo sĩ
có lẽ
chỉ
những
nhà chiêm tinh Ba-by-lon đã biết đến tư
tưởng
thiên sai Do thái và thường
xuyên liên lạc
với
thế
giới
Do thái. Đến
thế
kỉ
thứ
8, người
ta gán cho họ
ba tên
Gaspar, Balthasar và Melchior.
13. HỎI: Có phải
cả
thành Giê-ru-sa-lem cũng hoảng
hốt
cùng với Hêrôđê?
THƯA:
Thật
ra đó là cách viết
phóng đại
của
Mát thêu muốn
nhấn
mạnh
rằng
Giê-ru-sa-lem tượng
trưng
cho dân Ít-ra-ên phản
ứng
tiêu cực
vì thái độ
từ
chối
của
họ.
Trong khi đó, dân ngoại
đã rộng
lòng đón tiếp
Đấng
Thiên sai.
14. HỎI: Thánh Mát thêu muốn
nói gì khi mô tả: ‘Thấy
ngôi sao, họ mừng
rỡ
vô cùng’?
THƯA:
Trong khi Vua
Hê-rô-đê cùng với Ít-ra-ên hoảng sợ
trước
tin Đấng
Cứu
thế
ra đời,
thì ba nhà đạo
sĩ
cũng
như
dân ngoại
vui mừng
khám phá nơi
Chúa Giê su sự
cứu
rỗi
mà họ
ước
mong nhưng
chưa
biết
rõ.
15. HỎI: ‘Họ
vào nhà’, nhà ai?
THƯA:
Theo ngữ
cảnh,
thì nhà đó là nhà của
Thánh Gia. Nhưng
dưới
ngòi bút của
Thánh Mát thêu, thì ‘nhà’ ở đây là hình bóng chỉ Giáo Hội
trong đó người
đương
thời
với
Mát thêu vui mừng
tìm thấy
và kính bái Chúa Giê su Ki tô.
16. HỎI: Lễ
vật
ba nhà đạo sĩ
có ý nghĩa gì?
THƯA:
Vàng, nhũ
hương
và mộc
dược
vốn
là những
tặng
phẩm
gắn
liền
với
ba vua. Truyền
thống
giáo phụ
và Giáo hội
coi vàng là biểu
tượng
cho vương
quyền,
nhủ
hương
cho thần
tính và một
dược
cho việc
mai táng Chúa Giê su.
17. HỎI: Việc
ba nhà đạo sĩ
đến
yết
bái Chúa Cứu thế
thực hiện lời
sấm
nào?
THƯA:
Thực
hiện
lời
sấm
I-sai-a: ‘Từng
làn sóng lạc
đà sẽ
bao phủ
lấy
ngươi
(= Giêrusalem), các lạc
đà một
bướu
từ
Ma-di-an, Ê-pha và Sơ-va
sẽ
đến,
chở
đầy
trầm
hương,
vàng bạc…’ (Is 60,5-6; x. Tv
72,10). Đó là lí do tại sao các nhà họa
sĩ
thời
Trung cổ
thường
diễn
tả
ba nhà đạo
sĩ
cỡi
lạc
đà đến.
18. HỎI: ‘Hiển
linh’ là gì?
THƯA: ‘Hiển
linh’ dịch
từ
epiphania, bởi
động
từ
Hy lạp
epiphaino có
nghĩa là ‘tỏ cho thấy’.
Trong Hy Lạp
cổ
điển,
thuật
ngữ
này được
sử
dụng
trong các ngữ
cảnh
khác nhau, đặc
biệt
trong lãnh vực
quân sự.
Nó chỉ
sự
xuất
hiện
bất
ngờ
của
lực
lượng
tham chiến có thể
quyết
định
số
phận
của
trận
đánh. Cùng với
ý nghĩa
quân sự,
Epiphania cũng
chỉ
sự
xuất
hiện
trợ
giúp của
thần
linh.
19. HỎI: Chỉ
trong Kitô giáo mới có lễ
Hiển Linh?
THƯA: Không, từ
nhiều
thế
kỷ
trước
Kitô giáo, chúng ta tìm thấy trong nhiều thành phố
Hy Lạp
có lễ
Hiển
Linh, hay còn gọi
là: ‘ngày Thần
Apollo đến’
tổ
chức
vào mùa xuân hoặc
đầu
mùa hè. Dionysiô được
coi là vị
Thần
Hiển
linh số
một
vì ban vô số
kinh nghiệm
xuất thần
để
khen thưởng
những
kẻ
hết
lòng thờ
phượng
mình.
20. HỎI: Trong Cựu
Ước,
chúng ta có tìm thấy từ
Hiển linh không?
THƯA: Có, trong bản
dịch
Hy Lạp
của
Cựu
Ước,
từ
được
dùng theo nghĩa
quân sự
chỉ
lực
lượng
cứu
viện
xuất
hiện.
21. HỎI: Còn trong Tân ước,
từ
ấy
được
dùng trong những ngữ
cảnh
nào?
THƯA: Nó chỉ
được
dùng với
ý nghĩa
tôn giáo, và hầu
như
luôn chỉ
sự
quang lâm (= xuất
hiện
vào lúc cuối
thời
gian) của
Chúa Kitô, như:
‘Chúa Giêsu sẽ
tên diệt
gian ác khi Ngài quang lâm’ (2 Tx 2,8).
22. HỎI: Phải
sống
sứ
điệp hôm nay như thế
nào?
THƯA: 1. Phải
luôn trung thành với
đức
tin ngày chúng ta lãnh nhận
bí tích rửa
tội.
2. Trung thành với
ơn
Chúa như
ngôi sao lạ
luôn xuất
hiện
trên đường
chúng con đi để
dẫn
đường
chỉ
lối
cho chúng ta đến
gặp
Chúa. 3. Biết
thắp
lên những
ngọn
lửa
sáng để
chiếu
sáng mọi
người,
và để
ngọn
lửa
đức
tin chúng ta luôn bừng
sáng để
nhiều
người
nhận
ra Chúa nơi
chúng ta.
GLCG528 Hiển Linh là sự
tỏ
mình ra của
Chúa Giêsu, như
Đấng
Messia của
Israel, là Con Thiên Chúa, và là Đấng Cứu
Độ
trần
gian. Cùng với
việc
Chúa Giêsu chịu
phép rửa
ở
sông Jorđanô và với
tiệc
cưới
Cana, lễ
này mừng
kính việc
‘các đạo
sĩ’
từ
phương
Đông
đến
thờ
lạy
Chúa Giêsu. Nơi
các ‘đạo
sĩ’
này, là đại
diện
cho các tôn giáo lương
dân lân cận,
Tin mừng nhận
ra những
hoa quả
đầu
mùa của
các dân tộc
sẽ
đón nhận
Tin mừng cứu
độ
nhờ
mầu
nhiệm
Nhập
Thể.
Việc
các đạo
sĩ
đến
Giêrusalem để
bái lạy
Vua dân Do Thái cho thấy
các vị
ấy
đến
Israel, dưới
ánh sáng tiên báo Đấng
Messia của
ngôi sao Đavid,
để
tìm kiếm
Đấng
sẽ
là vua của
các dân tộc.
Việc
họ
đến
có nghĩa
là các dân ngoại
chỉ
có thể
gặp
được
Chúa Giêsu và thờ
lạy
Người
là Con Thiên Chúa và là Đấng
Cứu
độ
trần
gian, bằng
cách hướng
về
dân Do Thái và nhờ
dân ấy
mà lãnh nhận
lời
hứa
về
Đấng
Messia như
đã được
ghi chép
trong Cựu Ước. Cuộc
Hiển
Linh cho thấy
đông đảo
dân ngoại
được
gia nhập
vào
gia đình của
các Tổ
Phụ,
và được
hưởng
‘phẩm
giá của
Israel’.